Trưởng văn phòng nhật báo Sankei của Nhật tại Seoul bị tố cáo về tội cố tình bôi nhọ danh dự nữ Tổng thống Hàn quốc
Ngày 18 tháng 8 vừa qua, ký giả Kato (Trưởng văn phòng nhật báo Sankei của Nhật tại Seoul) đã cùng với luật sư của mình đến tòa án sơ thẩm Seoul để trình bày cho quan tòa biết về sự vô lý của sự tố cáo đã làm tổn thương danh dự nữ Tổng thống Phát Cận Huệ trong một bài báo.
Thưa quý thính giả, vào ngày 03/08/2014, trên tờ báo Sankei ở trang thời sự Quốc tế có đăng một bài viết của ký giả Kato từ Seoul gởi về dưới cái tựa : Trong ngày xảy ra tai nạn chìm tàu chở du khách, nữ Tổng thống Phát đi đâu ?, gặp ai suốt 7 tiếng đồng hồ ?.
Ngay sau khi bài báo được đăng, sứ quán Hàn quốc tại Tokyo đã điện thoại đến tòa soạn báo Sankei yêu cầu phải gở bài này xuống, nhưng tòa báo không chịu vì cho rằng bài viết chỉ tóm lược lại từ các cuộc chất vấn công khai ở Quốc hội Hàn quốc và từ những bài viết đã được đăng trên nhiều tờ báo phát hành ở Seoul chứ chẳng hề có ý bôi nhọ danh dự ai cả.
Vì nhật báo Sankei không chịu gở bài này xuống nên một đoàn thể Hàn quốc ủng hộ nữ Tổng thống Phát Cận Huệ đã nạp đơn kiện ký giả Kato ở tòa. Chuyện khởi đầu bằng một phiên chất vấn vào ngày 07/07/2014 ở Quốc hội Hàn quốc. Dân biểu đảng đối lập là ông Phát Ánh Tuyên đã hỏi ông Kim Kì Xuân (Trưởng ban Bí thư Phủ Tổng thống) rằng nghe nói là một tiếng đồng hồ sau khi tai nạn chìm tàu chở du khách xảy ra quý vị đã viết một bản báo cáo gởi cho Tổng thống biết phải không ?
Đáp : Thưa đúng như vậy.
Hỏi : Vào thời điểm gởi bản báo cáo đó thì Tổng thống ở đâu ?
Đáp : Thưa không biết, nghe nói là phòng An ninh Quốc gia gởi bản báo cáo đó.
Hỏi : Một tai nạn lớn như thế sao không gặp mặt Tổng thống để báo cáo trực tiếp mà báo cáo bằng văn bản ?
Đáp : Chuyện báo cáo bằng văn bản vẫn thường làm
Hỏi :Khi tai nạn xảy ra, Tổng thống có mặt ở phòng làm việc không?
Đáp : Thưa không biết.
Hỏi : Ông là Trưởng ban Bí thư của Tổng thống mà không biết thì ai biết đây ?
Đáp : Trưởng ban Bí thư không có nghĩa là nhất cử, nhất động của Tổng thống đều phải biết.
Hỏi : Nghe nói ngày hôm đólà ngày nghĩ của Tổng thống nên không có mặt ở phòng làm việc phải không?.
Đáp : Thưa không đúng.
Hỏi : vậy tại sao ông không biết Tổng thống có mặt ở phòng làm việc vào ngày hôm đó ?
Đáp : Vì phòng làm việc của Tổng thống cách xa nên chúng tôi thường báo cáo bằng văn bản
Hỏi : Trả lời như vậy thì đâu có ai lý giải được.
Sau phiên chất vấm đó, truyền thông Hàn quốc đều đồng loạt chỉ trích nữ Tổng thống Phát Cận Huệ và bắt đầu bủa ra đi lý do tại sao chẳng thấy bóng dáng nữ Tổng thống Phát Cận Huệ ở đâu cả trong suốt 7 tiếng đồng hồ kể từ khi tai nạn chìm tàu xảy ra. Bà Huệ đi đâu ?, gặp ai là đề tài nóng bỏng trên làng báo ở Hàn quốc vào thời gian đó. Báo đài Hàn quốc đã sử dụng hai chữ Mật Tuyến khi đề cập đến lý do vắng mặt trong 7 tiếng đồng hồ của bà Huệ. Hai chữ này khó hiểu, phải tra đại tự điển tiếng Hàn quốc mới biết nghĩa của nó. Mật Tuyến là bí mật đi gặp một người khác phái tính.
Đặc phái viên Kato của nhật báo Sankei tóm lược những dữ kiện như vừa nói trên rồi thêm một câu kết luận rằng người đứng đầu một quốc gia mà ngay lúc hữu sự không biết ở đâu, điều hành, quản lý đất nước như thế thì quá nguy hiểm.
Theo các bình luận gia Hàn quốc thì với nội dung bài báo của ký giả Kato khó mà buộc ông ta về tội mạ lị làm tổn thương danh dự nữ Tổng thống Phát Cận Huệ, nếu đem ra xử thì chẳng giải quyết được gì khi mà 7 tiếng đồng hồ vắng mặt của nữ Tổng thống vẫn chưa được giải mã.
Chủ tịch Hiệp hội Ký giả Ngoại quốc tại Seoul đã họp báo nói rằng chúng tôi rất quan tâm đến chuyện ký giả kato của báo Sankei bị tố cáo về tội làm tổn thương danh dự Tổng thống, nhưng nên nhớ rằng Hàn quốc là một quốc gia có sự tôn trọng quyền tự do ngôn luận tốt.
Leave a Comment