Quảng Cáo

Vỡ đập, gần 5.000 người dân bị cô lập trong biển nước

Quảng Cáo

Vỡ đập, gần 5.000 người dân bị cô lập trong biển nước

Cơn mưa từ đêm 29 kéo dài đến sáng 30/10 đã làm con đập huyện Đầm Hà bị vỡ, nhấn chìm nhiều hộ dân xã Quảng Lợi (Đầm Hà, Quảng Ninh) trong biển nước.

Tại thị trấn Đầm Hà, các khu phố Lý A Coỏng, Chu Văn An, con nước kéo theo bùn đỏ tràn trên đường phố, tràn vào các nhà dân và ngập khoảng 1 mét khiến gần 5.000 cư dân của các địa phương này đang bị nước lũ cô lập. Khoảng gần 30 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản của người dân cũng bị ngập.

Ông Hoàng Văn Thắng, Tổng cục trưởng Thủy lợi cho biết không có thiệt hại về người, còn lượng hoa màu bị hư hỏng chưa thống kê được”, ông Thắng khẳng định và cho rằng: “Vụ việc trên cho thấy lỗ hổng trong quản lý xây dựng đập hồ. Vỡ đập tức là đập này sẽ không còn trữ nước, trong khi mùa màng đang tới”.

Công trình thủy lợi hồ chứa nước Đầm Hà Động được khởi công xây dựng ngày 12/4/2006 với tổng số vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ngân sách địa phương. Công trình do Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ Trường Đại học Thủy Lợi thiết kế, BQL đầu tư và xây dựng thủy lợi 2 thi công.

Được biết đầu mối hồ Đầm Hà Động được xây dựng trên sông Đầm Hà, tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà. Hồ có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 3500 ha đất canh tác, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 29.000 người, cắt chậm lũ, nuôi trồng thủy sản, cải tạo khí hậu, tạo tiềm năng du lịch.

 

Nạn buôn người qua Trung Quốc bùng phát ở Tây Ninh

Thời gian gần đây, các ổ mại dâm và đường dây tổ chức buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc tại Tây Ninh hoạt động ráo riết, nhiều phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc vì có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vì ham tiền và phần khác là vì ngờ nghệch, không biết gì, chân ướt chân ráo lên các thành phố lớn làm thuê, cuối cùng bị dụ dỗ trôi về Tây Ninh và nhận kết cục đau lòng là bị bán cho Trung Quốc.

Một thiếu tá công an đã về hưu hơn sáu năm nay ở Tây Ninh cho biết những kẻ bất hảo lợi dụng sự an tĩnh của tôn giáo tại Tây Ninh, nên thường tìm đến đây như một mảnh đất dung thân an toàn để hoạt động. Nhưng, cũng theo ông cựu sĩ quan này, còn một vấn đề khác khá nhạy cảm là đạo Cao Đài ở Tây Ninh phát triển rất mạnh và đã nhân rộng trên toàn thế giới, Tòa Thánh Tây Ninh trở thành chiếc nôi tâm linh của tín đồ Cao Đài toàn thế giới. Chính vì vậy, mọi sự giám sát của ngành công an chỉ nhắm vào tôn giáo nhiều hơn là tội phạm.

Ông cựu sĩ quan này còn cho biết thêm, đã có rất nhiều cô gái miền Tây bị bán sang Trung Quốc theo đường dịch vụ việc làm ngoài luồng, dắt mối làm osin, phụ giúp việc nhà, bị dụ dỗ lên Tây Ninh để sang Campodia theo đường du lịch, sau đó gặp các tay môi giới tại Campodia, lại trở về Việt Nam để đi sang Trung Quốc theo đường du lịch hoặc tìm cách đi thẳng từ Campodia sang Trung Quốc, bi kịch số phận của họ phủ xuống từ đó.

Thậm chí, việc mua bán nội tạng cũng diễn ra với tầng suất rất cao ở Tây Ninh, và ông kết luận thì việc này có tay của một số sĩ quan công an cao cấp ở tỉnh này nhúng vào.

Một khi tham nhũng, hối lộ, đút lót còn là vấn nạn của đất nước thì chuyện các nhóm buôn người tha hồ tung hoành ở Tây Ninh là chuyện đương nhiên. Bởi cách quản lý thiếu trách nhiệm của nhà cầm quyền đã đẩy đất nước đi từ tệ nạn này sang tệ nạn khác!

 

Việt Nam tụt hạng môi trường kinh doanh

Việt Nam đã tụt 6 bậc trong bản khảo sát thường niên của Ngân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh năm 2015, từ vị trí 72 xuống 78.

Một số lĩnh vực mà Việt Nam bị tụt hạng gồm khởi nghiệp (tụt 5 hạng), vay vốn (tụt 6 hạng), bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số (tụt 2 hạng), nộp thuế (tụt 2 hạng), giao thương xuyên biên giới (tụt 2 hạng).

Có hai tiêu chí mà Việt Nam tăng 1 hạng đó là xin giấy phép xây dựng và đăng ký tài sản.

Thông cáo báo chí của World Bank có đoạn: “Việt Nam đã cải thiện hệ thống thông tin tín dụng quốc gia bằng cách thiết lập một cơ quan thông tin tín dụng mới. Đồng thời, Việt Nam đã giúp các công ty giảm bớt chi phí thuế bằng cách giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Singapore được xếp đứng đầu bản khảo sát đo lường mức độ thuận lợi trong kinh doanh của Ngân hàng Thế giới đối với 189 quốc gia và nền kinh tế trên toàn thế giới.

So sánh với các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á khác, Việt Nam còn kém xa Malaysia (vị trí 18) và Thái Lan (26), nhưng lại vượt Indonesia, Campuchia, Lào và Myanmar.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux