300 tiểu thương chợ An Đông bãi thị chống tăng giá thuế
Đây là lần thứ hai bùng nổ cuộc bãi thị của tiểu thương chợ An Đông, với cùng một mục đích là áp lực để chủ đầu tư rút lại quyết định tăng giá cho thuê sạp tại đây. Cuộc bãi thị đầu tiên diễn ra hôm 23 tháng 10, tức là gần một tháng trước đây. Hàng trăm tiểu thương chợ An Đông đã tụ tập phía trước chợ, căng biểu ngữ để phản đối chủ đầu tư tăng giá cho thuê sạp.
Từ 9 giờ sáng ngày 20/11, hầu hết các quày, sạp kinh doanh ở khu vực lầu 1 đều đóng cửa để hưởng ứng cuộc bãi thị. Đại diện các tiểu thương nói rằng, tất cả các hợp đồng thuê sạp hiện nay sẽ hết hạn vào tháng 2 năm 2015.
Trong khi chuẩn bị ký kết hợp đồng mới, các tiểu thương chợ An Đông mới biết giá thuê sạp theo hợp đồng mới đã bị đẩy lên cao từ 4 cho đến 10 lần ! Thời hạn hiệu lực của hợp đồng mới cũng bị rút ngắn còn một nửa. Như vậy có nghĩa là giá cho thuê sạp mới thấp nhất là 2 tỉ đồng (tức 100,000 Mỹ Kim) một năm, trong khi trước đây chỉ vào khoảng 400 triệu (20,000 Mỹ Kim). Thời hạn hiệu lực của hợp đồng sắp tới chỉ còn 5 năm, thay vì 10 năm như trước đây.
Đại diện các tiểu thương nói họ đã hai lần cầu cứu chính quyền quận 5 và Sở Công thương Sài Gòn xin can thiệp, nhưng không được đáp ứng. Một số tiểu thương cũng cho hay, bãi thị trong lúc này là một quyết định hết sức khó khăn vì thời gian tới là mùa cao điểm trong hoạt động kinh doanh.
Tình hình căng thẳng hiện nay sẽ khiến việc mua – bán gặp trở ngại, đình đốn, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Nhiều tiểu thương nói họ không còn sự chọn lựa nào khác ngoài việc bãi thị, để đòi chủ đầu tư rút lại quyết định tăng giá sạp quá phi lý kể trên.
Hội Thánh Quảng Ngãi Tố Cáo Bị Chính Quyền Cướp Đất Tôn Giáo
Theo Hội thánh Quảng Ngãi, nguồn gốc cơ sở tôn giáo của Hội thánh phù hợp với văn bản số 181 của Bộ tài nguyên môi trường. Bản kê khai nhà đất của Giáo hội chứng minh đã kê khai và đóng thuế từ năm 1993 đến 1999.
Tuy nằm trong diện đất cơ sở tôn giáo đang tranh chấp, nhưng chính quyền Quảng Ngãi lại ký cấp sổ đỏ cho các hộ dùng sổ đỏ bán đất tôn giáo của Hội thánh, trong khi nguồn gốc gốc của Hội thánh có giấy tờ lại không có sổ.
Hội thánh cũng cho biết, bằng Quyết định số 437, nhà cầm quyền đã lấy chính sách áp đặt lên Hội thánh như điều 2 khoản 2 Luật đất đai. Trong khi trước đó Hội thánh chưa từng ký, giao, dâng hiến cho một ai.
Hội thánh đã yêu cầu Bộ tài nguyên phúc trình lên chính phủ về việc làm trái pháp luật như bao che cho các cấp chính quyền địa phương, không làm rõ đúng sai của quyết định 437 và quyết định 4255 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhưng việc Thủ tướng chính phủ chỉ đạo Bộ tài nguyên và môi trưởng cử đoàn kiểm tra và xác minh về việc làm chỉ là hình thức dân chủ mị dân, cố tình triệt phá đàn áp tôn giáo.
Cần nhắc lại, ngày 30.12.2010, Văn phòng chính phủ có văn bản số 9506 gửi Bộ tài nguyên và môi trường, UBND tỉnh Quảng Ngãi với nội dung : xét báo cáo của Bộ tài nguyên môi trường, về kết quả kiểm tra nội dung đơn khiếu nại của ông Nguyễn Luận, trú tại 115 Võ Thị Sáu, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đồng ý với ý kiến của Bộ tài nguyên tại văn bản số 4845 về việc giải quyết của ông Nguyễn Luận. Bộ tài nguyên môi trường trả lời cho ông Nguyễn Luận biết, chấm dứt việc xem xét giải quyết đối với nội dung khiếu nại này của ông Nguyễn luận.
Nhưng từ khi có văn bản số 9506 của Văn phòng chính phủ, từ đó đến nay Hội thánh không nhận được văn bản giải quyết nào.
Vì đâu ngành không lưu Việt Nam ngày càng tồi tệ
Được biết, trong năm qua, nhiều lần ngành không lưu Việt Nam đã mắc nhiều sai lầm tai hại, mà lịch sử ngành hàng không Việt Nam kể từ trước năm 1975 cũng chưa bao giờ gặp phải. Nhiều chuyến bay đến Đà Lạt bị hướng dẫn chuyển đáp ở Nha Trang, nhiều đường bay không phân bổ kịp, suýt gây chuyện 2 máy bay đâm vào nhau, lệch đường bay… có thể làm chết hàng trăm hành khách.
Một cuộc thanh tra mật trong ngành hàng không bị tiết lộ, cho biết có đến 40% nhân viên đài không lưu hướng dẫn đường bay không có khả năng làm việc.
Chính Tổng Giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (gọi tắt là VATM), ông Đinh Việt Thắng, cũng thú nhận rằng trình độ không lưu của hàng không Việt Nam đang kém xa thế giới. Hiện khả năng của không lưu Việt Nam chỉ trình độ chung của năm 1990. Phần lớn những người không thể làm việc được đều là con ông cháu cha gửi vào để ăn lương, không có trách nhiệm và kiến thức. Thậm chí tiếng Anh là ngôn ngữ chính để giao tiếp chính trong ngành không lưu, thì hầu hết nhân viên đều không thể nói và nghe được.
Điều may mắn cho hành khách đi trên các chuyến bay được hướng dẫn bởi không lưu Việt Nam là chưa gặp phải một tai nạn nào. Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục tình trạng quản lý tồi tệ và ưu tiên con ông cháu cha này, có lẽ may mắn cũng sẽ không còn kéo dài được bao lâu nữa.
Liên Hiệp Quốc đề nghị đưa Bắc Triều Tiên ra tòa án Hình sự Quốc Tế
Nghị quyết nói trên sẽ được Ủy Ban Nhân Quyền LHQ đưa ra trước Đại Hội Đồng LHQ vào tháng tới và nhiều phần cũng sẽ được thông.
Bắc Hàn đã nhiều lần phủ nhận những cáo buộc nói trên. Tuy nhiên, gần đây Bắc Hàn đã có một số hành động được coi là để xoa dịu dư luận quốc tế, chẳng hạn như trả tự do cho 3 công dân Hoa Kỳ bị Bắc Hàn giam giữ, cũng như cho biết sẵn lòng cho phép các nhân viên LHQ đến thăm Bắc Hàn.
Cho dù nghị quyết có được Hội Đồng Bảo An thông qua hay không thì nghị quyết cũng đã được các tổ chức bảo vệ nhân quyền đánh giá là một hành động mang tính bước ngoặt và sẽ là một cảnh cáo quan trọng đối với những quốc gia vi phạm nhân quyền.
Leave a Comment