Trung cộng đặt thêm dao vào yết hầu của VN

- Quảng Cáo -

Trung cộng đặt thêm dao vào yết hầu của VN

danang-port 400x300Liên quan đến sự việc tỉnh Thừa Thiên-Huế chấp nhận cho Công ty cổ phần Thế Diệu (Trung cộng) xây dựng khu nghỉ dưỡng trên núi Hải Vân, ngoài việc tranh cãi giửa Đà Nẳng và Thừa Thiên-Huế rằng nơi đây nằm trong địa giới hành chính của địa phương nào, một số người còn lo ngại và không đồng tình việc cho công ty Trung cộng đầu tư vì sẽ ảnh hưởng đến nền an ninh quốc phòng của đất nước.

Theo Đại tá Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng, nguyên Chỉ huy phó Bộ chỉ huy (BCH) Quân sự tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (QN-ĐN) thì toàn bộ vùng rừng núi và đèo Hải Vân là khu vực phòng thủ của TP Đà Nẵng. Đây là vị trí chiến lược, là địa bàn trọng điểm. Nếu để cho đối tác nước ngoài, chưa nói là Trung cộng, vào xây dựng, chiếm lĩnh vị trí trọng yếu đó sẽ không bảo đảm được khu vực phòng thủ cho cả nước nói chung, đặc biệt là đối với TP Đà Nẵng. Nếu xảy ra chiến tranh, nơi này bị chiếm thì đất nước bị chia cắt lập tức.

Hơn nữa, vị trí mà tỉnh TT-H cấp phép cho phía Trung cộng xây khu du lịch lại nằm ngay mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải Vân đâm ra biển) và coi như bao trùm cả hòn Sơn Trà con cách đó không xa. Khu vực này chính là “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng với núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà tạo thành hình cánh cung trấn giữ phía Bắc và phía Đông Bắc. Mà vịnh Đà Nẵng là một trong những khu vực cực kỳ trọng yếu trên dọc tuyến biển Việt Nam.

- Quảng Cáo -

Ông Nguyễn Thương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng nói rằng: Nhiều doanh nghiệp Trung cộng ngoài làm kinh tế thì còn có những động cơ khác nữa. Đặc biệt là họ tìm những khu vực trọng điểm để làm kinh tế nhưng thực chất là nắm tình hình diễn biến của ta. Nuôi cá ngay trong khu vực cảng Cam Ranh hoặc ở Đà Nẵng cũng không ngoại lệ. Từng có người Tàu hoa lục nuôi cá bè ngoài bán đảo Sơn Trà, và những người đó cũng cùng “group” với Công ty CP Thế Diệu này, cũng một chủ nhưng “chẻ” ra nhiều nhánh.

cangdanang_2biendong

Ông Nguyễn Thương cho biết thêm: Bè cá ngoài đảo Sơn Trà với khu du lịch trên núi Hải Vân đều nằm ở vị trị “yết hầu” của vịnh Đà Nẵng, nhắm ngay vào khu vực cảng Vùng 3 Hải quân, và đều chung “tập đoàn”Thế Diệu chứ không ai khác. Nên không phải chuyện đơn giản như một số người nghĩ. Tại sao ở một chỗ heo hút như vậy mà họ vẫn tính đổ hàng trăm triệu USD vào đó? Theo ông thì vì chỗ đó bao trùm cả vịnh Đà Nẵng.

Còn theo ông Lê Phú Nguyện, Chánh Văn phòng UBND huyện Hoàng Sa thì việc để cho doanh nghiệp nước ngoài vào những vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng như vậy là hết sức thiếu cẩn trọng trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường năng lực phòng vệ trên biển để sẵn sàng ứng phó với diễn biến tình hình trên biển Đông ngày càng phức tạp, nhất là trong lúc Trung Quốc đang ngày càng hung hăng đe dọa, xâm phạm chủ quyền lãnh hải của nước ta!

Ông Lê Tự Gia Thạnh, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng cho biết vẫn có thể khai thác nhưng với hình thức tham quan, ngắm cảnh có kiểm soát chứ đừng ở lại là hay nhất. Có chăng thì làm một vài điểm khai thác du lịch nhưng không được lưu trú. Du khách có thể ra đó khám phá rồi quay về đất liền chứ không nên xây dựng những công trình phục vụ lưu trú có thể dẫn đến những “biến tấu” khó lường!

 

Tập đoàn ôtô Mazda và Hyundai không chọn VN

anh1Các hãng ôtô lớn từng có ý định đầu tư vào Việt Nam đã chuyển hướng sang các nước khác.

