Người ta gọi Nhật Bản là một đảo quốc vì đất nước này có đến 6.852 hòn đảo lớn nhỏ, tuy nhiên hầu hết người Nhật sinh sống trên bốn hòn đảo chính đó là đảo Hokkaido, đảo Honshu, đảo Shikoku và đảo Kyushu. Mặc dù đang ở vào thời đại toàn cầu hóa, nhưng vẫn còn rất nhiều hòn đảo nhỏ của Nhật chưa được đặt tên, lý do cũng dễ hiểu vì đó là những hòn đảo quá nhỏ, không có người ở, có những hòn đảo chỉ lồi lên khỏi mực nước biển chừng vài mét. Nếu không có chuyện Trung quốc mưu toan xâm chiếm quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) thì có lẽ chính phủ Nhật cũng vẫn chưa có nhu cầu đặt tên cho những hòn đảo chưa có tên. Ngày 01/08/2014, phát ngôn viên chính phủ Nhật là ông Suga trongmột cuộc họp báo định kỳ cho biết kể từ ngày hôm nay 158 hòn đảo nhỏ của Nhật chưa có tên gọi đã chính thức được đặt tên. Trong 158 hòn đảo đó có 5 hòn đảo nằm xung quanh quần đảo Senkaku. Ông Suga còn cho biết thêm trước khi đặt tên, chính phủ Nhật đã tham khảo ý kiến người dân địa phương ở gần hòn đảo chưa có tên gọi là nên đặt tên gì cho thích hợp. Ý kiến chung của người dân là nên sử dụng cái tên mà từ trước đến nay người dân dịa phương thường hay gọi để chỉ hòn đảo đó.
Ngay sau khi phát ngôn viên chính phủ Nhật họp báo là cơ quan Tham mưu về chính sách Hải dương Nhật cho công bố trên website của mình tên gọi của 158 hòn đảo vừa mới được đặt tên.
Có phải việc đặt tên cho 158 hòn đảo này là một hình thức muốn quảng bá cho thế giới biết chứ không còn mục đích nào khác và liệu việc đặt tên này sẽ bị Trung quốc phản đối đến mức độ nào. Đó là hai câu hỏi chính mà các ký giả đặt ra với người phát ngôn viên chính phủ Nhật. Ông Suga trả lời rằng nếu gọi là muốn quảng bá cho thế giới biết quả thật không sai, nhưng điều quan trọng của việc phải đặt tên là xác nhận đó là lãnh hải lãnh đảo bất khả xâm có từ ngàn xưa của Nhật đúng là phải quảng bá cho thế giới biết về lãnh hải, lãnh đảo, bất khả xâm của Nhật và đã được luật pháp quốc tế, luật Biển của Liên hiệp quốc thừa nhận để làm chứng cứ chống lại sự xâm lược của bất kỳ quốc gia nào. Việc đặt tên này có bị Trung quốc phản đối hay không thì chắc là có, nhưng dù phản đối ở mức độ nào Nhật Bản vẫn không thay đổi lập trường.
Theo các hữu chức trong nội các của Thủ tướng Abe thì sự việc Trung quốc kéo giàn khoan HD981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam đã khiến cho Nhật Bản cần phải lên đối sách mỗi khi Bắc Kinh thực hiện âm mưu xâm lấn này ở biển Hoa đông, chính vì thế mà trong một hội nghị bàn về các hòn đảo nhỏ đuợc tổ chức vào tháng 6 vừa rồi. nhiều nhân vật hữu quyền cũng như các chuyên gia, học giả độc lập đều lên tiếng thúc dục chính phủ Nhật phải gấp rút đặt tên cho 158 hòn đảo chưa có tên để dễ dàng úng xử khi có nước nào muốn xâm chiếm.
Thưa quý thính giả, ngay sau khi Nhật công bố tên 158 hòn đảo nhỏ đó là chính quyền Trung quốc qua sứ quán Bắc Kinhh tại Tokyo gọi điện đến bộ Ngoại giao Nhật phản đối, đồng thời Đại sứ Nhật ở Bắc Kinh là ông Kitera bị bộ Ngoại giao Trung quốc gọi đến để kháng nghị. Cả bộ Ngoại giao Nhật lẩn Đại sứ Kitera đều bác bỏ việc kháng nghị này vì cho rằng chính phủ Nhật Bản có quyền đặt tên hay thay đổi tên bất kỳ một hòn đảo nào thuộc chủ quyền của mình.
Theo các quan sát viên tình hình châu Á-Thái Bình dương thì chỉ mấy năm trước đây mỗi lần Tokyo có động thái gì mà Trung quốc cảm thấy có hại cho mình là Bắc Kinh gay gắt lên án Tokyo kể cả việc hăm dọa bằng một cuộc chiến tranh. Lần này Tokyo đặt tên cho 5 hòn đảo nhỏ xung quanh quần đảo Senkaku coi như nói thẳng với Bắcrằng đây là hải đảo của Nhật chứ chẳng phải là nơi đang phân tranh với Trung quốc và chắc chắn không phải là đảo Điếu Ngư của Trung quốc thế mà Bắc Kinh chỉ phản đối chiếu lệ, điều này cho thấy Trung quốc không thể bắt nạt được Nhật Bản như đang bắt nạt Việt Nam. Hiện nay hải quân và không quân Nhật đủ sức bẻ gảy mọi cuộc xâm lược của Trung quốc ở biển Hoa đông và quần đảo Senkaku đó là chưa kể đến việc bảo vệ Nhật của Hoa Kỳ qua hiệo ước Bảo an.
Mặc dù hiện nay Nhật Bản không mấy lo sợ bị Trung quốc xâm chiếm biển Hoa đông và quần đảo Senkaku, nhưng trong tương lai khi mà lực lượng quân sự Trung quốc lớn mạnh hơn bây giờ thì Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh chuyện xâm lược biển đảo của Nhật, bởi vậy Tokyo vẫn không thể nào mất cảnh giác được trước một anh khổng lồ xấu tính. Chính phủ cũng như người dân Nhật cương quyết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ đến cùng thế mà Trung quốc vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược thì thử hỏi Việt Nam sao thoát khỏi bàn tay xâm lược của bá quyền phương Bắc khi những người lãnh đạo đảng CSVN luôn tin vào sự hứa hẹn của Bắc Kinh. Chính quyền CSVN còn cai trị ngày nào là nguy cơ mất nước tăng tốc ngày đó.
Leave a Comment