Công an không phải là lực lượng duy nhất nhũng nhiễu, bạo hành đối với quần chúng. Như vậy nhà nước CSVN đã ứng xử với tình trạng đó như thế nào? Mời quý vị nghe câu trả lời qua phần hai bài viết của ký giả Helen Clark.
*******
Trong một cuộc biểu tình khác về đất đai ở ngoại thành Hà Nội vài tháng sau đó, 1.000 dân làng đã đối mặt với khoảng 3.000 cảnh sát cơ động, nổi tiếng với quân phục màu ô liu đậm của họ cùng trang bị thiết bị chống bạo động và súng AK47. Các cảnh quay nhanh chóng tải lên YouTube và gây phẫn nộ tương tự. Chính phủ cho rằng tất cả đã bị các “thế lực thù địch” (một mô tả gán ghép) dàn dựng nên, điều này cho thấy các nhà hoạt động dân chủ, có thể truy cập đáng kể vào nhiều nguồn thông tin và tốt hơn so với các bộ phận quay phim chính thức của nhà nước.
Tối thiểu là hai trường hợp này cũng đã cho thấy sự liên can của những người rõ ràng là đại diện của nhà nước, ngay cả khi phần lớn họ vẫn còn vô trách nhiệm. Đó là những thanh niên không (hoặc đôi khi hoàn toàn không) chính thức làm việc cho nhà nước, một loại “lực lượng dân phòng” được xử dụng để đe dọa người nông dân canh tác, những ai không chịu giao nộp đất đai hoặc để đánh phá các cuộc biểu tình về đất đai, đòi hỏi lương bổng của công nhân.
Vào tháng Tám năm nay chính phủ đã làm một số việc để thay đổi. HRW và các tổ chức khác đã thận trọng hoan nghênh Thông tư 28, do Bộ Công an ban hành, có tiêu đề là “Quy định về công tác Điều tra Hình sự trong Công an Nhân dân”. Thông tư này được xem là một cải thiện nhưng vẫn còn đôi chút chưa triệt để với những lỗ hổng và bất thường (như việc phân loại người bị tình nghi là tội phạm). Thông tư cấm “việc bức cung. .. hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt”.
Một nguồn chuyên môn, ẩn danh tuyệt đối, từng nói chuyện với Asia Sentinel đã cho biết “Việc tra tấn là tiêu chuẩn hành xử của công an khi những người trẻ tuổi bị bắt vì các tội phạm có thực. Công an thường đánh đập các bị cáo để “khuất phục” và tất cả các đồn công an đều có giữ các vũ khí bằng điện để dọa nạt tù nhân khiến họ phải thú tội – ngay cả dù không làm gì sai trái.”
Tuy nhiên, nguồn tin ấy cũng ghi nhận rằng mặc dù có bạo lực trên diện rộng, Hà Nội đã cho thấy ý nguyện chính trị muốn cải thiện tình hình mặc dù đó là từ “các viên cao cấp của chính phủ”, những người muốn nhìn thấy sự thay đổi.
Dù trong một hệ thống chính trị thứ bậc như ở Việt Nam, các mệnh lệnh từ trên thường đi xuống dưới rất nhanh chóng, tuy nhiên việc thực hiện ở hạ tầng, tại các thành phố nhỏ có thể mất thời gian. Thường thì, như HRW ghi nhận, các công an thấp nhất dưới phường xã, là các thủ phạm và cần phải được huấn luyện đào tạo nhất.
Công dân Việt Nam cùng có chung nỗi sợ hãi phổ biến khi bị công an chú ý. Tất nhiên giới bất đồng chính kiến là đặc biệt rủi ro nhất nhưng hầu như bất cứ ai đi quá giới hạn đều có thể bị tổn thương. Những câu chuyện về sự tàn bạo và tống tiền của công an được lan truyền rộng rãi, và trong những năm gần đây đã nổi bật trên các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát và trở thành một thứ dịch bệnh trong các blog và các bài viết trên phương tiện truyền thông xã hội.
Ông Trương Trọng Nghĩa, phó Chủ tịch hội Luật sư Việt Nam nói với phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Quốc hội rằng, “nạn tra tấn vẫn còn tồn tại; [những người điều tra] đối xử với nghi phạm như kẻ thù của họ…Phán quyết sai trái, đe dọa và tra tấn gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến bản thân chế độ. Con cháu [nạn nhân] sẽ quy trách nhiệm cho chúng ta.”
Bản báo cáo của HRW có hũu ích không ? Giới chuyên môn cho rằng có: “Họ (chính phủ VN) sẽ rất không vui vì bản báo cáo này, nhưng họ sẽ phải lưu ý đến vấn đề”
- Tác giả Helen Clark là một cây bút tự do ở Úc, người đã trải qua nhiều thời gian ở VN để nghiên cứu về tình trạng nhân quyền ở đấy.
Leave a Comment