Điều gì xẩy ra khi Việt Nam bán những huyết mạch giao thông ?

- Quảng Cáo -

Nhiều người ví, các mạch máu nhỏ chảy về mạch máu lớn cung cấp cho tim, não làm nên một con người khẻo mạnh. Đó cũng là ví dụ đầy ấn tượng của một đất nước khi giao thông hùng hậu thì nền kinh tế phát triển, góp phần làm dân giàu, nước mạnh. Theo đó khi các huyết mạch của mình được bán cho kẻ khác “cầm quyền” tự chủ điều hành, thu lợi thì điều gì sẽ xẩy ra ?

xalo 400x300 Ngày 25/10 theo các báo trong nước, Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) sẽ bán một số tuyến đường cao tốc cho các đối tác nước ngoài (trong nước không đủ năng lực). Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang xúc tiến các thủ tục, tìm đối tác để chuẩn bị bán một số đường cao tốc như Cầu giẽ- Ninh Bình, Sài Gòn – Long Thành…Lý giải sự mua bán các huyết mạch, ông Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, không thể phụ thuộc vào trái phiếu chính phủ, vay vốn nước ngoài, đồng thời để giảm đầu tư công, thu hút nguồn vốn từ nước ngoài, Bộ GTVT vừa chỉ đạo doanh nghiệp trực thuộc nghiên cứu bán các đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài để lấy vốn đầu tư dự án mới.

Trong cuộc họp với Tổng Cty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC) mới đây, Bộ GTVT thông báo nhà đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (Tổng Cty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam – VIDIFI) chuẩn bị bán 70% dự án cho một nhà đầu tư của Ấn Độ.

Lãnh đạo Bộ GTVT gợi ý, VEC nên tính toán bán cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, cao tốc Nội Bài – Lào Cai để có vốn quay vòng đầu tư làm đường khác. “Phải thay đổi tư duy về đầu tư hạ tầng. Cứ làm xong rồi bán. Nhà đầu tư nước ngoài rất nhiều và rất quan tâm đến dự án của mình. Nếu không thay đổi tư duy, chỉ trông vào ngân sách nhà nước hay trái phiếu Chính phủ, sẽ thất bại. Và nếu chỉ tính đến tăng vốn điều lệ cho VEC, dù có tăng bao nhiêu lần cũng không đủ” – Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nói.
Người đứng đầu ngành GTVT cho rằng, nếu không thay đổi tư duy đầu tư, đường cao tốc chỉ như nàng công chúa ngủ trong lâu đài mà chưa biết bao giờ mới xuất hiện. Nếu thay đổi cách làm, mục tiêu đầu tư xây dựng 2.000 km đường ô tô cao tốc là hoàn toàn có thể (Hiện, VEC đã và đang xây dựng 540 km, kế hoạch 5 năm tới nâng lên 1.000 km).

- Quảng Cáo -

Ngày 24/10, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng thành viên VEC cho biết, đang tiến hành thành lập một ban chuyên trách gồm những cán bộ năng lực tốt nhất để thực hiện chủ trương trên. Ban này sẽ xúc tiến để kêu gọi các nhà đầu tư, thậm chí tính đến cả phương án đưa dự án ra nước ngoài quảng bá, mời gọi.   “Chúng tôi dự kiến sẽ mời nhà đầu tư mua cả 5 dự án cao tốc (Nội Bài – Lào Cai; Cầu Giẽ – Ninh Bình; Bến Lức – Long Thành; TP HCM – Long Thành – Dầu Giây; Đà Nẵng – Quảng Ngãi) đã và đang xây dựng. So với việc thu phí nhỏ giọt hằng ngày, phương án bán dự án, hoặc bán quyền thu phí tạo ra nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn để đầu tư dự án mới, giảm gánh nặng cho ngân sách” – ông Việt nói.

Ông Lê Ngọc Hoa, Tổng GĐ Cienco 4, doanh nghiệp làm chủ đầu tư nhiều tuyến đường cũng đánh giá cao phương án bán dự án để thu hồi vốn nhanh, đầu tư dự án khác.“Con đường như một sản phẩm. Bằng công nghệ tốt, mình làm ra con đường nhanh, giá cả phải chăng. Ai trả giá tốt, mình bán để đầu tư, làm sản phẩm khác. Hiện, Cienco 4 đang xúc tiến để bán một phần tuyến đường tránh Vinh” – ông Hoa nói.

Việc bán dự án gần giống với bán quyền thu phí dự án giao thông thực ra đã được Bộ GTVT triển khai từ năm 2005, nhưng đến năm 2009 mới nhân rộng. Trong năm 2009, cùng lúc 3 trạm thu phí là Hoàng Mai (Nghệ An, thuộc QL 1A); trạm Bàn Thạch (Phú Yên, QL 1A) và trạm thu phí cầu Bãi Cháy đã được bán cho doanh nghiệp tư nhân.

Từ đầu năm 2014, một hợp đồng “khủng” khác được ký ; theo đó, Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (thuộc Bộ GTVT) bán cho Cty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh quyền thu phí cao tốc Sài Gòn – Trung Lương trong 5 năm, với giá trị 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Việt, tiềm lực của nhà đầu tư nội có hạn nên việc bán dự án hạn chế (Cty Yên Khánh cũng đã đặt vấn đề mua quyền thu phí của VEC, nhưng lâu nay không nhắc lại).

Nhiều DN nước ngoài tham gia vào lĩnh vực giao thông từ lâu, nhưng chỉ ở vai trò nhà thầu xây dựng. Đến nay, chưa doanh nghiệp ngoại nào đóng vai trò nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc kêu gọi các nhà thầu ngoại vào thị trường làm hạ tầng giao thông cũng đã manh nha hình thành từ vài năm nay.

Từ năm 2012, Tổng Cty Đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (Nexco Central) định đầu tư vào dự án Pháp Vân – Cầu Giẽ. Tiếc là sau đó nhà thầu này đã quyết định rút khỏi dự án. Một dự án lớn khác là cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết cũng đang kêu gọi thầu ngoại bằng cách tổ chức các hội nghị để kêu gọi nhà đầu tư ở nước ngoài và trong nước.

Hiện nay đã có nhiều nhà thầu lớn đến từ Nhật, Mỹ, Pháp… quan tâm (không hề nhắc đến nhà đầu tư Trung Quốc, vấn đề tế nhị chăng?- PV). Bộ GTVT đang chuẩn bị các bước để đấu thầu; dự kiến khởi công với phần góp vốn của nhà đầu tư ngoại khoảng 40%, khoảng 450 triệu USD vào tháng 9/2015. Với chỉ đạo mới đây, Bộ GTVT đã dấn thêm một bước là bán các dự án đã hoàn thành cho nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Việt cho rằng, tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài rất lớn. Nhưng việc khó khăn nhất chính là tìm kiếm đối tác quan tâm và thuyết phục được họ bằng chính lợi ích của dự án. “Các nhà đầu tư tham gia mua dự án luôn xác định phải có lợi nhuận. Chúng ta muốn bán hàng phải làm cho bạn hiểu rõ hiệu quả của dự án và có cơ chế để thu hút họ”.

Nhiều giải trình, trả lời báo giới “ Bắt nàng công chúa ra ve vãn, quyến rũ các nhà đầu tư ngoại”, nhưng khi nàng công chúa “be bét”, các nhà đầu tư “cơm no bò cưỡi” “No xôi, chán chè” bỏ lại cho “ông ngoại” thì sao ? Câu trả lời là “Sẽ có các ràng buộc trong mua, bán theo quy định của nhà nước”, Như đã nói, ngoài đối tác Ấn Độ đặt vấn đề mua đường cao tốc, còn nhiều đối tác khác chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội, ngoài thuần túy mua để liếm lợi nhuận ra còn tiềm ẩn chính trị, an ninh quốc phòng ? Như người anh em “môi với răng” Trung Quốc ? Đây là nước láng giềng đã trúng thầu nhiều dự án lớn ở Việt Nam gây nhiều tranh cãi, đang độc chiếm biển Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền VN. Nếu TQ. cũng nhảy vào (và chắc chắn sẽ mua được các huyết mạch, vì chẳng lẽ không ưu tiên cho người anh em ?) và điều gì sẽ xẩy ra trên thị trường mua, bán lạ này ? Ai gánh chịu hậu quả ?

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here