Kinh tế Việt Nam không sáng tạo bằng Lào
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) công bố báo cáo Chỉ số Năng suất Sáng tạo (CPI) của 22 nền kinh tế châu Á, bổ sung Mỹ và Phần Lan (nhằm mục đích so sánh).
Báo cáo này đo khả năng sáng tạo của các nước – yếu tố quan trọng trong việc củng cố nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức.
Theo đó, trong bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 16 trên 24 nước. Khả năng sáng tạo được đánh giá chỉ ở mức trung bình, với cả “Đầu vào” và “Đầu ra” đứng ở nửa cuối danh sách. Tính riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6, sau Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
CPI được tính dựa trên 36 chỉ số “đầu vào” như nền kinh tế đó có bao nhiêu trường đại học được xếp trong danh sách 500 trường hàng đầu thế giới, tỷ lệ đô thị hóa, chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tham nhũng, quan liêu…
Tám chỉ số “đầu ra” gồm số bằng sáng chế được phát minh, giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp, số sách và phim ảnh được sản xuất…
Việt Nam ngày càng thua Campuchia nhiều mặt
Trong khi, kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho thấy, năm 2013, trong số các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) được khảo sát có đến 54% doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam đã từng cân nhắc đầu tư vào Trung Quốc, Thái Lan, đặc biệt là Campuchia và Lào – đất nước trước đây chưa từng được coi là “đối thủ” cạnh tranh về vốn đầu tư FDI đối với Việt Nam thay vì con số 32% như thời điểm năm 2011, năm 2012.
Theo TS Lê Đăng Doanh – Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, rất có thể thời gian tới đây họ sẽ chuyển sang đầu tư Lào, Campuchia và điều này đang diễn ra rồi do giá đất ở Campuchia, Lào thấp hơn và thủ tục đỡ phiền hà hơn nhiều so với Việt Nam.
Campuchia cũng đã tự sản xuất xe ôtô “Angkor EV 2014”, được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế.
Đây được coi là thành tựu lớn của ngành chế tạo còn non trẻ của Campuchia, đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan…
Còn tại Việt Nam, thời gian vừa qua Madaz rồi đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây diện hay đồ nhựa. Các dự án đó được chuyển sang các nước lân cận sản xuất rồi nhập khẩu xe về Việt Nam với giá đắt.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, mới đây, Campuchia cũng cho biết, họ đang tích cực xâu dựng mối quan hệ đối tác với Mỹ và Hàn Quốc để xuất khẩu gạo sang các thị trường đầy tiềm năng này.
Gạo Campuchia sẽ tấn công vào thị trường Mỹ, Hàn Quốc trong khi gạo Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào Trung Quốc, một vài nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Indonesia và các nước Châu Phi
Không những thế, vừa qua hàng ngàn nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đang rơi vào cảnh điêu đứng khi lúa chất đầu nhà mà không thấy thương lái đến mua. Hầu hết các thương lái đang tìm sang Campuchia để mua với giá hời và bỏ qua tiền đặt cọc với nông dân trong nước.
Ðồng bằng sông Cửu Long sẽ thiếu nước
Vào giữa năm nay, tại “Diễn đàn bảo tồn thiên nhiên và văn hóa vì sự phát triển bền vững của đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 7,” nhiều chuyên gia đã từng cảnh báo rằng, sinh hoạt và sinh kế của cư dân đồng bằng sông Cửu Long vốn đã khó khăn sẽ còn khó khăn hơn do sự suy kiệt về tài nguyên và sự suy thoái của môi trường.
Các tài nguyên như : đất, nước, thủy sản,… ở đồng bằng sông Cửu Long không còn như trước. Sự đa dạng sinh học cũng đã biến mất.
Lúc đó, ông Nguyễn Văn Nghĩa, một chuyên viên của Cục Quản Lý Tài Nguyên Nước, thuộc Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, từng cảnh báo về tình trạng nguồn nước của sông Mekong đổ về đồng bằng sông Cửu Long giảm đáng kể vì bị điều tiết mạnh mẽ ở phía thượng nguồn do có quá nhiều công trình thủy điện và tác động của biến đổi khí hậu.
Nguồn nước mặt giảm nên người ta chuyển qua khai thác nguồn nước ngầm và vì vậy, mỗi năm, mực nước trong tầng nước ngầm đã giảm từ 0.2 mét đến 0.4 mét. Có nơi, mực nước của tầng nước ngầm giảm tới gần 1 mét/năm. Kết quả là nước mặn xâm nhập càng ngày càng sâu. Xói lở ven sông, ven biển càng ngày càng lớn.
Do nguồn nước, do sự hình thành và tồn tại của các công trình chặn lũ, ngăn mặn, thủy điện và cả do lối đánh bắt theo kiểu tận diệt, thủy sản – nguồn lớn tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long vốn hết sức phong phú, dồi dào nay đã suy giảm đáng kể.
Hiện nay, mỗi năm, sản lượng lương thực của Long An khoảng 3 triệu tấn, gấp mười lần giai đoạn 1970 (chỉ chừng 300,000 tấn). Tuy nhiên để đạt được kết quả đó, toàn bộ hệ sinh thái đa dạng của Ðồng Tháp Mười đã bị hủy diệt vì những kế hoạch khai phá, chuyển thành đất trồng lúa. Hệ sinh thái nước lợ ven biển coi như đã bị xóa sạch vì phong trào nuôi tôm.
Thế giới lên án cảnh sát Hồng Kông đánh người biểu tình
Theo tin tức thì vào sáng sớm 15/10, hàng trăm cảnh sát dã chiến đã tấn công nhằm giải tán những người biểu tình cố thủ đằng sau các hàng rào mà họ vừa lập ra trên một đại lộ gần trụ sở chính quyền Hồng Kông.
Trước đó, vào tối ngày 14, cảnh sát dã chiến đã xung đột với người biểu tình nhằm kiểm soát một đường hầm và một đại lộ, nơi mà những người biểu tình vẫn chiếm giữ từ hơn hai tuần qua, để đòi chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông phải chấp nhận cho tổ chức một cuộc bầu cử thực sự dân chủ vào năm 2017.
Trên năm chục người biểu tình bị bắt giữ. Đây là những vụ xung đột dữ dội nhất kể từ khi nổ ra làn sóng biểu tình cách nay hai tuần.
Tình hình trở nên căng thẳng sau khi đài truyền hình TVB của Hồng Kông phát hình ảnh cảnh sát đánh đập dã man một người biểu tình đã bị bắt. Cuộn băng vidéo do một dân biểu thuộc đảng Công dân, phe đối lập Hồng Kông, quay.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền bày tỏ phẫn nộ sau khi một số cảnh sát Hong Kong bị quay cảnh đánh đập một người biểu tình không vũ trang bị còng tay.
Các hình ảnh video do đài truyền hình địa phương TVB thực hiện chiếu cảnh sáu nhân viên công lực mặc thường phục lôi kéo một nhân viên xã hội tới một lối vào khuất sáng của một tòa liên tục đánh đập nạn nhân trong suốt bốn phút đồng hồ.
Tổ chức Ân xá Quốc tế nói các nhân viên an ninh liên can phải bị truy tố về điều mà họ gọi là ‘tấn công sai trái một người bị bắt mà người này vốn không là một mối đe dọa với cảnh sát’. Hội đồng Nhân quyền Châu Á cũng bày tỏ ‘sự bàng hoàng và đau buồn’ trước vụ việc, đồng thời kêu gọi bắt giữ và đưa ra ánh sáng công lý những nhân viên công lực liên can càng sớm càng tốt.
Hội đồng này đã lập đường dây nóng cho những người biểu tình chứng kiến nạn bạo hành của cảnh sát trong vụ càn quét người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.
Chiến dịch truy quét biểu tình hôm 15/10 là cách đối phó mạnh tay nhất của cảnh sát kể từ cuối tháng 9 khi chính quyền thất bại trong nỗ lực giải tán biểu tình bằng thuốc xịt cay mắt và hơi cay. Bị công luận chỉ trích, cảnh sát Hồng Kông đã lên án vụ bạo hành và cho biết đã trừng phạt viên cảnh sát có dính líu đến vụ này.
Các cuộc biểu tình khởi sự từ cuối tháng 9. Người biểu tình đa số là sinh viên đại học kêu gọi lãnh đạo thành phố bán tự trị phải từ chức và chính quyền Trung Quốc phải để cho cử tri Hong Kong lựa chọn lãnh đạo riêng của mình mà không bị các giới hạn cản trở về ứng cử viên.
Lãnh đạo HK hầu như giữ im lặng về cuộc biểu tình phản đối, sau cuộc họp cuối tuần qua ở Bắc Kinh, nơi chính phủ trung ương TQ thường triệu tập lãnh đạo HK về để chỉ đạo. Thứ Hai qua, đặc khu trưởng Lương Chấn Anh tái khẳng định ông sẽ không từ chức, vốn là một trong những yêu sách của nhóm sinh viên.
Ông Lương nói sẽ không có chuyện Bắc Kinh thỏa mãn đòi hỏi này.
Leave a Comment