Quảng Cáo

CSVN ép dân treo cờ mừng quốc khánh Trung Cộng

Quảng Cáo

CSVN ép dân treo cờ mừng quốc khánh Trung Cộng

Từ 30.9.2014, trên các bản tin của các phường ở quận Long Biên Hà Nội xuất hiện thông báo: “Để kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô 10.10. Toàn dân treo cờ tổ quốc từ 30.9 đến hết ngày 12.10.2014”. Người dân thấy lạ, vì mãi 10 ngày nữa (10.10) mới đến ngày giải phóng thủ đô, thì cớ gì phải treo cờ từ ngày 30.09? Những người tinh ý mãi sau mới nhận ra là chính quyền lừa dân, để họ treo cờ mừng quốc khánh Trung Cộng 1.10.

Theo tin Thông tấn xã CSVN, lễ kỷ niệm lần thứ 56 quốc khánh Trung cộng cũng đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội và Sài Gòn. Ông Hoàng Vĩnh Gian, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung ở Hà Nội, khẳng định người dân Hà Nội và Việt Nam nói chung “…hết sức phấn khởi và tự hào về mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai đảng Cộng sản Việt – Trung…”.

Nhà cầm quyền CS tại Sài Gòn cũng đã tổ chức tưng bừng lễ kỷ niệm Quốc khánh của Hoa Lục trong ngày 1.10. 2014. Tổng lãnh sự Hoa Lục tại Sài Gòn và Chủ tịch hội hữu nghị Việt –Trung tại Sài Gòn nói rằng, đây là sự kiện đáng vui mừng để “bày tỏ sự hiểu biết và tin cậy trong quan hệ Việt Trung nhiều năm qua”.

Dư luận dân chúng cảm thấy nhục nhã về chính sách “bợ đỡ” của nhà cầm quyền CSVN đối với Trung Cộng. Chắc không phải là tình cờ, khi hai lần ngoại giao Việt Nam dùng cờ 6 sao của Trung cộng để đón Tập Cận Bình.

Một số người dân, sau khi nhận ra sự lập lờ này của chính quyền, đã tự động gỡ cờ xuống, vì không muốn mừng quốc khánh của quốc gia đang xâm lăng tổ quốc mình.

 

Mỹ dỡ một phần lệnh cấm vũ khí với VN

Máy bay trinh sát P-3 Orion, loại máy bay mà Washington có thể sẽ bán cho Hà Nội.

Các quan chức ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã thông báo với người đồng nhiệm VN ông Phạm Bình Minh về quyết định này trong cuộc hội đàm hôm 2.10 vừa qua.

Ông Kerry nói rằng Washington đang điều chỉnh chính sách để ‘cho phép chuyển giao các thiết bị quốc phòng, trong đó có thiết bị sát thương, nhưng chỉ cho mục đích an ninh hàng hải’.

Các phóng viên cho rằng việc này là nhằm vào các hành động của Trung cộng ở vùng biển đảo có tranh chấp trên Biển Đông nhưng các quan chức Mỹ phủ nhận.

Nữ phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki, cho biết việc Mỹ bán các thiết bị mang tính sát thương cho Việt Nam chỉ được giải quyết ‘theo từng trường hợp’. Tuy nhiên bà Psaki nói quyết định này không nhằm vào Trung Quốc.

Trước đó vào ngày 1/10/2014, trong cuộc thảo luận tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) , ông Phạm Bình Minh ca ngợi mối quan hệ giữa hai nước “phát triển mạnh mẽ về mọi mặt” từ trao đổi từ kinh tế đến giữa người với người, nhờ đó, nước Việt Nam và cả khu vực phát triển về kinh tế và an bình trong khi hai nước chỉ thiết lập bang giao từ năm 1995 đến nay.

Phát biểu tại cuộc thảo luận, ông Scot Marciel, Phụ tá thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, cho hay các thỏa thuận giữa hai nước gần đây mới chỉ dẫn đến việc gửi trợ giúp nhân đạo đến Việt Nam nhưng các tiếp xúc của lực lượng quân sự hai bên “tiến triển chậm chạp hơn” và lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam là quyết định của chính phủ.

Ông Chris Borse, cố vấn an ninh quốc gia của nghị sĩ John Mccain cho hay “Lợi ích chiến lược hiện giờ (của hai nước) là vấn đề an ninh trên biển” trong khu vực. Quốc hội sẵn lòng hợp tác với chính phủ để đưa ra một nghị quyết gỡ bỏ lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam nếu Việt Nam “bày tỏ thay đổi thể chế” chứng tỏ họ sẵn lòng “từ bỏ quyền lực độc tài” chống lại các người bất đồng chính kiến và cải tổ hệ thống tư pháp.

Tuy nhiên, cả hai ông Marciel và Borse đều nhấn mạnh rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam không phải là điều kiện đích xác mở cái này thì anh được cái kia. Nếu Việt Nam thả rất nhiều người bất đồng chính kiến thì một số võ khí có thể bán, nhưng phải tiến bộ rộng rãi hơn về nhân quyền.

 

Yên Bái: vỡ đập hồ chứa bùn thải quặng

Vào lúc 18g30 ngày 30/9, đập hồ chứa bùn thải quặng số 3 của nhà máy tuyển quặng của Công ty cổ phần khoáng sản Tây Bắc (thôn Lương Thiện, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên, Yên Bái) bất ngờ bị vỡ khiến bùn tràn vào nhà dân, làm đời sống người dân nghèo tại đây thêm khốn đốn.

Tin cho biết, do vị trí vỡ thuộc thân đập cuối cùng nên một lượng bùn và nước thải khổng lồ (khoảng 5.000m3) chảy tràn xuống nhiều tuyến đường của xã và của thôn. Không những thế bùn thải, cây cối, rác còn tràn vào nhà dân, ruộng vườn cùng với rất nhiều hoa màu, lúa trồng chuẩn bị thu hoạch của 32 hộ dân, chia cắt nhiều đoạn đường đi và điện sinh hoạt trong khu vực.

Tại thôn Lương Thiện, nơi có nhà máy tuyển quặng, một số nhà dân bị bùn thải tràn vào gây hư hỏng đồ đạc. Hệ thống cột điện sinh hoạt khu vực này cũng bị bùn làm gẫy đổ. Bùn còn tràn xuống sân chợ xã Lương Thịnh, chỗ ngập sâu tới nửa mét, làm hư hỏng hàng hóa của người dân. Cũng may lúc xảy ra tai nạn trời tối, mọi người đã về nhà nên chưa ghi nhận thiệt hại về người.
Cách đây 3 tháng, vào ngày 20.7.2014 đập ngăn hồ chứa bùn đỏ tại mỏ sắt Bản Cuôn (Bắc Kạn) và Nhà máy nghiền tuyển quặng sắt của Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ (Matexim) đã bị vỡ. Lượng bùn đỏ, xỉ quặng và chất thải rất lớn từ hồ chứa tràn xuống toàn bộ cánh đồng cấy lúa ở phía dưới của người dân xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn.

Trước đó nữa, vào ngày 18.11.2013, bờ moong khai thác titan của Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận cũng bị vỡ. Do nằm trên đỉnh núi cao, trữ lượng nước khoảng 300 m3 nên khi vỡ nước kèm theo bùn cát tràn qua tuyến đường nối Phan Thiết và đi mũi Kê Gà. Nước đổ xuống giống như dòng thác.

Sự việc thêm một lần nữa đặt vấn đề về an toàn hồ chứa tại Việt Nam, nhất là trong hai dự án bauxite ở Tây Nguyên.

 

Bắc Kinh sắp lập vùng phòng không trên Biển Đông?

 Nhật báo The Philippine Star, xuất bản tại Manila, hôm 30/09 vừa qua đã trích dẫn một số quan chức an ninh cao cấp của Philippines, lên tiếng báo động rằng các hoạt động cải tạo địa hình và xây dựng cơ sở trên các thực thể mà Bắc Kinh đã chiếm đóng tại vùng quần đảo Trường Sa là tín hiệu dự báo việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Hậu quả là quyền tự do đi lại trên biển và trên không của Philippines cũng như của các nước khác sẽ bị tác hại.

Hình mới nhất của bãi Gạc Ma (Johnson South Reef) chụp ngày 29/07/2014. Nguồn : Quân đội Philippines

Trích dẫn các nghiên cứu quân sự cũng như dữ liệu quan sát liên tục thu thập được, một quan chức an ninh cấp cao của Philippines hôm 29/09 đã xác định rằng việc Trung Quốc cải tạo và bồi đắp các rạn san hô đang tranh chấp trên Biển Đông là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (từ tắt tiếng Anh là ADIZ) trong khu vực.

Phát biểu với nhật báo Philippines, viên chức này cảnh báo: “Trung Quốc chỉ còn chờ hoàn tất việc xây dựng các cơ sở hải quân và không quân trên các bãi mà tên tiếng Việt là Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven… để tuyên bố một vùng phòng không tại Biển Đông, tương tự như những gì Bắc Kinh đã làm ở Biển Hoa Đông“.

Các bức không ảnh gần đây nhất của khu vực (tháng 07/2014) cho thấy là các bãi ngầm đã biến thành đảo cát nhân tạo, với những cơ sở kiên cố, đường sá, bến tàu, thậm chí có trồng cả dừa. Theo báo chí Philippines, Trung Quốc không chỉ xây các cơ sở quân sự, mà còn chú ý đến các công trinh dân sự như khách sạn hoặc hồ bơi để phục vụ cho du khách trong tương lai.

Trong khi đó theo nhật báo Đài Loan Want Daily, vào hôm 01/10/2014, Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan, Trung tướng Cao Thiên Trung đã thông báo rằng Chính quyền Đài Bắc đang xem xét khả năng triển khai tên lửa phòng không RIM-72C Sea Chaparral do Mỹ chế tạo trên đảo Itu Aba mà Đài Loan đang kiểm soát ở vùng Trường Sa.

Còn theo một số dân biểu Đài Loan, hệ thống hiện hữu chưa đủ để đối phó với một cuộc tấn công của Việt Nam, do vậy, Bộ Quốc phòng cần triển khai thêm các loại tên lửa phòng không và vũ khí chống đổ bộ trên đảo, đồng thời mở rộng cảng, sân bay và những cơ sở quân sự khác trên đảo Itu Aba.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux