Quảng Cáo

Đà Nẵng chỉ trích Huế cho phép Trung Cộng xây khu du lịch Lăng Cô

Quảng Cáo

Đà Nẵng chỉ trích Huế cho phép Trung Cộng xây khu du lịch Lăng Cô

Theo một phúc trình cuối tháng 10. 2014 của chính quyền quận Liên Chiểu thuộc thành phố Đà Nẵng, công ty Thế Diệu xây của Trung Cộng đã xây trụ sở gồm hai toà nhà nằm sát quốc lộ 1A tại thị trấn Lăng Cô, và đã đưa người đến trú ngụ bị cho là trái phép vì khu vực này đang tranh chấp địa giới hành chánh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chính quyền Đà Nẵng cũng đã lập biên bản việc chính quyền Thừa Thiên – Huế để cho công nhân Tàu của công ty Thế Diệu trồng cây trên một diện tích 20 ha, một vị trí có thể từ đấy mà quan sát toàn cảnh thành phố Đà Nẵng.

Chính quyền thành phố Đà Nẵng cũng đã tố chính quyền Thừa Thiên – Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư cho công ty Thế Diệu trong thời hạn 50 năm trên phần đất rộng 200 ha, thuộc khu vực núi Hải Vân đâm ra biển để họ xây khu nghỉ mát, trung tâm hội nghị quốc tế, khu dịch vụ du lịch, với tổng chi phí lên tới 250 triệu Mỹ Kim, mang tên Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô – Việt Nam”.

Ông Nguyễn Qui Nhơn, Phó tư lệnh Quân khu 5 cho rằng, Quân khu 5 không đồng ý việc chính quyền Thừa Thiên – Huế cấp phép đầu tư cho người Trung Quốc thực hiện dự án trên, và cho đây là một hành động thiếu thận trọng. Ông Nguyễn Thế Hùng, nhà trí thức Đà Nẵng, cho rằng dư luận Đà Nẵng sửng sốt khi nghe tin trên, vì phần đất rộng 200 ha mà Thừa Thiên – Huế cấp giấy phép đầu tư cho một công ty Trung Cộng ở đèo Hải Vân, là một vị trí chiến lược quan trọng, có thể từ đây mà chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 16, và uy hiếp toàn thành phố Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu thiếu tướng và là cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Cộng, cho rằng “…chính quyền Cộng sản Việt Nam chỉ thấy có tiền, cho nên bán hết các vị trí chiến lược của Việt Nam cho Trung Cộng, mà không thấy nguy hiểm cho đất nước…”.

Trước đó, ông Bùi Kiến Thành, một chuyên gia kinh tế ở Hà Nội cũng đã cảnh cáo việc giới đầu tư Trung Cộng đã thuê dài hạn nhiều khu vực dọc biên giới phía bắc để trồng rừng, trong đó có dự án Vũng Áng, Hà Tĩnh. Ông Thành cho rằng Trung Cộng từ cảng Vũng Áng, có thể biến vịnh Bắc Phần thanh cái ao của họ, và cắt đứt đường giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam.

 

Rừng và động vật hoang dã Tây Nguyên đang dần bị xoá sạch

Miền thượng Nam Việt Nam, thường được gọi là vùng Tây Nguyên lâu nay vẫn giàu có bởi rừng núi rộng khắp bao phủ, và là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong sách đỏ của thế giới, cần được bảo tồn và phát triển. Thế nhưng với chính sách kiểm soát kém cỏi và khuynh hướng trục lợi bừa bãi của của nhà cầm quyền CSVN, hiện nay Tây Nguyên này đang dần trở thành vùng đất chết.

So với 40 năm trước vốn kỳ bí và đầy muông thú, thì giờ đây người ta không còn có thể tìm thấy được những loài thú quý hiếm. Gỗ quý bị chặt phá hoang tàn… Theo thống kê, từ năm 1980 đến 1995, trung bình mỗi năm Tây Nguyên bị “xóa sổ” 120 nghìn ha rừng. Từ năm 1995 đến nay, mỗi năm không dưới 45 nghìn ha rừng bị phá.

Ðiều dễ thấy trong những năm gần đây, khí hậu Tây Nguyên diễn biến bất thường: hạn hán, lũ quét, mùa khô đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình hằng năm tăng lên… Vì thế, không có gì lạ khi những loài động vật hoang dã bị biến mất khỏi nơi đây bởi môi trường sống của chúng bị biến đổi hoặc phá hủy hoàn toàn.

Nhiều nhóm dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên cũng đang bị đẩy vào chỗ nghèo đói và không còn sinh kế vì lâu nay, họ đã sống dựa vào rừng.

Các nhà nguyên cứu của tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thuộc Liên Hợp Quốc, gọi tắt là WWF, vừa lên tiếng cảnh báo rằng số lượng cũng như tổng số các loài động vật hoang ở Tây Nguyên đang giảm đi với tốc độ đáng báo động. Nguyên nhân đầu tiên chính là việc những cánh rừng già nguyên sinh, môi trường sống cố hữu của các loài động vật hoang dã đã bị khai thác, không còn nữa.

Theo số liệu thống kê của một tổ chức bảo vệ môi trường thì ở Việt Nam, mỗi năm Thị trường tiêu dùng cần khoảng 4.000 tấn thịt động vật hoang dã để làm thực phẩm, thuốc, mục đích trang trí… Có thể nói, với nhu cầu khổng lồ này, không có gì lạ khi hầu hết các loài động vật hoang dã ở Việt Nam đang bị tận diệt và Tây Nguyên chính là trung tâm của tình trạng này.

Không có quốc gia nào như Việc Nam, đi đâu người ta cũng có thể tìm thấy những món ăn có xuất xứ từ động vật hoang dã ở nơi đây, tại các trung tâm lớn như Buôn Mê Thuột, Bảo Lộc, Đà Lạt, Kon-Tum, Gia Lai… Theo đó, hàng trăm các nhà hàng đặc sản động vật hoang dã chính là nguyên nhân khiến những loài thú quý hiếm ở đây bị săn bắt bất kể ngày đêm.

Theo ước đoán của các chuyên gia, nếu chính quyền CSVN không có một chính sách tốt cho vùng Tây Nguyên, thì chỉ trong 10 năm nữa, nơi đây chỉ còn là đồi trọc và không có thú hoang.

 

Báo New York Times phớt lờ cảnh cáo của Trung cộng

Bất chấp phát biểu của Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình xác nhận rằng Bắc Kinh đang trừng phạt các hãng thông tấn nước ngoài đã đăng những bài viết chỉ trích Trung Quốc, báo New York Times tuyên bố không thay đổi nội dung các bản tin về Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh với tổng thống Mỹ Obama hôm 13.11.2014, khi được hỏi vì sao phóng viên quốc tế gặp khó khăn khi xin visa vào Trung Quốc để tác nghiệp, ôngTập Cận Bình cho biết : vì họ gây rắc rối cho chính mình và các hảng tin cần tuân thủ luật lệ của Trung Quốc.

Trung cộng nhiều lần từ chối cấp visa cho phóng viên tờ New York Times và cản trở truy cập vào trang Anh ngữ và Hoa ngữ của tờ báo này. Hành động này được nhiều người cho là để trả đủa một loạt bài phóng sự phanh phui gia tài kếch xù của giới lãnh đạo Trung cộng và thân nhân của họ.

BBT tờ New York Times ra thông báo nói rằng họ không có ý định thay đổi nội dung tường thuật để đáp ứng yêu cầu của bất cứ chính phủ nào.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux