Tư tưởng nô dịch ất phải hành động vong nô
Cái đáng sợ thứ nhất là, nếu không tăng lương như đã định, mà lạm phát cứ tăng, đời sống vật giá cứ phi mã, thì lấy gì công chức nhà nước sống, nếu không tha hóa và tham nhũng? Trong khi đó, đồng lương công chức Việt Nam đã không thể đủ sống đàng hoàng, nên mới có chuyện tham nhũng không thể giải quyết được. Khi con người đã tha hóa thì, còn gì đáng sợ hơn trong tất cả các loại đáng sợ ở trên đời?
Cái đáng sợ thứ hai là, nếu phải tăng lương công chức thì phải khoan sức dân bằng thuế phí trong hoàn cảnh kinh tế đang ngày càng tồi tệ như hiện nay? Vì ngay cả nước cung cấp cho nông dân tưới tiêu ruộng đồng, mà quốc hội cũng nghĩ ra để đánh thuế, trong khi đó, quá nhiều thuế phí, và tình cảnh bị gian thương ép giá, đã làm cho nông dân bỏ ruộng cày, đi lên thành phố kiếm sống bằng lao động giản đơn. Sức dân có hạng, nên khi sức dân đến cùng cực thì điều gì sẽ xảy ra? Đầu tiên là trộm cướp, lừa đảo lưu manh, thứ đến là giết người cướp của, và cuối cùng là… tức nước vỡ bờ.
Cái đáng sợ thứ ba không nói ra thì ai cũng biết. Nó báo cho người dân biết rằng, tình hình kinh tế nước nhà đã và đang đi đến đáy chưa thấy, nên hàng loạt doanh nghiệp sụp đổ, dẫn đến thu ngân sách không đủ để chi lương công chức. Nó là cái nguy, nhưng cũng là cái cơ hội để cho chính quyền nhìn lại xem chế độ chính trị đã đúng hay sai? Cần thay đổi như thế nào, không thể cứ ôm cái mới luẩn quẩn chủ nghĩa Marx Lenin, với nền kinh tế đặc thù Trung Cộng biến tướng thành cái chữ mỹ miều: “kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa”, theo kiểu chơi chữ để mỵ dân hơn là thực sự cầu thị phải làm gì cho đất nước hùng cường.
Cái sợ thứ nhất là sợ con người Việt đã ngày càng trở nên súc vật trong cuộc sống. Con người mà đã hư đốn thì xã hội ắt sẽ loạn. Vì chữ Nhân trong Thiên – Địa – Nhân là chữ quan trọng nhất để làm nên một quốc gia hùng cường.
Cái sợ thứ hai là sợ rằng nền kinh tế Việt Nam đang trên đà đổ dốc mà chưa thấy đáy, và lòng dân không còn tin tưởng vào chế độ. Kinh tế quyết định chính trị, kinh tế mà sụp mãi thì chính trị ắt sẽ đổ theo. Lòng dân đã mất ắt chế độ sẽ mất theo. Đó là 2 quy luật tất yếu.
Cái đáng sợ thứ ba là hệ quả của một nền kinh tế chính trị không đúng. Nó là nguyên nhân chính dẫn đến 2 cái trên. Nhưng chính trị là một nghệ thuật của sự có thể. Cho nên, có thể thay đổi được để cứu tất cả. Vì thế, nguy cơ sụp đổ chính trị và kinh tế Việt Nam là có thật, nó như một bóng ma đang lù lù xuất hiện lớn dần, rất nhẹ nhàng và yên ắng, nhưng không ai đoán được nó sụp khi nào.
Trong nguy lại có cơ hội, nếu đảng cầm quyền biết cầu thị. Nó cũng là dịp để từ bỏ Trung Cộng, từ bỏ tư tưởng vay mượn của người khác. Xưa thì vay mượn Khổng Khâu để làm nên 1000 năm Bắc thuộc phong kiến. Nay vay mượn Marx Lenin và Mao để làm nên một thời đại Bắc thuộc mới.
Đã đến lúc phải tư duy độc lập, làm nên tư tưởng của mình để xây dựng đất nước Việt hùng cường.
Tư tưởng mà vay mượn thì hành động cũng chỉ là kẻ nô vong.
http://bshohai.blogspot.ca/
Leave a Comment