Tập Cận Bình: Bảy điều cấm của cán bộ, quan chức Cộng sản Trung quốc

Ô Tập Cận Bình
- Quảng Cáo -

Ông Tập Cận Bình ra lịnh nghiêm cấm toàn thể đảng viên cộng sản không được theo một tôn giáo nào là đề tài kết thúc tiết mục Một Vòng Châu Á tuần này, kính mời quý thính giả lắng nghe qua sự trình bày của Nguyễn Khanh và Nam Phuơng.

Ai cũng biết ”Chủ nghĩa vô Thần” là đường lối chung của đảng Cộng sản, một trong những điều kiện để được kết nạp vào đảng Cộng sản phải là người vô tôn giáo. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh của thế kỷ trước, chuyện các chùa chiền, nhà thờ, thánh thất vẫn thường bị đập phá bởi các đảng viên Cộng sản, họ đập phá theo lệnh của cấp trên, nhưng một phần cũng do lòng căm thù tôn giáo đã được đảng Cộng sản nhồi vào sọ. Thế nhưng sau này bổng nhiên có nhiều đảng viên Cộng sản thuần thành lại thích đi chùa, đi nhà thờ, thánh thất, am miễu để cầu nguyện, có lãnh đạo còn rước cả một pho tượng Phật lớn về thờ trong tư dinh của mình như trường hợp ông Lê Khả Phiêu, cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả những việc làm này đầu tiên không phải phát xuất từ lòng tôn thờ tôn giáo mà họ đi để cầu xin làm sao cho mình và gia đình không bị quả báo bởi những việc ác đức mà họ đã và đang làm. Theo tờ Toàn Cầu thời báo số phát hành ngày 14/11/2014 thì vào tháng 9 năm nay trong hội nghị Trung ương về công tác đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định rằng đã là đảng viên Cộng sản thì không được theo đạo, không được tham gia các hoạt động của tôn giáo, đó là nguyên tắc chung mà các đồng chí phải triệt để tuân thủ. Cũng theo tờ báo này thì trong tháng 10, Trung ương đã cử nhiều cán bộ đến một số địa phương để điều tra về tình trạng tôn giáo của đảng viên, nếu đảng viên nào theo đạo sẽ bị nghiêm trị nặng và có thể loại trừ ra khỏi đảng.

Theo các nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục thì số đảng viên đi chùa, đi miếu vì mê tín có thể bỏ vì sợ đuổi ra khỏi đảng là hết đường tiến thân, nhưng những đảng viên thuộc các sắc tộc thiểu số như Tây Tạng hay Uyghur (Ngô Duy Nhĩ) thì khó mà bỏ đạo của họ. Lúc đầu vì ham lợi nên những người này đã xin vào đảng để tiếp tay cho chính quyền trung ương Bắc Kinh cai trị ở các khu tự trị, lẽ đương nhiên những người này khi xin vào đảng cũng phải làm ra vẻ mình là người vô thần, dù là người Tây Tạng hay Uyghur vẫn không theo đạo Phật hay đạo Hồi, thế nhưng về sau này ngộ ra được cái đảng Cộng sản chẳng tốt lành gì nên đã trở lại đạo. Trong 80 triệu đảng viên Cộng sản hiện nay cũng có những người nghèo, già cả, bệnh tật nhưng không được Đảng giúp đỡ nên họ phải tìm đến cửa Phật hay nhà thờ, ở đó họ được chăm sóc, an ủi thật tình nên rất nhiều người xin quy y hay rửa tội. Những đảng viên Cộng sản này ngang nhiên lên tiếng chỉ trích chế độ và rất hăng say trong các hoạt động tôn giáo, họ đâu còn sợ gì nữa dù bị khai trừ ra khỏi Đảng.

Chuyện có nhiều đảng viên đảng Cộng sản Trung quốc trở lại đạo không phải mới đây mà đã diễn ra hơn hai thập niên trước, nhưng tại sao đến bây giờ ông Tập Cận Bình mới ra lịnh nghiêm cấm còn những người tiền nhiệm của ông Tập lại chẳng hề đả động gì đến. Câu hỏi này được các nhà bình luận tôn giáo giải thích như sau: Cho dù là chế độ Cộng sản độc tài đi chăng nữa, nhưng làm sao cấm hết tất cả người dân theo đạo, bởi vậy nhà cầm quyền Bắc Kinh từ thời ông Mao đã cho dựng lên các giáo hội Quốc doanh để hướng dẫn tín đồ đúng theo đường lối của đảng Cộng sản. Tín đồ hàng ngày thấy đảng và nhà nước Cộng sản Trung quốc làm chuyện sai trái thế mà các sư, các linh mục quốc doanh lại hùa theo bởi vậy tín đồ không còn tin nữa, trong khi những đảng viên trở lại đạo lại cực lực lên án đảng Cộng sản nên số người nghe theo ngày càng đông đặc biệt là dân oan khiếu kiện hay những dân công, tức là người nông thôn ra tỉnh thành lao động kiếm sống. Khi mà số người dân công khai lên án chế độ thì chắc chắn sẽ làm cho đảng Cộng sản yếu đi, bây giờ yếu đến chỗ ông Tập Cận Bình không còn chịu được nên mới ra lịnh cấm đảng viên theo đạo. Một mặt trận mới về tôn giáo mà chính quyền ông Tập đang phải đối phó.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here