GP Vinh Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Công Lý – Hòa Bình
Trước giờ khai lễ, Linh mục Anton Trần Đình Văn đã chia sẻ về thực trạng của đất nước Việt Nam hiện nay là họa xâm lăng của Trung Cộng, hiểm họa của Hội Nghị Thành Đô. Bên cạnh đó, đời sống con người xuống cấp tầm trọng, nền tảng đạo đức bị băng hoại, bất công lan tràn… Những người vì quê hương đất nước, yêu chuộng Công lý lẽ phải thì bị giam cầm, bị phân biệt đối xử, bị đánh đập, bỏ đói. Đặc biệt như trường hợp của TNLT Fx Đặng Xuân Diệu, một trong 14 TNCG-TL bị bắt hồi tháng 7 năm 2011, bị kết án 13 năm tù giam, nhưng trong 3 năm qua anh mới chỉ được gặp người thân một lần cho tới nay.
Theo TNLT Trương Minh Tam và gia đình anh Fx Đặng Xuân Diệu cho biết: “anh đã bị ngược đãi, đánh đập và biệt giam trong điều kiện rất tồi tệ”, vì anh đấu tranh đòi quyền làm người cho những tù nhân khác bị giam cùng trại giam số 5 với anh.
Đứng trước hiện tình của quê hương Việt Nam linh mục Anton Trần Đình Văn kêu gọi mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện cho quê hương đất nước, cho các TNLT và đặt biệt là cầu nguyện cho anh Fx Đặng Xuân Diệu được bình an và sức mạnh để anh vượt qua chặng đường đầy gian khó này.
CSVN mở chiến dịch đàn áp Người H’mông Cao Bằng
Ngày 14 tháng 10, người dân tộc H’mong tại xóm Khủy Vin, xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cho biết họ bị chính quyền địa phương đến đốt phá nhà để đồ tang lễ và một số người dân phản đối biện pháp đó đã bị đánh đập và có ba người bị nặng.
Khoảng 300 người, bao gồm dân phòng, công an, mật vụ và côn đồ đã tấn công và tìm cách đốt một nhà mồ trên phần đất riêng của một già làng người H’Mông. Phần lớn mặc trang phục thường dân để khi bị dân chúng quay phim ghi hình lại.
Một trong những nhân chứng là bà Ma Thị Hường cho biết khi bà con H’Mông kéo nhau lên bảo vệ ngôi nhà mồ, nhưng công an đã lôi kéo từng bà con một và đánh đập. Họ lấy đá chọi vào ngôi nhà tang lễ, họ lấy xăng dầu, rồi châm lửa đốt cháy.
Công an CSVN rất hung tợn, ai lên tiếng thì có khoảng 8 – 9 người ra đánh vô cùng thô bạo. Lần này, Công an cũng tính toán rất kỹ nên ai cũng đeo khẩu trang, đội nón bảo hiểm. Thậm chí dùng giấy bọc hết biển số xe cho nên không thể nhìn thấy.
Cuối tháng 11 năm 2013, tại tỉnh Cao Bằng, vào ban đêm, nhà cầm quyền đã từng huy động lực lượng công an đến cưỡng chế ngôi nhà tang lễ của bà con cũng như đánh đập nhiều người Dân tộc H’Mông đến trọng thương.
Mục đích của chế độ CSVN là tìm cách khủng bố để những người H’Mông không còn dám đứng lại đoàn kết với nhau và cùng một ý chí nữa. Tuy nhiên, sau sự kiện bị đàn áp dã man này, người H’Mông cho biết họ vẫn tiếp tục cùng nhau đấu tranh, và đòi cho được quyền sống tự do của mình.
Móng Cái : Người Dân Phản Đối Công An Đánh Chết Người
Gia đình và thân nhân cũng như người dân đã không chấp nhận giải thích của công an cho là anh Sửu tự tử vì sợ bị truy tố. Thân nhân anh xác định anh không thể treo cổ trên khung cửa sổ với chiều cao chưa quá đầu của anh được.
Hơn 100 người mang quan tài anh Sửu tới trước cửa Ủy ban Nhân dân Phường Bình Ngọc đòi công lý cho anh.
Đoàn người mang xác nạn nhân đã bị lực lượng chức năng ngăn chặn; tuy nhiên mọi người vẫn đến gặp được những người phụ trách và vụ việc được giải quyết với lời hứa nuôi con của nạn nhân cho đến tuổi trưởng thành, cũng như trang trải mọi chi phí mai táng.
Ông Nguyễn Văn Sửu là nạn nhân thứ 18 chết trong tay Công an CSVN năm 2014. Đổ thừa cho nạn nhân hay nghi can “tự tử” là cách thông thường nhất, dễ nhất, để Công an CSVN chối tội tra tấn nhục hình đến chết người.
Trong số 18 nạn nhân chết trong tay Công an CSVN năm nay, ít nhất có 5 người bị Công an thông báo là “tự tử” trong khi giam giữ dù thi thể của họ đấy dấu tích tra tấn nhục hình.
Việc công an đánh người dân chết trong đồn rồi phao tin là nạn nhân tự tử xảy ra thường xuyên tại Việt Nam là đề tài bàn cãi nhiều năm qua nhưng cho tới giờ vẫn chưa có kẻ gây án chính thức nào bị xét xử.
Vào ngày 16 tháng 9 vừa qua, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch công bố phúc trình về tình trạng những người dân chết khi bị giam giữ và vấn nạn công an bạo hành tại Việt Nam. Human Rights Watch cho rằng tình trạng vẫn đang diễn ra với tốc độ đáng báo động.
Gần 100 công nhân phải vào cấp cứu trong tình trạng co cứng
Một công nhân cho biết, lúc đầu nghi là do ngộ độc thức ăn, tuy nhiên tại nhà máy của Công ty Kỳ Phong có ba xưởng sản xuất, các công nhân cùng ăn suất ăn như nhau nhưng chỉ có công nhân ở xưởng 2 là có hiện tượng khó thở. Một số công nhân cho biết thêm là tại các xưởng làm việc của Công ty Kỳ Phong khá nóng, nhất là khu xưởng 2 rất nóng nực và có mùi rất khó chịu, trong khi chỗ thông gió lại ít.
Phòng khám đa khoa Hưởng Phúc thuộc phường Thuận Giao, thị xã Thuận An trong 3 ngày qua đã tiếp nhận 62 công nhân đến khám. Một số công nhân khác đã được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo để điều trị. Bác sĩ Nguyễn Hữu Dư, phụ trách Khoa khám bệnh của Phòng khám Hưởng Phúc, cho biết phần lớn công nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, thở nhanh, co cứng tay chân và chảy máu mũi. Theo Bác sĩ Dư thì những triệu chứng vừa kể không liên quan đến đường tiêu hóa, do đó đây không phải là ngộ độc thực phẩm.
Các cuộc khám nghiệm khác gợi ý các công nhân có thể bị ngộ độc khí hay một loại hóa chất nào đó chưa rõ. Một số công nhân đã khỏe lại, được xuất viện nhưng đến ngày hôm sau lại tái phát triệu chứng như cũ, nên buộc phải nhập viện trở lại. Hiện những công nhân bị nặng phải thở oxygen, được truyền đường và truyền calcium.
Leave a Comment