Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đang sửa soạn kỷ niệm 60 năm cái gọi là “giải phóng Thủ đô” 10.10.1954 –10.10.2014 một cách hoành tráng và dự trù sẽ có màn đốt pháo bông tưng bừng trong ngày này tại 30 điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội để chào mừng.
Việc tiến hành tổ chức kỷ niệm lãng phí như vậy trong khi kinh tế đất nước đang khó khăn, nợ công tăng cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, lòng dân hoang mang, chán nản, dân oan khiếu kiện khắp nơi, tham nhũng tràn lan, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm…đã khiến cho dư luận quần chúng rất bất mãn.
Nhân dịp này người ta cũng nhớ lại tháng bảy năm 1954, Hiệp Định Geneve đã chia cắt Việt Nam thành 2 miền Nam Bắc lấy vĩ tuyến 17 trên sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời. Cũng trong năm 1954 này, trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, từ Việt Bắc, Hồ Chí Minh viết bức thư gởi đồng bào, mục đích là để tuyên truyền về những chính sách của Việt Minh.
Trong bức thư ấy có câu: ”Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện dân chủ thật sự.”
60 năm qua trên miền Bắc và từ năm 1975 trên miền Nam đã có những cuộc cải cách gì, đời sống người dân được nâng cao ra sao và dân chủ có thật sự hay không? Lời hứa ấy của Hồ Chí Minh bây giờ ra sao? Đó là chủ đề cuộc trao đổi giữa nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai và nhà báo Trần Quang Thành.
Sau đây là phần đầu cuộc trao đổi. Mời quí vị theo dõi :
*********************
Trần Quang Thành : Xin chào nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai
Nguyễn Khắc Mai : Xin chào nhà báo Trần Quang Thành
TQT : Sắp đến kỷ niệm 60 năm gải phóng Thủ đô Hà Nội.Giới lãnh đạo Hà Nội đang tổ chức đợt kỷ niệm này thật hoành tráng, nhưng bị nhân dân phản ứng gay gắt vì cuộc sống đang khó khăn , tổ chức lòe loẹt không thiết thực.
Nhân dịp này chúng ta lại nhớ tới lòi ông Hồ Chí Minh gửi tới nhân dân Thủ đô cũng như nhân dân cả nước chuẩn bị cho ngày chuẩn bị tiếp quản Hà ội cách đây 60 năm. Trong bức thư ông có nói rằng chúng ta phải cải cách xã hội và triệt để giúp đỡ nhân dân thực hiện dân chủ.
Nhà bình luận Nguyễn Khắc Mai nghĩ gì về những lời hứa trong bức thứ này ạ?
NKM : Phải nói là năm ấy, công thức đó rất hay. Tuyệt vời đấy. Một công thức tuyệt đấy. Cải cách xã hội, nâng cao đời sống cho dân và thực hiện dân chủ thật sự. Cải cách xã hội để tạo ra được 2 mục đích ấy tuyệt quá rồi còn gì nữa!
Thế nhưng mà 60 năm lịch sử nó cho mình một cái nhận xét cay đắng là nói hay nhưng mà vỗ tay thì lỗi. Đó là kết luận dân gian như là câu tục ngữ “Nói thì hay nhưng mà vỗ tay thì lỗi”.
Vì sao vậy? Bời vì tất cả những cuộc cải cách của cụ Hồ đề xướng và lãnh đạo cũng như những học trò xuất sắc của cụ thực hiện lãnh đạo cho đến cả đời học trò cháu bây giờ nữa cũng nói hay, nhưng vỗ tay thì lỗi. Cho nên là những lòi hứa ấy nó không mang lại két quả như ý. Ví dụ như đời sống nhân dân cho đến nay thì có nhà cao, cửa rộng, đường lớn, ô tô nhiều vv.. Nhưng mà dân trí thì thế nào? Quan trí thì thế nào? Vị thế của đất nước thì thế nào? Vị thế không phải là người ta ca ngọi anh bàng những từ ngoại giao. Vị thế của anh là thật sự thể hiện trên thương trường kinh tế, thể hiện trên văn hóa, thể hiện trên nhân cách con người. thì anh lại rất thấp. Có nơi nó cấm chó và người Việt Nam vào siêu thị. Phải thấy đời sống của mình như thế nào sau 60 năm. Tôi xin nhắc lại những điều tôi viết trong bài báo vừa rồi cũng có những điều cay đắng đấy chứ không phải không. Một sự thật rất là cay đắng.
Ông ấy nói như thế thì hay quá. Phải cải cách xã hội, rồi phải nâng cao đời sống, rồi phải thực hiện dân chủ. Tức là đưa ra mục tiêu rất là đẹp đẽ, rất là tuyệt vời. Cũng như Nguyễn Phú Trọng vừa nói phải chống tham nhũng bằng cơ chế, bừng luật pháp.
Có đúng không?
Đúng quá!
Nhưng mà cái công thức ấy là chung chung nhất của nhân loại. Từ xưa đến nay muốn chống tham nhũng phải có cơ chế, phải cvos luật pháp. Trung Quốc dựng ông Bao Công đó. Nó thể hiện một cái cơ chế, một con người có tiềm năng, có tâm huyết, rồi thì cương trực.Thượng phong luật pháp không có phân biệt vương, công, đại thần náo hết. Nếu vi phạm pháp luật Bao Công phải trảm đầu. Nó có cơ chế thượng phong luật pháp. Bây giờ ông Trọng nói có cơ chế, có luật pháp. Nhưng mà cơ chế nào, luật pháp nào để mà trừng trị cái lũ tham nhũng này được? Tôi nhớ cái câu này cha ông mình nói đã rất lâu rồi. Phải trừng trị cái đám tham nhũng này. Tôi lấy ví dụ như tronh bài Kê minh thập sách, tương truyền là của bà Nguyễn Thị Bích Châu. Hiện nay chúng tôi đã chomkhawcs bài Kê minh thập sách dựng bi trong đền thờ bà ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Trong đó bài nói đối với bọn tham nhũng “thải nhũng lại, vĩ tình dung mưu” tức là phải đuổi cái bọn quan lại tham nhũng đi để cái sự căm ghét của nhân dân. Nhứ thế là người ta nói đến một cái chế độ, một cáí luật pháp phải dduooir bọn này. Chứ không phaỉ nói như Nguyên Sinh Hùng đâu anh đuổi hết lấy ai làm việc! Bây giờ đuổi là đuổi quân. Chứ còn thằng tham ở dười thì nâng nó lên ở trên. Xã ledn huyện ; huyện lên tỉnh ; tỉnh lên trung ương. Nó loanh quanh, lộn xộn từ xưa đến nay. Môt cơ chế, môt luật pháp như thế nào thì mới cỏ diệt trừ được bọn tham nhũng? Điều đó Trọng không dám nói, chỉ đưa công thức. mà không dám nói tới bài toán. Vấn đề là cái bài toán được xử sự như thế nào để chống tham nhũng? Mặc dầu hiện nay họ cũng đưa ra nào là kiểm soát thu nhập của công chức, rồi là kê khai tài sản. Quốc hội tói đây sẽ lấy phiếu tín nhiệm để mà ngăn ngừa. Nhưng tất cả chỉ là hình thức nửa vời và luôn luôn không đạt kết quả.
Chống tham nhũng Đảng Cộng sản đề xướng đã 50 năm nay. Lúc đầu là Chỉ thị 28 thì dân bảo ” 28 chẳng dám đanh ai!”. Sau đó nâng lên Nghị quyết 72 dân lại bảo “72 chỉ dám đánh từ vai trỏ xuống!” Bây giờ lại nói chống tham nhũng nhưng mà luật pháp không đầy đủ. Tranh luận ở tòa án không minh bạch. Baoas chí không tự do. Những ngời phanh phui chống tham nhũng thì có một cuộc sống khốn khổ, khốn nạn. Nói công thức thì nhiều, nhưng tạo ra những bài toán thì không có. Vì thế nói thì hay nhưng vỗ tay thì lỗi. Từ cụ Hồ đến học trò yêu quí, xuất sắc của cụ như đòi các tổng bí thư càng ngày càng xuống cấp theo đúng như câu tục ngữ của Tàu là “Thế giáng dũ hạ” nghìa là đời sau kém hơn đời trước. Sự thật nó rõ ràng như vậy.
