Nhà Văn Nguyễn Quang Lập

- Quảng Cáo -

Bo Lap chống gậyKhi nghĩ về một đời người

Tôi thường nhớ về rừng cây.
Khi nghĩ về một rừng cây
Tôi thường nhớ về nhiều người,
Trẻ trung như cụm hoa hồng,
Hồn nhiên như ngàn ánh lửa…

Và tôi vẫn nhớ hoài một loài cây
Sống gần nhau thân mới thẳng
Có một cây là có rừng…
…Và rừng sẽ lên xanh…

 Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng,

- Quảng Cáo -

Gian khổ sẽ dành phần ai ?
Ai cũng một thời trẻ trai
Cũng từng nghĩ về đời mình

Phải đâu may nhờ rủi chịu ?
Phải đâu trong đục cũng đành.
Phải không em, phải không anh ?

(Một Đời Người, Một Rừng Cây – Trần Long Ẩn)

Thưa quý thính giả, lại thêm một nhà văn cao tuổi, người chọn phần gian khổ, người gạn đục khơi trong cho cái xã hội mình đang sống vừa bị bắt. Ông bị bắt ngay một vài ngày trước ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Buổi chiều 06/12/2014, Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an VN đưa tin: Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, sau đó ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú tại căn hộ B505 – Lô B2 – Chung cư Hoàng Anh – Gia Lai.

Vợ nhà văn Nguyễn Quang Lập, bà Hồ Thị Hồng không đồng ý với tuyên bố của Bộ Công an khi nói chồng bà bị ‘bắt quả tang’. Trao đổi với BBC bà Hồng nói:

“Bắt quả tang cái gì, đang viết văn thì bắt quả tang viết văn à? Anh ấy đang ngồi viết văn…”

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà quan sát xã hội dân sự từ Hà Nội, bình luận về vụ bắt hai blogger Nguyễn Quang Lập và Hồng Lê Thọ vốn diễn ra chỉ trong vòng một tuần lễ và chỉ vài ngày trước thềm Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12), ông bức xúc:

“…họ nhổ toẹt vào cái mà họ nói là nhân quyền của họ, chứ không phải là thách thức. Bởi vì chuyện như thế này nó đã xảy ra từ lâu rồi.”

Nguyễn Quang Lập là ai? Và ông đã làm gì để đến nỗi bị nhà cầm quyền ra lịnh bắt khẩn cấp. Hãy nghe Nguyễn Quang Lập tâm sự:

 Trước sau bọ Lập xin làm một người lái đò nhỏ chở con thuyền SỰ THẬT đến với dân, chỉ vậy thôi, không có gì khác”.

 Bọ Lập là chủ trang báo Quê Choa, nơi hàng ngày có đến nửa triệu lượt người truy cập. Sống dưới chế độ CS người ta phải nói dối để giữ mạng sống mà Bọ Lập lại muốn làm một người lái đò chuyên chở con thuyền sự thật; trách gì một chế độ xây dựng trên nền tảng của sự dối trá lại không cuống cuồng ra lịnh bắt ông khẩn cấp!

Kính trọng ông, một nhà văn đã cao tuổi, bị liệt nữa người mà vẫn dám lên tiếng cho sự thật, nhà văn Dương Hoàng Linh viết hai câu thơ tặng ông:

Chính quyền sợ một ngón tay.
Dẫu thân bị liệt ông này vẫn ghê!

Ít ai biết Bọ Lập bị liệt hẳn nửa người sau một tai nạn. Ngay cả đến chuyện vệ sinh cho chính mình, ông cũng phải cậy dựa vào vợ con. Cũng ít người biết rằng ông đã một lần toan tự vẫn. Nhà văn Huỳnh Ngọc Chênh kể rằng:

một hôm lựa lúc gia đình đi vắng, Bọ Lập đã lăn xuống khỏi giường, ông bò từ căn hộ tập thể của ông lên trên sân thượng. Ông định từ đó gieo mình xuống đất, tự mình kết liễu để tránh gánh nặng cho gia đình. May mắn, có người trong khu tập thể phát hiện và bồng ông xuống.

Từ một người từng lâm vào những hố thẳm cuộc đời như thế, Bọ Lập đã vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn của chính mình để nghĩ đến nỗi khổ đau của người khác, để lo lắng về sự tuột dốc thảm hại của đất nước.

Biết được hoàn cảnh của Bọ, người ta thêm trân quý cảnh Bọ đi biểu tình chống Trung Quốc ngày 11.5.2014. Hôm đó, Bọ tự mình thuê taxi ra hiện trường tham gia với anh em. Lúc Bọ đến nơi thì đoàn biểu tình đã kéo đi xa rồi! Một mình, Bọ vẫn làm cuộc biểu tình dọc theo đường Đồng Khởi. Bây giờ nhớ lại, hình ảnh Bọ với đôi chân khập khiễng bỗng làm người ta ý thức ra mức quan trọng của TỪNG NGƯỜI ĐẤU TRANH trong tình cảnh hiện nay, đối với đồng đội và đối với việc chung.

