Á Vận hội Incheo 2014 ở Hàn quốc đã chính thức khai mạc vào ngày 19 tháng 9 và đã kết thúc vào ngày 04 tháng 10, ngoài 13 ngàn lực sĩ cùng với những nhà dìu dắt đến từ các quốc gia khắp Á châu còn có thêm một đội ngũ ký giả đông đảo lên đến 7000 người. Mặc dù Hàn quốc đã đầu tư vào Á Vận hội Icheon 2014 đến 2.6 tỉ mỹ kim để xây dựng hạ tầng cơ sở và điều hành quản lý nhưng vẫn có nhiều sự cố xảy ra ngay trong thời kỳ Á vận hội khai diễn khiến các ký giả phải nêu lên nghi vấn rằng liệu những khiếm khuyết này có tái diễn vào Thế Vận hội mùa đông 2018 Pyeong Chang (Hàn quốc) hay không ? Mặc dù câu hỏi đặt ra ngắn gọn, nhưng đã làm cho chính phủ lẫn Ủy ban Thế Vận Hàn quốc rất hổ thẹn. Đó là lời thổ lộ của Trưởng ban Tổ chức Á Vận hội Icheon 2014.
Những sự cố kỹ thuật gì đã xảy ra trong Á Vận hội Icheon 2014, trước hết là mới bước vào ngày thứ hai của cuộc tranh giải thì ngọn đuốc thiên Thế Vận tại sân vận động chính Icheon bị tắt vì lý do kỹ thuật. Hình ảnh ngọn đuốc Thế vận bị tắt đã được thẩy lên mạng Internet cho mọi người xem với lời nhiều comments khiến Ban tổ chức nghe điếc con ráy, chẳng hạn như :Ủa sao Á Vận hội bế mạc sớm quá vậy.
Chưa hết, cũng trong ngày hôm ấy tại sân tranh giải cầu lông bị mất điện khiến cho cuộc tranh giải phải tạm ngưng mấy tiếng đồng hồ. Hệ thống thoáng khí thiết kế cách nào không biết mà gió thổi lung tung khiến cho tuyển thủ cầu lông than phiền. Theo điều tra của các ký giả thì sau khi sự cố mất điện xảy ra, Ban tổ chức quyết định tắt hệ thống thoáng khí để cho có đủ điện bởi vậy nên gió mới thổi lung tung, chuyện này nói lên một điều là ngay từ đầu khâu thiết kế điện đã tính sai số công suất điện phải sử dụng.
Ngày 21/09, các tuyển thủ tranh giải bắn súng và đánh kiếm đã phải ăn đở bánh mì và chuối thay cơm trưa vì Ban kiểm tra thực phẩm phát giác ra các món ăn bị nhiễm vi khuẩn Salmonella nếu ăn vào sẽ bị trúng độc. Nhiều lực sĩ thua cuộc đổ lổi tại vì ăn như thế chẳng đủ sức nên không phát huy trọn vẹn tài nghệ.
Nhiều thang máy ở làng tuyển thủ cà giật, cà tan lúc chạy, lúc đứng, nhiều lần người đi bị kẹt trong thang máy phải gọi thợ đến mở cửa nên chẳng ai dám sử dụng, tội nghiệp cho các lực sĩ ở tầng cao chót vót thứ 22 phải đi lên đi xuống bằng cầu thang bộ.
Ban Tổ chức lúng túng ra mặt khi khán giả Hàn quốc trương hình nhân vật An Trọng Căn lên trong trận bán kết bóng đá giữa Hàn quốc và Nhật Bản. An Trọng Căn là người đã ám sát ông Ito, Thủ tướng đầu của Nhật Bản) tại Mãn Châu vào năm 1909 khi Triều Tiên đặt dưới quyền cai trị của Nhật Bản. Trong mấy năm nay tình hình ngoại giao giữa hai nước Hàn-Nhật trở nên căng thẳng, phong trào bài Nhật ở Hàn quốc lên cao nên người dân Triều Tiên đưa hình ông An Trọng Căn ra để tỏ thái độ chống Nhật. Vì luật của Ủy Ban Thế Vận Thế Giới cấm triệt không được đưa chuyện chính trị vào thể thao nên đây là một vi phạm và phái đoàn lực sĩ Nhật đã khàng nghị lên Ủy Ban Thế vận Á châu và chắc chắn Hàn quốc sẽ bị phạt.
Nếu thành tích thi đấu của lực sĩ Hàn quốc tốt có thể đoạt trên 90 huy chương vàng theo như dự kiến ban đầu của Ủy ban Thế Vận Hàn quốc thì có lẽ người dân nước này sẽ bỏ qua các khiếm khuyết của Ủy ban tổ chức, nhưng cho đến ngày 30 tháng 9 chỉ mới đoạt 43 huy chương vàng nên chính quyền cũng như Ủy ban Thế Vận Hàn quốc lãnh đủ những lời chỉ trích thật nặng của người dân. Trong mục Phiếm Luận của tờ Triều Tiên nhật báo phát hành ở Seoul vào ngày 30/09/2014 viết rằng chỉ còn 6 ngày nửa là bế mạc Á Vận hội Icheon, đề nghị Ủy ban Thế Vận Hàn quốc bỏ tiền ra mua chuộc trọng tài để cho đủ 90 huy chương vàng mà trước đây những người trách nhiệm hứa sản.
Theo các bình luận gia thì trước đây Hàn quốc đã từng đứng ra tổ chức Olympic Seoul 1986, rồi đến Á Vận hội Busan 2002 thành công tốt đẹp, tại sao lần này phạm vào những khuyết điểm như vừa kể trên, có lẽ do quá chủ quan chứ vè phương diện kỹ thuật hay tài chánh thì dư sức qua cầu. Giỏi, giàu mà quá chủ quan cũng làm hỏng việc.
Leave a Comment