Bão số 5 nhắm vào miền Trung Việt Nam
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương tại Hà Nội, trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão số 5 tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 13g ngày Thứ Ba 9-12-2014, tâm bão cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 570km về phía đông đông bắc.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133 km/giờ), giật cấp 14-15. Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh, từ chiều Thứ Hai 8-12-2014 ở khu vực phía Đông biển Đông có gió mạnh cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15. Biển động dữ dội. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Theo Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực Miền Trung & Tây Nguyên, sáng ngày 7/12, các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận và các tỉnh khu vực Tây Nguyên cấp tập triển khai công tác ứng phó với bão số 5 đang gần biển Đông (tên quốc tế Hagupit).”
Được biết trận bão Hagupit với sức gió 140km/giờ đánh sập hoàn toàn hệ thống lưới điện của các thị trấn dọc theo biển ở khu vực miền Trung Philippines. Chính phủ nước này đã sử dụng một lực lượng lớn quân đội giúp di tản 650,000 người tới các trung tâm trú ẩn để tránh tổn thất nhân mạng.
Dân biểu Hoa Kỳ thúc giục vấn đề công đoàn độc lập trong đàm phán TPP
Đồng thời, 4 Dân biểu khác viết thư chung nói rằng Việt Nam dùng lao động cưỡng bách và trẻ em trong kỹ nghệ may mặc.
Hôm 5/12, dân biểu Sander Levin, lãnh đạo ủy ban tài chánh có tên Ways and Means, đưa cho các phóng viên danh sách 10 vấn đề này, mà ông nói hành pháp phải kéo Quốc Hội vô để giải quyết.
Vấn đề hàng đầu tồn đọng về quyền lao động là việc thực hiện 10/5 sẽ ra sao ở các quốc gia trong TPP, nhất là Việt Nam. Cụm từ 10/5 được dùng để gọi tắt một thỏa ước do hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ ký ngày 10 tháng 5 năm 2007. Qua thỏa ước 10/5 này, hành pháp hứa rằng mọi thương ước sau ngày đó sẽ có cơ chế giám sát để bảo đảm rằng trên thực tế có công đoàn độc lập và không còn lao động cưỡng bức, lao động trẻ em. Thỏa ước này cũng nói về môi trường, bằng phát minh, và đầu tư.
Trong danh sách nói trên, 3 vấn đề hàng đầu là : Mở khóa thị trường nông sản Nhật, thị trường xe hơi máy móc Nhật, và ngăn chặn việc dùng hối đoái để phá luật chơi TPP. Sau quyền công đoàn, 6 vấn đề còn lại là : môi trường, giá cả thuốc men, quyền của giới đầu tư, an toàn thực phẩm, các công ty quốc doanh, và luật cấm thuốc lá.
Một ngày trước đó, lá thư của 4 dân biểu DeLauro, Miller, Pocan, Sanchez viết bản báo cáo thường niên của Sở Quốc Tế, Bộ Lao Động Hoa Kỳ cho thấy, Việt Nam, Mexico, Peru, và Mã Lai, tức 1/3 số quốc gia TPP dùng lao động cưỡng bách và lao động trẻ em. Ngoài lý do đạo đức, không muốn các món hàng được sản xuất bởi trẻ em trong các xưởng máy tồi tệ vào thị trường Hoa Kỳ, thư còn đưa ra lý do kinh tế. Đừng để các thương ước làm người Hoa Kỳ mất việc vì những quốc gia bất tuân luật chơi.
Việt Nam vẫn là nước bị siết chặt tự do internet nhất thế giới
Phúc trình cũng cứu xét các hình thức theo dõi điện tử mà các chính phủ thực hiện, và cách thức họ trừng phạt công dân có các hoạt động trên mạng không được họ tán thành. Trong số 65 quốc gia được thăm dò, 36 nước bị đánh giá thấp hơn về tự do Internet so với năm trước, 12 nước là có khá hơn. Các quốc gia bị coi là kém tự do hơn trước đây gồm những nước vi phạm thường xuyên như Ả Rập Sê-út, Zimbabwe và Việt Nam.
Freedom House nhận định “Sự tự do sử dụng Internet trên thế giới đã liên tiếp thụt lùi suốt 4 năm qua. Số quốc gia kiểm duyệt thông tin và sử dụng internet gia tăng đồng thời lại hung hăng hơn và tinh vi hơn khi nhắm vào các cá nhân sử dụng.”
Hậu quả là có nhiều người dân bị bắt giữ và bỏ tù hơn trước. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet đều bị áp lực của nhà cầm quyền buộc phải tự siết chặt thông tin nếu không muốn các biện pháp trừng phạt của nhà cầm quyền.
Một lãnh vực gây quan ngại đối với Freedom House là những nỗ lực mới tại các nước như Việt Nam và Nga, quy định rằng tất cả mọi dữ liệu phát xuất từ trong nước phải được trữ trong các máy chủ điện toán nằm trong phạm vi biên giới quốc gia. Việt Nam có Nghị định 72, có hiệu lực vào ngày đầu tháng 9 năm 2013, bị quốc tế chỉ trích là nỗ lực kiểm soát thông tin mà người dân chia sẻ với nhau trên mạng.
Dường như tốc độ phát triển và lan rộng quá nhanh của mạng xã hội, khiến nhà cầm quyền Việt Nam bối rối trong việc làm sao vươn tay ra kiểm soát hàng triệu người dùng internet liên tục. Với những giải thích ngược xuôi tùy nhu cầu của nhà cầm quyền, như tuyền truyền chống nhà nước, hay làm mất đoàn kết, lợi dụng các quyền tự do dân chủ và những giải thích hồ đồ khác, đó là cái cớ để họ bỏ tù người dân.
Giới trí thức kêu gọi nhà cầm quyền cảnh giác với viện Khổng Tử
Trước sự kiện này, từ đại học Quốc Gia Sài Gòn, giáo sư Trần Ngọc Thêm nói để đạt được những mục tiêu chiến lược của mình, Trung Cộng không ngần ngại kết hợp hai loại này, mà ý đồ khá rõ qua mạng lưới các Viện Khổng Tử mở ra trên hàng trăm quốc gia. Giáo sư cũng cho biết một nhà lãnh đạo Trung Cộng từng nói tại một buổi lễ tại châu Âu về Học viện Khổng Tử rằng, Học viện này là một trong những cầu nối giấc mơ của Trung Cộng với giấc mơ của thế giới. Và để mà đạt được những ước mơ của mình thì họ sẽ không ngần ngại mà kết hợp cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm, sức mạnh cứng đẹ dọa về quân sự, cũng như áp đặt về kinh tế, hoặc mua chuộc về kinh tế, cộng với sức mạnh mềm thông qua ngoại giao, thông qua văn hóa, bằng con đường là những Học viện Khổng tử.
Còn Giáo sư Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa từ Hà Nội cho biết, trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc này thật khó mà cưỡng lại được bởi vì Trung Quốc đã thành lập ở trên 100 nước trên thế giới. Thế thì không có lý gì mà họ lại không muốn thành lập ở Việt Nam. Nhưng những chính sách của Trung Cộng trong giai đoạn hiện tại có nhiều điều đáng ngờ, cần cảnh giác.
Giáo Sư Trần Ngọc Thêm cảnh báo, có nhiều trường hợp cho thấy, Việt Nam đã từng mất cảnh giác. Gần đây nhất là trường hợp một đơn vị của Trung Cộng định lập một khu vực du lịch trên đèo Hải Vân, đã bị báo giới, các nhà quân sự vạch ra và yêu cầu dừng lại.
Leave a Comment