Người dân Hoa lục theo dõi biểu tình Hồng Kông

Biểu tình đầy đường phố đòi dân chủ tại Hồng Kông.
- Quảng Cáo -

Mặc dù chính quyền Bắc Kinh tìm đủ mọi cách ngăn chận không cho những tin tức và hình ảnh biểu tình đòi bầu cử tụ do ở Hồng Kông tràn vào Hoa lục nhưng với thời đại thông tin điện tử ngày nay cũng khó lòng mà ngăn chận cho xuể nhất là trang mạng xã hội Facebook vì quốc gia này có số người sử dụng Facebook nhiều nhất thế giới lên đến 420 triệu người (chiếm 31,6% dân số). Vì biết chắc rằng chính quyền Bắc Kinh sẽ dốc toàn lực dựng lên thêm nhiều tường lửa, ngăn chận các ngõ ngách các trang mạng Internet nên một số sinh viên Trung quốc đang học ở Hồng Kông đã đăng thông tin và đưa nhiều hình ảnh về những cuộc biểu tình đòi bầu cử tự do này lên Facebook với đề mục” Nội địa sinh (tức là học sinh, sinh viên Hoa lục) ủng hộ Hồng Kông’’. Rất nhiều sinh viên Hoa lục có mặt trong các cuộc biểu tình ở Hồng Kông viết trên Facebook của mình rằng: Lúc đầu chúng tôi đi xem biểu tình cho biết chỉ có vậy thôi, nhưng khi đã hòa nhập vào đoàn biểu tình rồi thì mới hiểu giá trị của việc bầu cử tự do mà học sinh, sinh viên Hồng Kông đang đòi hỏi. Mặc dù quyết tâm của người biểu tình rất cao, nhưng không vì thế mà mất trật tự, nhìn thấy cảnh học sinh, sinh viên đi lượm rác nơi biểu tình hoặc giúp đỡ nhau khi cần thiết khiến những sinh viên Trung quốc chúng tôi cảm động vô cùng và mình đã trở thành người biểu tình lúc nào không biết. Một nhóm sinh viên Hoa lục đưa hình tham gia biểu tình của mình ở Hồng Kông lên Facebook đã bị chính quyền Bắc Kinh kêu gia đình đến sở công an hăm dọa, nhưng không vì thế mà chúng tôi nao núng, sợ hãi.

Nhiều người viết trên Facebook của mình rằng chính quyền Bắc Kinh không tôn trọng ý kiến chúng ta, điều gì khác với sự suy nghĩ của lãnh đạo là coi như bị ghép vào tội phản động. Hôm nay Hồng Kông, ngày mai Hoa lục. Nhiều người còn thú nhận rằng mình vẫn còn sợ chính quyền Cộng sản độc tài Trung quốc bắt nên xin lỗi phải sử dụng tên giả để ủng hộ Hồng Kông,

Theo tờ báo tiếng Anh South China Morning Posat số phát hành ngày 10 tháng 10 tại Hồng Kông thì tính đến cuối năm 2013, số sinh viên Hoa lục sang học ở Hồng Kông lên đến 11 ngàn người, vì các trang mạng ở Hồng Kông không bị kiểm duyệt nên hầu như tất cả sinh viên Trung quốc đều vào Internet để xem và tìm hiểu thêm về biến cố đẩm máu Thiên An Môn.

Vì sợ người dân, nhất là học sinh, sinh viên Hoa lục xuống đường biểu tình như ở Hồng Kông nên hãng thông tấn Tân Hoa Xã của đảng Cộng sản Trung quốc đã cho đi một bài bình luận với tựa đề Thế lực thù địch nước ngoài đứng sau các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Bài bình luận này lập tức được báo đài ở Hoa lục phổ biến rộng rãi. Đúng vào thời điểm này tại tỉnh Quý Châu có một cuộc biểu tình chống tham nhũng, phản đối nhà nước tước quyền sở hữu đất đai với sự tham gia của hàng chục ngàn người từ nông dân, công nhân, sinh viên, cho đến tiểu thương, tài xế taxi…Nhiều trường học, bệnh viện đã hưởng ứng cuộc biểu tình này qua việc đình công, bãi khóa. Trong khi huy động lực lượng an ninh đến dẹp biểu tình, báo đài của tỉnh Quý Châu đã gán ghép cho rằng cuộc biểu tình này là do một số phần tử sinh viên Hoa lục từ Hồng Kông trở về xúi dục, tất cả đều nằm trong kế hoạch của các quốc gia thù địch đứng đầu là những nước Âu Mỹ kể cả Nhật Bản.

- Quảng Cáo -

Chính phủ Nhật đã chính thức kháng nghị ngay về những cáo buộc một cách vô cớ của Trung quốc, về phía Hoa Kỳ thì Ngoại trưởng John Kerry đã nói thẳng với ông Dương Khiết Trì (Ủy viên Quốc vụ, Chủ nhiệm tiểu tổ lãnh đạo công tác ngoại sự Trung ương) tại Boston hôm 18 tháng 10 vừa qua rằng Hoa Kỳ không xúi dục bất kỳ ai đứng lên chống đối chính quyền Trung quốc, nhưng rất quan tâm và ủng hộ lập trường đòi bầu cử tự do của người dân Hồng Kông, yêu cầu giải quyết vấn đề qua đối thoại chứ không bằng vũ lực. Về phía Trung quốc thì ông Dương Thiết Trì cho rằng đây là chuyện nội bộ của Trung quốc và yêu cầu Hoa Kỳ không nhúng tay vào. Lẽ đương nhiên cuộc gặp gỡ này không giải quyết được gì nên chẳng ra được một bản lên tiếng chung như vẫn thường làm đối với các cuộc hội đàm giữa những lãnh đạo cao cấp của hai quốc gia.

Theo các bình luận gia thì vấn đề Hồng Kông chắc chắn sẽ được hâm nóng tại hội nghị Thượng dỉnh APEC vào tháng 11 sắp tới ở Bắc Kinh, người biểu tình Hồng Kông cũng dư biết chuyện này nên có thể vào tháng tới trong khi APEC nhóm họp ở Bắc Kinh thì Hồng Kông tràn ngập người biểu tình đòi tự do bầu cử mà nhà nước  Cộng sản Trung quốc khó mà ra lịnh cho chính quyền Hồng Kông đàn áp người biểu tình.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here