Tàu cá ngư dân đảo Lý Sơn bị Trung Quốc cướp phá

- Quảng Cáo -

Tàu cá ngư dân đảo Lý Sơn bị Trung Quốc cướp phá

ngudanLySonLiên tiếp hai ngày, hai tàu đánh cá của ngư dân huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu tuần Trung Quốc cướp phá ở ngư trường Hoàng Sa gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng.

Vào tối ngày 15/8 tàu cá của ông Trần Hiền ở thôn Tây, tỉnh Quảng Ngãi đã cập cảng Lý Sơn sau khi bị Trung Cộng đập phá, cướp tài sản tại ngư trường Hoàng Sa.

Ông Hiền cho biết họ dùng dùi cui, búa dồn ngư dân về phía mũi rồi đập phá cabin, thuyền thúng, cắt dây hơi. Sau đó, họ lấy đi máy Icom, thiết bị định vị và 2 tấn cá, ước lượng thiệt hại trên 200 triệu đồng. Rất may, khi đang đập phá, một người Trung Quốc bị mảnh kính làm bị thương nặng nên họ phải đưa người bị thương xuống xuồng rút lui.

- Quảng Cáo -

Sự việc tàu cá của ngư dân Trần Hiền chưa nguôi, tối 16/8 tàu cá của ngư dân Lê Khởi lại trở về đảo Lý Sơn với nhiều vết tích bị đập phá và bị cướp mất toàn bộ máy móc, tài sản trên tàu. Theo ông Khởi, ông cùng 13 ngư dân ra khơi cách đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa khoảng 1 hải lý thì tàu Trung Cộng xuất hiên, khi gần tiến sát, nhóm này 17 người đã ập lên tàu ngư dân VN rồi khống chế người, sử sụng  búa đinh, dùi cui đập bể cửa kính cabin tàu ngư dân VN.

Ông Khởi cho biết, bọn chúng cắt phá 3 thuyền thúng và toàn bộ dây hơi, lấy toàn bộ máy móc, trang thiết bị, 4 tấn cá ngừ đại dương và 3,000 lít dầu. Ước lượng thiệt hại ban đầu khoảng 700 triệu đồng. Tức giận trước hành động tấn công của Trung Quốc, ngư dân Lê Khởi nói rằng, bọn chúng nhảy lên tàu, dùng dùi cui đánh vào mặt ông khiến ông choáng váng, rồi đe dọa anh em ngư dân nếu có hành động chống cự. Tức quá nhưng không biết làm gì, đành ngậm đắng nuốt cay và quay về.

 

CSVN không cho phép hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước

hoi-nghiChủ toạ cuộc mít tinh kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống Công an Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội sáng ngày 16 tháng 8, 2014, ông Trần Đại Quang- Bộ trưởng Bộ Công an Cộng sản Việt Nam- khẳng định rằng, nhà cầm quyền CSVN sẽ không để hình thành bất kỳ tổ chức chính trị đối lập nào tại Việt Nam. Theo ông Quang thì “…các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, ráo riết thực hiện diễn biến hoà bình, lợi dụng xu thế dân chủ hoá để tác động, kích động chống phá, gây mất ổn định chính trị và xã hội Việt Nam…”.

Tham dự cuộc mít tinh, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng sản Việt Nam cũng đã yêu cầu công an Cộng sản Việt Nam phải thực hiện điều mà họ gọi là kịp thời tranh đấu ngăn chặn việc nhen nhóm, hình thành các tổ chức chống đảng.

Có điều lạ là một cuộc hội thảo do Luật sư đoàn Hà Nội dự định tổ chức tại hội trưởng của Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam thuộc quận Ba Đình, Hà Nội sáng cùng ngày 16 tháng 8 đã bị hủy bỏ đột ngột.

Sự kiện này đã gây xôn xao cộng đồng mạng khi mọi người đọc được bức thư ngỏ của ông Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm, kiêm trưởng ban Bảo vệ quyền lợi luật sư và là trưởng ban Tuyên truyền và phổ biến pháp luật của Luật sư đoàn Hà Nội.

Trong bức thư ngỏ được tung lên mạng xã hội, ông Triển nói rằng, cuộc hội thảo theo dự định sẽ diễn ra sáng ngày 16 tháng 8 để Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội góp ý về công tác điều tra hình sự của công an Cộng sản Việt Nam, với quá nhiều điều bất hợp lý, đã để cho lực lượng này tự tung tự tác, vượt qua pháp luật, liên tiếp đánh chết người trong giai đoạn thẩm vấn.

Ông Trần Đình Triển cho biết, ông đã có mặt tại hội trường của Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam khoảng 6 giờ rưỡi chiều ngày 15 tháng 8 để kiểm tra việc chuẩn bị cuộc hội thảo. Thế nhưng, chừng một tiếng rưỡi đồng hồ sau, ông Triển nhận được tin của cán bộ quản lý hội trường thông báo việc đơn phương cắt hợp đồng thuê địa điểm theo lệnh của Bộ Công an, không để đoàn luật sư Hà Nội tổ chức cuộc hội thảo.