Mới đây nhất, Tập đoàn ô tô Mazda (Nhật Bản) đã tuyên bố chọn Thái Lan làm cơ sở sản xuất với quy mô lớn nhằm cung cấp sản phẩm cho khu vực Đông Nam Á. Ngoài nhà máy lắp ráp đang xây dựng, Mazda còn có kế hoạch xây dựng một cơ sở sản xuất động cơ tại quốc gia có ngành công nghiệp ô tô lớn nhất khu vực này.

Việc xây dựng một nhà máy động cơ ở tỉnh Chonburi sẽ là bước khởi đầu của giai đoạn 2 thuộc chương trình Mazda Eco-Car được khởi xướng bởi chính phủ Thái Lan. Chương trình này, được chính phủ Thái Lan dành khá nhiều ưu đãi, cho các DN nước ngoài xây dựng một cơ sở công nghiệp ô tô, hướng tới yếu tố tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường.

Một thương hiệu ô tô lớn của Hàn Quốc, mà rất nhiều người hy vọng sẽ đầu tư vào Việt Nam là Hyundai, mới đây cũng đã tuyên bố tập trung cho sản xuất tại Malaysia.

Hyundai cho biết với cơ sở tại Malaysia, tập đoàn này đã tận dụng triệt để những lợi ích đến từ thỏa thuận về Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA). Nhờ nó, các dòng xe sản xuất tại đây sẽ được lợi từ chương trình ưu đãi thuế quan CEPT của AFTA, giúp nó có được tính cạnh tranh khi phân phối ở thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Như vậy, đến nay, hầu hết các thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới đều đã có mặt tại thị trường Đông Nam Á để tận dụng triệt để những lợi ích đến từ thỏa thuận về Khu vực mậu dịch tự do. Trong khi tại các nước xung quanh, các DN càng quyết tâm đầu tư bao nhiêu thì tại Việt Nam, khi được hỏi, không một DN ô tô nào có câu trả lời cụ thể.

Dù cho Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quy hoạch công nghiệp ô tô đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 đã được công bố, nhưng các DN vẫn phải chờ đợi chính sách cụ thể, chưa biết đến khi nào mới thành hiện thực, để lên kế hoạch cho mình, trong khi các nước khác đã cụ thể hóa và áp dụng một cách hoàn chỉnh.

 

Nông dân Cà Mau đốt bỏ mía vì bán không ai mua

mia-1415608350_1415608368_180x108Hơn 1.800 ha mía nguyên liệu của người dân ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã vào vụ thu hoạch nhưng không có nơi tiêu thụ khiến phải đốt bỏ.

Ông Trần Trung Hiếu, ngụ xã Trí Phải buồn bã nói: “Vốn liếng đầu tư hết vào ruộng mía, giờ đến ngày thu hoạch bán không có người mua, buộc chúng tôi phải phá vỡ quy hoạch đưa nước mặn vào nuôi tôm”.

Còn ông Đỗ Văn Thắng, ngụ xã Trí Lực nhẩm tính nếu thuê nhân công thu hoạch mía, rồi vận chuyển đi nơi khác bán thì chắc chắn phải bù lỗ, dẫn đến chỉ còn cách phá bỏ ruộng mía.

Vài năm trở lại đây, tại một số vùng trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng giá mía thất thường khiến người trồng thiệt hại nặng vẫn thường xảy ra, nhưng đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng đốt bỏ mía vì không thể tiêu thụ.

Ông Huỳnh Quốc Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho biết, chính vì sự thất thường về giá cả, dẫn đến tình trạng phá bỏ mía đưa nước mặn vào nuôi tôm đã nhiều năm qua, khiến diện tích trồng mía nguyên liệu theo quy hoạch của huyện cứ bị thu hẹp dần.

Diện tích trồng mía của huyện giảm trên dưới 300 ha trong vòng vài năm trở lại đây. Ở vụ mùa này, biết nông dân gặp khó nhưng cũng không còn cách nào khác vì Xí nghiệp đường Cà Mau là nơi tiêu thụ mía duy nhất của địa phương đóng cửa không mua.

Được biết Xí nghiệp đường Cà Mau hiện là đơn vị duy nhất thu mua mía của 1.700 hộ trên địa bàn Cà Mau và khoảng 2.300 hộ ở tỉnh giáp ranh là Kiên Giang, với tổng diện tích khoảng 3.736 ha, lượng mía nguyên liệu gần 300.000 tấn. Tuy nhiên, mới đây, sau khi Công ty cổ phần Mía đường Tây Nam, đơn vị đang quản lý Xí nghiệp đường Cà Mau bị xử phạt 360 triệu đồng do không hoàn thành việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, công ty đã quyết định tạm đóng cửa nhà máy.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here