Thật vậy, thử tưởng tượng năm1285, khi quân Mông Cổ xâm lăng ta lần thứ hai, Vua Nhân Tông đi thuyền nhỏ xuống gặp Hưng Đạo Vương, ngài hỏi rằng: “Thế giặc to như vậy, mà chống chọi với nó thì dân bị tàn hại, hay là trẫm chịu hàng để cứu muôn dân?” Nếu lúc đó câu trả lời của vị Quốc Công Tiết Chế khác đi, không phải là “ Bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước” thì liệu Đại Việt có còn trường tồn đến ngày hôm nay không?

Hưng Đạo Vương đã dùng quyết tâm của chính ông mà bảo vệ được đất nước. Nếu như quyết tâm của một người có sức lan toả đến nhiều người như vậy và giúp cho quân đội của một đất nước nhỏ bé có thể đánh thắng một đội quân lừng lẫy thế giới; thì mỗi chúng ta với lòng thiết tha cùng vận nước, nếu đứng cùng nhau, chắc chắn không có bất cứ một cường quyền nào có thể huỷ diệt được dân tộc mình.

Sau ngày Bọ Lập bị bắt, cư dân mạng được đọc một bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai với tựa đề “Hầu chuyện với anh Trương Tấn Sang”. Bài viết của ông Nguyễn Khắc Mai xoay quanh hiện trạng của đất nước, như một lời nói thẳng, nói thật, một lời tâm tình dựa trên câu nói mớm của ông Trương Tấn Sang khi tiếp xúc cử tri tại Sài Gòn. Ông Sang nói: “Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”.

Đúng như cảm nhận của ông Sang khi thốt ra lời nói trên. Ông Nguyễn Khắc Mai là một trong số những đảng viên CS thầm lặng, những người từng thiết tha với đảng, hết lòng với đất nước; và nay đã thất vọng, đã cay đắng lắm trước thực trạng xã hội và lối điều hành đất nước của lãnh đạo CS hiện nay. Ông Mai cố đem những lý luận Mác Lê và lời nói ông Hồ làm chuẩn, nhưng người đọc có thể thấu cảm được hết cả nỗi buồn, nỗi thất vọng của ông qua bài viết mà có đến tám lần ông nhắc đến chữ Cay Đắng.

Bài viết làm chúng ta nghĩ đến những đảng viên thầm lặng khác qua ông Nguyễn Khắc Mai. Những người ngày hôm nay, đi trên đất còn nghe được máu ấm của đồng đội mình trên mỗi bước chân qua. Và chợt thấy cảm thương những con người đã bỏ cả cuộc đời tin theo chủ nghĩa cộng sản. Chạnh nhớ đến câu nói của một nhà văn:

 “Lệ rơi, thật dễ để dùng ống tay áo lau đi, nhưng tôi phải làm thế nào để xóa vệt nước mắt khỏi trái tim mình?”

Tổ Quốc ! Người có c̣òn là của chúng tôi không?

Khi dầu mỏ và than đen

Khi vàng rừng và bạc bể chảy vào túi ai !

để lại chúng tôi những khoản nợ nước ngoài

để lại chúng tôi cầu sập

để lại chúng tôi núi lở , đá đè

để lại chúng tôi lũ lụt

để lại chúng tôi ngư dân bị giết

Tổ Quốc ! Người cọ̀n là của chúng tôi không ?

Nghĩa trang Biên Ḥòa hoang phế

“ Chung cộng đồng ” mà xương cốt nửa kia hương lạnh khói tàn

Tổ Quốc của ai, ba triệu người xa xứ

sấp ngửa thiên thu chưa tì́m được lối về

Vậy mà Tổ Quốc ơi !

Chúng tôi vẫn yêu người !

Vết chân hoang sơ tiền nhân cọ̀n lưu giữ

Tiếng hú khởi nguồn cho ngôn ngữ

cọ̀n nằm trong âm sắc lứa đôi yêu

Da thịt chúng tôi được dưỡng nuôi phôi trứng tự ngàn đời

Tổ quốc !

Chúng tôi không thể mất Người dù ai đánh đuổi

Dù chính quyền phản bội

Dù báo chí mù ḷòa

Giọt nước mắt chúng tôi nhọn căng viên lửa

Tiếng gào thét tung lên như trái phá

 Tổ Quốc !

Chúng tôi chết cho Người

không chờ ai cấp phép !

Mãi mãi người là của chúng tôi !

(Tổ Quốc Ai Làm Ngươi Chịu Nhục – Nguyễn Xuân Nghĩa)

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here