Dự án ‘lạ’ trên hầm đất hoang
Theo báo Lao Ðộng, tin bệnh viện mới sẽ được xây trên một hầm đất khổng lồ vốn là điểm khai thác đất hầm để san lấp cốt nền cho quốc lộ 62 đi ngang thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hóa, nay thuộc phường 1, thị xã Kiến Tường đã khiến dư luận xôn xao.
Ðiều nghịch lý là dù bệnh viện mới được quy hoạch có tầng hầm, nhưng muốn san lấp cái hố rộng 5.1 hecta, để nâng chiều cao mặt bằng lên 4.5m thì phải dùng khối lượng cát ước tính hơn 200 ngàn m3.
Như vậy chỉ tính riêng phần san lấp cho dự án này đã chiếm $2 triệu USD, trong khi nếu mua 5 hec ta đất “sạch” tại Kiến Tường hiện nay thì chỉ khoảng $500 ngàn USD.
Càng nghịch lý hơn khi khuôn viên bệnh viện Mộc Hóa cũ còn rất rộng, lại sát quốc lộ 62, nằm kề sông Vàm Cỏ Tây thuận tiện giao thông cho cả thủy lẫn bộ.
Nhiều bác sĩ đang làm việc nơi này cho biết, bệnh viện còn rất mới, rộng rãi, khang trang. Song, cũng như nhiều bệnh viện tại khu vực Ðồng Tháp Mười, bệnh viện này thiếu “ruột,” trang thiết bị lạc hậu; bác sĩ cũng vừa thiếu vừa yếu. “Ðể đầu tư nâng cấp bệnh viện Mộc Hóa, ngân sách chi tối đa không quá $5 triệu USD.”
Trong khi đó theo hồ sơ, bệnh viện mới xây dựng trên diện tích 6,655m2, diện tích đất phải san lấp là 51,400m2. Tổng mức đầu tư dự án là hơn $30 triệu USD.
Ông Lê Thanh Liêm, giám đốc Sở Y Tế tỉnh Long An cho biết, dân số Kiến Tường đang là 45,000 người, nếu xây dựng bệnh viện mới có tính đến “tầm nhìn 2020-2030” thì cũng chỉ cần bệnh viện quy mô 160 giường là đủ. Thay vì đầu tư chuyên sâu để điều trị những bệnh phức tạp nhằm giảm tải cho tuyến trên thì lại xây lớn và lãng phí về quy mô.
Trong khi đó, cùng tỉnh Long An, tại huyện Cần Giuộc và huyện Ðức Hòa, bệnh nhân phải nằm tràn ra hành lang thì lại không cho xây lớn ?!
Liên quan đến vị trí, cũng như quy mô xây dựng bệnh viện mới, các đời cầm quyền tại huyện Mộc Hóa, nay là Kiến Tường cũng… mâu thuẫn nhau. Các quan chức cũ muốn nâng cấp bệnh viện cũ theo hướng chuyên sâu, quy mô 250 giường, nhưng dàn lãnh đạo mới thì muốn đập bỏ để xây cái mới cho… hoành tráng (?!). Một dự án “lạ” về mọi mặt.
Hà Nội phí phạm tiền thuế dân tổ chức bắn pháo hoa
Dịp này Hà Nội sẽ tổ chức tổng số 30 điểm bắn (31 trận địa), gồm 5 điểm (với 6 trận địa) tầm cao và 25 điểm thấp. Điểm số 1 ở hồ Hoàn Kiếm có 2 trận địa trước Bưu điện và trụ sở Báo Hà Nội Mới. Điểm thứ 2 tại Công viên Thống Nhất (Hai Bà Trưng), điểm 3 tại vườn hoa Lạc Long Quân (Tây Hồ), điểm số 4 hồ Văn Quán (quận Hà Đông), và điểm số 5 ở Sân Vận Động Quốc gia Mỹ Đình (Nam Từ Liêm).
25 điểm pháo hoa tầm thấp sẽ tương ứng với 25 quận, huyện, thị xã còn lại, vị trí do từng đơn vị xác định. Tổng số pháo hoa tầm cao bắn lần này là 3.100 quả, mỗi trận địa 500 quả, riêng SVĐ Mỹ Đình 600 quả. Pháo hoa tầm thấp có tổng số 1.500 giàn được chia đều cho 25 điểm. Tổng thời gian bắn sẽ kéo dài trong 15 phút, từ 21h – 21h15 phút ngày 10/10.
Tuy nhiên sự kiện này đã tạo làn sóng bất bình trong dư luận. Trên các trang mạng xã hội đã có kiến nghị kêu gọi nhà cầm quyền dừng ngay việc bắn pháo hoa vì hiện nay kinh tế đất nước đang khó khăn, nợ công tăng cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, ngay tại Hà Nội vẫn còn những vùng nghèo đói, bị cách trở về giao thông, lòng dân hoang mang, chán nản, dân oan khiếu kiện khắp nơi, tham nhũng tràn lan, chủ quyền biển đảo bị xâm phạm.
Nên tiến hành tổ chức kỷ niệm lãng phí như vậy sẽ gây phản cảm và bất bình trong dân chúng, gây mất ổn định xã hội, không tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp cho thủ đô và đất nước. Ngoài việc đóng thuế cho nhà nước, chúng tôi còn yêu cầu đồng tiền ngân sách phải được chi tiêu hợp lý và minh bạch.