Rất nhiều luật sư không biết có lệnh huỷ bỏ cuộc hội thảo, nên vẫn tề tựu tại địa điểm trên sáng 16 tháng 8. Mãi sau đó, nhiều luật sư mới hay tin cuộc hội thảo của luật sư đoàn Hà Nội bị huỷ bỏ đột ngột. Ông Trần Đình Triển cuối cùng đã phải nhờ mạng xã hội gửi lời xin lỗi các đồng nghiệp của mình.

 

Thêm cây cầu có một không hai trên thế giới tại VIệt Nam

caulakyMới đây, một cây cầu có một không hai lại xuất hiện trong dư luận trong nước, sự quái dị của cây cầu này cũng như dự tồn tại của nó trong sự dửng dưng của chính quyền địa phương mà ai nấy đều bất ngờ.

Đó là cây cầu Bến Gỗ, bắc ngang sông Hà Thanh, thuộc phường Nhơn Bình, nối thành phố Quy Nhơn với thôn Phổ Trạch, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định. Hàng ngày, vào những lúc đông người qua lại, dân chúng buộc phải xếp thành hàng dài, chờ đợi để luân phiên qua cầu. Không ai biết cầu có thể sập bất kỳ lúc nào cũng như người ta có thể té xuống sông bất kỳ lúc nào

Đi lại vào ban ngày đã khó khăn, vào ban đêm, do ở đây không có điện chiếu sáng nên nguy cơ xảy ra tai nạn còn lớn hơn nhiều. Đến mùa mưa thì không ai còn dám nghĩ đến chuyện qua cây cầu này.

Những người dân sống gần đây cho biết, người ở nơi khác về đây gần như quay xe tìm lối khác mà đi, không mấy ai dám đi qua cầu. Nhưng tai nạn thỉnh thoảng vẫn xảy ra với cả những người quen đường rành lối.

Thường thì cả người và xe rơi xuống sông, nhẹ thì thương tích, sặc nước. Nặng thì tử vong và thường cũng do đuối nước.

Ít năm gần đây, chuyện người qua lại cầu bị rơi xuống sông xảy ra cũng nhiều, nhưng may mà chưa có chuyện xấu. Được biết, có khoảng 1.000 hộ dân thường xuyên qua lại trên cây cầu này.

Đã nhiều lần người dân xã Phước Thuận và Nhơn Bình gửi đơn lên chính quyền địa phương, xin góp tiền để xây cầu Bến Gỗ nhưng không hiểu sao đến nay, các quan chức vẫn lơ là chuyện này.

Hiện nay, dân chúng quá lo lắng về an nguy của người qua cầu, nên tự mình tổ chức thu phí, để góp tiền làm cầu, chứ đợi nhà nước CSVN ngó tới thì không biết đến khi nào.

 

Thương xá Tax 130 tuổi, sắp bị xóa sổ

tax-vneSau khi chặt, đốn hàng cây cổ thụ trăm tuổi dọc theo lề đường Lê Lợi, chính quyền Sài Gòn đang chuẩn bị giật đổ thương xá TAX có mặt ở khu vực trung tâm thành phố Sài Gòn từ hơn 130 năm nay.

Quyết định xoá sổ thương xá TAX lâu đời nhất và sầm uất nhất Việt Nam đã được thông qua từ 4 năm trước, để thay vào đó là khu thương mại cao 40 tầng, mà theo phương án ban đầu có cả một bãi đáp máy bay trực thăng. Dự án này sẽ khởi công vào đầu năm 2015 tới.

Tuy nhiên, các tiểu thương khu thương xá TAX đột ngột được lệnh phải rời khỏi đây trước tháng 10, 2014, tức sớm trước ba tháng theo dự tính, để nhà nước Việt Nam xây tháp thông gió nhà ga Nhà hát thành phố của tuyến metro số 1.

Thương xá TAX được xây dựng vào năm 1880, có diện tích khoảng 9,200 thước vuông, là khu trung tâm thương mại lâu đời, đã trở thành một trong những biểu tượng của thành phố Sài Gòn cùng với chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, Nhà hát lớn, Bưu điện, toà thị chính. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, hơn một tuần lễ nay, trên 200 chủ tiệm kinh doanh ở thương xá TAX đã vội tuôn hàng ra bán với giá chỉ còn một nửa. Theo báo Người Lao Động, giới tiểu thương nơi đây được khuyến cáo dời cửa tiệm về quận 8 hoặc về Siêu thị Sài Gòn ở quận 10 để tiếp tục kinh doanh.

Người ta ước tính, trung bình mỗi ngày có khoảng 4,500 lượt người vào mua sắm tại thương xá TAX, nơi được coi là một trong những trung tâm có giá trị thương quyền hàng đầu tại Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here