Hoa Kỳ phong tỏa tài sản của cựu Tổng Thống Yemen
Số tiền khổng lồ mà ông Saleh đã biển thủ được kinh tế gia sau này trở thành nhà hoạt động chính trị là Yasen al-Tameeney ước lượng khoảng $60 tỉ Mỹ kim. Ông Abdul Ghani-Iryani, một chuyên gia về phát triển tại Yemen, cho rằng ông Saleh và phe nhóm của ông ta biển thủ mỗi năm khoảng $2 tỉ Mỹ kim, tiền rút ra từ các kế hoạch tài trợ dầu hoả, chiếm khoảng 10% GDP của Yemen.
Ngay sau khi ông Saleh tuyên bố từ chức vào năm 2011 để đổi lấy quyền được miễn truy tố, tổ chức Yemen Looted Fund Recovery (Thu Hồi Tài Sản Bị Ăn Cắp của Yemen) đã lập tức tiến hành nỗ lực thu hồi lại những khoản tiền đã bị ông Saleh biển thủ. Quỹ này hiện đang làm việc trong khuôn khổ của luật chống tham nhũng của Liên Hiệp Quốc. Vào Tháng 9 năm 2012, ông Mohammed al-Maqtari, thành viên của Yemen Looted Fund Recovery, cho biết là các quốc gia Hoa Kỳ, Anh Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, Thụy Sĩ và Qatar đều cho biết là sẵn sàng tham gia vào việc thu hồi tài sản.
Ngày 10/11 vừa qua, Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ đã ra quyết định phong toả tất cả tài sản mà ông Saleh nắm giữ tại Mỹ và cấm người dân Mỹ giao dịch với ông ta. Quyết định phong toả tài sản của Hoa Kỳ cũng áp dụng đối với 2 người chỉ huy phiến quân người Houthi ở Yemen là Abdullah Yahya al-Hakim và Abd al-Kahliq al-Huthi. Lý do phong toả tài sản là Hoa Kỳ cho rằng 3 người này đã phá hoại tiến trình chuyển tiếp chính trị từ nền cai trị hơn 33 năm của ông Saleh.
Ở Việt Nam hậu cộng sản, chắc chắn sẽ có một tổ chức quốc gia tương tự như Vietnam Looted Fund Recovery để thu hồi lại những khoản tài sản khổng lồ của đất nước đã bị ăn cắp, chắc còn to lớn hơn nhiều so với tài sản ăn cắp của ông Saleh vì thời gian “trị vì” của Đảng Cộng Sản Việt Nam dài gấp 3 lần ông Saleh, và bầy sâu ở Việt Nam thì đông gấp không biết bao nhiêu lần so với con sâu Saleh.
Đường vào TPP của Việt Nam sẽ gặp trở ngại vì vấn đế nhân quyền
Mười hai quốc gia cùng tham gia các cuộc thảo luận vòng đàm phán này, gồm Úc Đại Lợi, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Mã Lai, Mexico, Tân Tây Lan, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Theo giới quan sát thì trở ngại chính của Việt Nam trên đường gia nhập TPP vẫn là những vấn đề liên quan đến nhân quyền. Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền thế giới vẫn tiếp tục hô hào ngăn chặn đường vào TPP của Việt Nam, cho đến khi tình hình tôn trọng nhân quyền của Việt Nam được cải thiện đáng kể.
Các tổ chức này đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục phóng thích các tù nhân lương tâm, và thay đổi một số điều luật, được xem là công cụ mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dựa vào để bắt bớ, giam cầm và trấn áp người dân khi họ thực thi các quyền tự do căn bản của mình, trong đó có quyền thành lập công đoàn độc lập.
Ông Tom Malinowski, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ cho rằng, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cần xác lập và tôn trọng quyền tự do lập hội để chứng minh những dấu hiệu tích cực có thể thuyết phục Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam gia nhập TPP.
Theo ông Lê Đăng Doanh, kinh tế gia hàng đầu của Việt Nam, từng làm cố vấn của hai đời thủ tướng Cộng sản Việt Nam, thì Việt Nam chưa có dấu hiệu nhượng bộ trong việc tôn trọng quyền tự do thành lập công đoàn. Điều này cho thấy, trở ngại lớn nhất của nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội để gia nhập TPP vẫn chưa được giải tỏa.
Chính giới Thụy Sĩ tranh đấu cho tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu
Phái đoàn được dẫn đầu bởi bà Anne-Marie von Arx-Vernon, Dân biểu Quốc Hội tiểu bang Genève; ông Michel Rossetti, cựu thành viên Hội đồng quản trị và cựu thị trưởng thành phố Genève; ông Jean-Marc Comte, thành viên Hội đồng quản trị và đương kim thị trưởng thành phố Grand-Saconnex, tiểu bang Genève; và ông Rolin Wavre, nghị viên thị xã Pregny-Chambesy, tiểu bang Genève.
Thỉnh Nguyện Thư yêu cầu ông Nguyễn Tấn Dũng quan tâm đến điều kiện giam giữ khắc nghiệt của anh Đặng Xuân Diệu và yêu cầu ông can thiệp để anh được khám bệnh và được chữa trị như mọi tù nhân.
Theo bà Anne-Marie von Arx Vernon, trường hợp TNLT Đặng Xuân Diệu là một trường hợp nhân đạo nên bà xin ông Nguyễn Tấn Dũng cho phép một phái đoàn Thuy Sĩ đến viếng thăm anh trong trại giam. Bà cũng yêu cầu trường hợp anh Đặng Xuân Diệu được duyệt xét lại dựa theo Hiệp ước quốc tế và các quyên dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký.
Bà Anne-Marie von Arx-Vernon cho biết là bà lãnh sự Đỗ Hà Thảo có hứa sẽ chuyển Thỉnh Nguyện Thư đến ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Michel Rossetti chia sẻ là ông luôn sát cánh cùng người Việt đấu tranh cho một nền tự do dân chủ tại Việt Nam. Ông Jean-Marc Comte nói ông hân hạnh tham gia ký tên Thỉnh Nguyện Thư và mong anh Đặng Xuân Diệu sớm được nhà cầm quyền thả. Ông Rolin Wavre yêu cầu Việt Nam cần phải tôn trọng nhiều hơn các công ước quốc tế mà Viet Nam đã ký kết.
Trước đây vài năm, bà Anne-Marie von Arx Vernon cũng đã có 2 lần viết thư đến tòa lãnh sự Việt Nam để can thiệp cho trường hợp nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (nhưng toà lãnh sự không có hồi âm).
Được biết bà Anne-Marie von Arx Vernon và ông Rolin Wavre đã có lần đến Việt Nam thăm gia đình các nhà dân chủ bị cầm tù.
Việt Nam vẫn không công nhận báo chí tư nhân
Phúc trình của Bộ Thông Tin và Truyền Thông VN cho biết, Việt Nam hiện có 838 tổ chức báo chí, với 1,111 báo giấy, 92 báo mạng, 67 đài truyền hình và phát thanh từ trung ương đến địa phương. Người đứng đầu bộ Thông Tin và Truyền Thông Cộng sản Việt Nam cũng đã lên tiếng chỉ trích điều mà ông gọi là “xu hướng thương mại hoá” trong hoạt động báo chí, và hiện tượng tư nhân chi phối báo chí. Ông Son cho rằng, hiện tượng trên đã làm giảm phẩm chất nội dung của làng báo trong các lĩnh vực từ chính trị, văn hoá, khoa học v.v…
Theo dư luận, kết luận trên cho thấy Cộng sản Việt Nam tiếp tục không công nhận “tư nhân hoá” trong lĩnh vực truyền thông. Vì vậy, việc cho rằng, có tự do báo chí tại Việt Nam chỉ là lời nói suông của ông Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông. Không chỉ có việc tư nhân bị cấm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, mà làng báo còn bị phân cấp từ địa phương đến trung ương, có nghĩa là báo địa phương không được đề cập đến những vấn đề của trung ương. Còn người viết báo tại Việt Nam thì được yêu cầu “tự kiểm duyệt” ngòi bút từ trong nhận thức của mình. Người phụ trách các tờ báo được coi là công chức, có thể bị cấp trên cách chức bất cứ lúc nào, và vì bất kỳ một lý do mơ hồ nào.
Theo nhận định của giới quan sát thế giới mới đây, người hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhất là các ký giả độc lập tại Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thể hiện nhận định và suy nghĩ của riêng mình trên mạng xã hội.
Leave a Comment