Cho nên kết luận lại của tôi là 60 năm chúng ta nói rất hay, nhưng chúng ta làm rất kém..Vì sao nói hay mà làm kém? Vì chế độ của chúng ta, chế độ chính trị của chúng ta, cái nên dân chủ của chúng ta nó không đề cao quyền con người. Không đề cao quyền của dân thật sự. Không đề cao vai trò, tiếng nói của trí thức thật sự. Họ chỉ đề cao những người trí thức nịnh hót, người ca ngợi. Còn những người gọi là chính trị gia như ngày xưa nghiêm túc, thẳng thắn, bộc trực, dám nói thẳng sự thật thì có được đề cao đâu mà để nói có chính khí, chính nghĩa.
Đấy là những điều tôi suy nghĩ, cúng là cay đắng khi nhìn ra sự thật lịch sử 60 năm chúng ta đi đến một kết luận tất cả các công thức hay ho phải được thực hiện bằng một thiết chế chính trị, bằng một thể chế chính trị văn minh, dân chủ, khoa học và thật sự đề cao dân quyên, nhân quyền, đề cao dân sinh thì mới có thể phát triển được.
Còn một điều tôi đang thấy có một cái hay là chiều 10 tới, ban tuyên huấn, sở văn hóa Hà Nội cùng với một công ty Hàn Quôc sẽ tổ chức bàn về vai trò hay là giá trị của kim chi. Tôi nghĩ là cái này nó tức cười, nhưng mà nó có cái hay bởi vì ngưới ta đang nói đến xứ sở của kim chi tức là nói xứ sở Hàn Quốc . Bài học kim chim là bài học rất lớn. Lần trước trong một bài người ta nói ông Nguyễn Phú Trọng đi thăm Hàn Quốc ông nên học bài học vì sao Hàn Quốc phát triển nhanh như vậy, tốt như vậy, đàng hoàng như vậy? Đấy là bài học lơn cho người lãnh đạo. Liệu họ sang đấy họ ăn kim chi, hojuoongs nhân sâm, họ nhìn cái sự thật họ có hiểu không. Họ có cay đắng về cái sự lạc hậu và họ có xấu hổ như Mác nói phải biết xấu hổ,phải biết một cái thực tế dân tộc khác văn minh hơn mình. Mình thì lạc hậu sau họ. Mặc dầu mình có đầy đủ những điều kiện như người ta mà mình không lam được như người ta.
Đấy là những bài học mà tôi cho rằng khi nói về tiếp quản Thủ đô, về giải phóng Thủ đô, về 60 năm vv.. ta phải tìm hiểu điều đó mới có giá trị. Còn huyênh hoang đốt pháo hoa 30 điểm như Hà Nội tổ chức thật vô duyên. Nó thấy lập lỏe, lóe sáng lên vui vẻ trong chốc lát nhưng rồi nó cũng không an ủi được ai, không xoa dịu được cái gì là sự thật lạc hậu. Sự thật sờ sờ ra đấy lạc hậu ngay tại Thủ đô. Lạc hậu trên từng vấn đề, trên từng lĩnh vực. Đó là những vấn đề cần phải suy nghĩ làm sao cho công dân nhìn thấy, thế hệ trẻ nhìn thấy.
Nhân đấy nói tới một nhuệ khí, một khí phách như của sinh viên HongKong đòi cho mình một cái quyền dân chủ, tự mình chọn lấy những con người lãnh đạo,. Tự mình bầu lấy con người lãnh đạo. Nhưng mà chưa được. Nhìn về mình thì còn nhiều vấn đề.
Đấy là ý của chúng tôi nhân ngày 10/10 sắp đến. Ngày xưa họ gọi ngày ấy là ngày song thập. Đó là ngày kỷ niệm của Quốc dân Đáng đấy – ngỳ song thập 10/10.
Một vài ý nghĩ trao đổi với nhà báo. Không biết nhà báo suy nghĩ như thế nào?
Leave a Comment