Ngoài bản kiến nghị được đăng trên trang web xuandienhannom.blogpost còn có hình ảnh cư dân Hà Nội và cả nước yêu cầu nhà cầm quyền DỪNG VIỆC BẮN PHÁO HOA vào ngày 10/10 NĂM NAY.
Bên cạnh đó cụ bà Lê Hiền Đức cũng kêu gọi tổ chức xuống đường phản đối việc bắn pháo hoa này.
Những viên gạch đầu tiên cho 1 nền dân chủ thực sự tại Hồng Kông ?
Cần nói thêm hôm chủ nhật 5/10 một số nhà lãnh đạo dân chủ của Hồng Kông đã kêu gọi những người biểu tình nên giải tán vì sự an toàn của bản thân. Họ đã đúng đắn lập luận rằng các sinh viên đã làm thay đổi thái độ chính trị của thành phố và đã đạt thắng lợi lớn vì đã buộc chính phủ phải thương lượng. Nghĩa là đã có nền tảng tốt để phong trào không cần phải bám trụ mà tạo sức ép cho các đòi hỏi của mình nữa.
Một số nhà quan sát đã so sánh cuộc biểu tình hiện tại và vụ thảm sát năm 1989 của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn. Tuy nhiên, tình hình hiện nay về cơ bản là khác nhau. Ông Tập từng nuôi dưỡng một tính cách cứng rắn và thực sự muốn đè bẹp phong trào sinh viên như Đặng Tiểu Bình đã làm cách đây 25 năm. Tuy nhiên, sự cởi mở của Hồng Kông với thế giới, cùng một hệ thống pháp luật vẫn giữ nền tư pháp độc lập, khiến sẽ khó khăn hơn nhiều để thực hiện một cuộc đàn áp bạo lực rồi sau đó lại quay về đời sống bình thường.
Giới sinh viên Hồng Kông đã bắt ông Tập phải lựa chọn: hoặc thỏa hiệp, hoặc gây tổn hại cho sự thịnh vượng của Hong Kong và danh tiếng của Trung Quốc.
Bây giờ là thời điểm mà ông Tập sẽ phải quyết định có nên cho thành phố một mức độ dân chủ rộng rãi hơn hay không. Bạo lực và những cuộc bắt bớ sẽ chỉ hiển thị khuôn mặt xấu xí của chế độ Cộng sản và sẽ làm thay đổi các nhận định của thế giới về khả năng của một Trung Quốc hòa bình, hiện đại.
Đối với người dân Hồng Kông thì họ ý thức được rằng, các sinh viên Hong Kong đang đặt những viên gạch đầu tiên cho 1 nền dân chủ thực sự. Người nước ngoài không thể đem lại dân chủ thực sự cho 1 quốc gia . Họ chỉ có thể giúp về kinh tế và truyền đạt lại tư tưởng dân chủ. Chính những người dân, thanh niên sinh viên, của nước đó phải biết có ước mơ và lý tưởng, phải can đảm đứng lên tranh đấu , lúc đó mới có được dân chủ đích thực cho người dân mình.
Và theo cư dân mạng và các phong trào đấu tranh thì cuộc biểu tình ở Hongkong là một tấm gương sáng cho giới trẻ của những nước khác khi muốn tổ chức những cuộc biểu tình bất bạo động để phản đối chính quyền hà khắc, đồng thời cũng là bài học cho người dân những nước khác khi trông thấy người dân Hongkong tiếp sức với phong trào trẻ.
Lý do có các tin đồn trên khởi đi từ sự kiện ông Kim Chính Ân đã không còn xuất hiện kể từ ngày 3 Tháng 9, đã không có mặt trong buổi lễ khai mạc Quốc Hội vào cuối Tháng 9, cùng lúc truyền thông Bắc Hàn cho hay là ông Ân đang bị “khó ở”, đã phải đi khập khiễng trong buổi xuất hiện trên truyền hình vào Tháng 7. Mới đây, Bắc Hàn xác nhận là ông Ân bị đau 2 mắt cá chân “vì vi hành thăm dân quá nhiều”.
Cùng lúc với những tin đồn trên thì xẩy ra việc người được gọi là “nhân vật số 2 sau Kim Chính Ân” là Tướng Hwang Pyong So và ông Choe Ryong Hae, cả 2 là phụ tá thân cận của Kim Chính Ân, đã bất ngờ đến thăm Nam Hàn và dự lễ bế mạc Asian Games. Đi cùng trong phái đoàn còn có ông và ông Kim Yang Gon là một nhân vật cao cấp của Đảng Lao Động Bắc Hàn.
Ông Hwang Pyong So là người đứng đầu của Tổng Cục Chính trị quân đội Bắc Triều Tiên, một cơ quan rất quan trọng trong việc giám sát lòng trung thành của đội quân 1,2 triệu người. Tuần trước, ông Hwang đã được bầu là Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, chỉ xếp dưới ông Kim Jong-un. Giới phân tích cho rằng ông Hwang đã thành nhân vật số 2 Triều Tiên và điều này là bất thường trong lúc ông Kim Jong-un chủ trương không chia xẻ quyền lực quá nhiều cho người khác.
Cho đến giờ phút này thì thông tin về ông Kim Chính Ân vẫn còn rất mơ hồ. Giới quan sát đang chờ đợi ngày 10.10 tới đây là ngày kỷ niệm thành lập đảng Lao động Triều Tiên, là một ngày cực kỳ quan trọng, để xem ông Ân có xuất hiện hay không.
Leave a Comment