Mặc dù nha cầm quyền Hồng Kông theo lịnh của chính quyền trung ương Bắc Kinh đưa ra lời cảnh cáo sẽ bắt những ai đứng ra kêu gọi người dân xuống đường biểu tình chiếm khu phố trung tâm tài chánh và bắt phải đòi bồi thường thiệt hại cho các ngân hàng, các cơ quan hoạt động tài chánh ở đó. Nhưng những người và các tổ chức hoạt động dân chủ ở Hồng Kông vẫn cương quyết tiến hành theo những gì mà luật lệ ở đây cho phép. Ngày 14 tháng 9 vừa qua, hơn 4 ngàn người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình, những người biểu tình cùng nhau cầm những tấm biểu ngữ dài màu đen đi qua các đường phố để tố cáo chính quyền trung ương Bắc Kinh không giữ đúng lời cam kết ‘’Một quốc gia hai chế độ’’ khi nhận lại nhượng địa này từ tay người Anh vào năm 1997. Điều làm cho nhà cầm quyền Hồng Kông bối rối là kế hoạch biểu tình lần này có sự tham gia đông đảo của sinh viên và học sinh cụ thể là trong tháng 9 này tất cả sinh viên của 14 trường đại học, cao đẳng chuyên sẽ bãi khóa, không đến trường trong vòng 1 tuần lễ, sau đó đến học sinh trung học cấp ba để rồi vào ngày 1 tháng 10 sẽ cùng nhau biểu tình chiếm khu phố trung tâm tài chánh đòi bầu cử tự do. Tổng hội Sinh viên & Học sinh Hồng Kông cho hay nếu như Quốc hội Trung quốc không rút lại quyết định bắt người dân Hồng Kông phải đi bỏ phiếu theo kiểu đảng cử dân bầu như ở Hoa lục thì thì sinh viên, học sinh Hồng Kông chúng tôi không còn cách nào khác hơn là phải chiếm khu phố hành chánh để biểu tình phản đối.
Được biết những người và các tổ chức dân chủ ở Hồng Kông đã nạp đơn xin biểu tình tại khu phố trung tâm tài chánh vào ngày 1 tháng 10 sắp tới, nhưng có được cấp phép hay không là một chuyện khác. Theo các thông tin tổng hợp thì chính quyền Bắc Kinh sẽ điều động lính và xe bọc thép từ Hoa lục sang để tăng cường cho cảnh sát Hồng Kông, những tin tức đó đã làm cho nhiều người dân Hồng Kông lo sợ một biến cố Thiên An Môn thứ hai, nhưng theo các nhà hoạt động xã hội thì vào thời đại này có lẽ Bắc Kinh sẽ không dám đàn áp như cách đây 25 năm về trước, ngoại trừ khi những người lãnh đạo Trung quốc ở Trung Nam Hải bất chấp mọi chuyện để duy trì chính sách toàn trị. Cũng theo các nhà hoạt động xã hội này thì nếu như một Thiên An Môn thứ hai xảy ra ở Hồng Kông thì chế độ Cộng sản Trung quốc chắc chắn phải đối mặt với nhiều khó khăng gấp cả chục lần so với trước. Mặc dù Bắc Kinh là thủ đô của Trung quốc, nhưng lợi ích về kinh tế đem lại cho Hoa lục không sao sánh bằng Hồng Kông, nên nếu đặc khu Hành chánh này có biến thì thị trường tài chánh Hồng Kông sẽ bị tê liệt nặng và đương nhiên đầu tư nước ngoài sẽ tính đường tháo chạy khỏi nơi này.
Theo các bình luận gia về thời cuộc thì nếu nhà cầm quyền Hồng cấp phép cho biểu tình vào ngày này thì giải quyết được nhiều vấn đề mà không bị thiệt hại về kinh tế vì ngày 1 tháng 10 là ngày Quốc Khánh của Trung quốc nên mọi công sở, hãng xưởng đều được nghĩ. Không cấp phép thì người dân Hồng Kông cũng xuống đường biểu tình chiếm phố trung tâm tài chánh bởi vì họ không còn cách nào khác. Những người và các tổ chức chủ xướng chiếm phố trung tâm đã tính toán kỷ khi chọn ngày 1 tháng 10. Tuy chỉ chỉ chiếm 1 ngày, nhưng coi đây như một cuộc thực tập cho những lần sau.
Leave a Comment