Bắc Kinh tuyên bố có quyền „xây bất cứ cái gì họ muốn“ ở Biển Ðông
Bác bỏ lời hô hào ngưng mọi hoạt động có thể gây căng thẳng, Dịch Tiên Lương (Yi Xianliang) phó tổng vụ trưởng Vụ Biên Giới và Ðại Dương, Bộ Ngoại Giao Trung cộng, khẳng định với các nhà báo rằng Trung Quốc có quyền xây dựng bất cứ gì tại các đảo trên Biển Ðông như biện pháp nhằm nâng cao các điều kiện sống căn bản ở đó.
Dịch Tiên Lương còn ngang ngược nói thêm rằng:“Các đảo của quần đảo Trường Sa đương nhiên là lãnh thổ Trung Quốc nên bất cứ gì Trung Quốc làm hay không làm ở đó thì tùy thuộc nhà cầm quyền Trung Quốc. Không ai có thể thay đổi lập trường của nhà cầm quyền,”, “Tại sao các nước khác ngang nhiên xây phi trường mà chẳng ai nói một tiếng? Rồi bây giờ Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng một một vài công trình nhỏ và cần thiết, cải thiện điều kiện sống trên các đảo thì nhiều người lại nêu các sự nghi ngờ.”
Những cộng trình gọi là nhỏ mà Bắc Kinh đã và đang xây dựng ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là pháo đài to lớn có cả bãi đáp trực thăng, phi trường, nhà máy lọc nước biển, đường sá, dinh thự, bệnh viện, đài radar trạm truyền tin vệ tinh…
Ngày 7 Tháng Sáu 2014, tờ South China Morning Post tại Hồng Kông thuật theo sự tiết lộ của một viên chức Trung Quốc nói Trung Quốc đang có kế hoạch quy mô lớn, biến bãi đá ngầm Gạc Ma thành đảo nhân tạo. Nguồn tin đưa ra cả bản đồ minh họa để chứng minh. Tuy nhiên, Dịch Tiên Lương chối rằng không biết gì về chuyện đó.
Dịch Tiên Lương hăm he rằng đề nghị “dừng” các hoạt động gây căng thẳng đều không ích lợi gì mà lại còn có thể bị coi như nỗ lực cản trở các cố gắng của Trung Quốc và ASEAN tiến đến một Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) trên Biển Ðông. Nhưng trên thực tế Trung Quốc không hề muốn có sớm một bộ COC.
Các tuyên bố của Dịch Tiên Lương được đưa ra chỉ ít ngày trước cuộc hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN diễn ra ở Miến Ðiện bàn về an ninh với các đối tác, gồm Trung Quốc, Myanmar và Hoa Kỳ.
Các đề tài gồm tranh chấp biển đảo tại Thái Bình Dương. Philippines định đề nghị ngưng mọi hoạt động tại Biển Đông như là 1 phần trong kế hoạch 3 điểm đã đề ra tại hội thảo vùng, theo tuyên bố của ngoại trưởng Philippines. Hoa Kỳ là đồng minh của Philippines cũng kêu gọi các nươc trong vùng ngưng hoạt động tại các vùng biển tranh chấp để tránh gây căng thẳng.
Nguy cơ mất thị trường xuất cảng của ngành thép Việt Nam
Bản tin nhắc rằng hồi cuối tháng 12.2012, việc Indonesia áp thuế chống bán phá giá (CBPG) từ 13,5 – 36,6% khiến các doanh nghiệp (DN) xuất cảng thép vào thị trường này chuyển dần sang thị trường khác như Brazil. Thế nhưng đến cuối năm 2013, Brazil cũng công bố áp thuế CBPG 35,6% đối với thép cuộn cán nguội của VN.
Ước tính lượng thép cán nguội xuất cảng vào Brazil đã giảm 15% so với trước đó. Đại diện Công ty thép SeAH Steel cho biết trong thời gian bị điều tra và chờ Mỹ áp thuế CBPG, sản lượng xuất cảng đã giảm mạnh khiến công ty này phải chuyển hướng tìm các thị trường mới ở châu Á…
Theo Hiệp hội Thép VN, đơn vị này đã từng nhận được thư từ Malaysia và Thái Lan cảnh báo tôn phủ kim loại và sơn phủ màu có nguy cơ bị kiện CBPG khi số lượng xuất cảng từ VN vào hai nước này đang gia tăng. Ngay cả Indonesia cũng đã dùng biện pháp tự vệ bằng cách nâng thuế nhập cảng đối với sản phẩm tôn mạ vào nước này.
Tương tự với thị trường Châu?Á, bản tin báo Thanh Niên ghi lời ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Sen – nhận xét việc điều tra của Indonesia đối với tôn lợp nhà nhập cảng từ VN là việc bảo hộ thái quá, tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng và làm tổn hại đến mục tiêu tự do hóa thương mại trong khối ASEAN. Các động thái đó sẽ gây bất lợi cho DN và nguy cơ mất thị trường xuất cảng tại các nước ASEAN nếu không có giải pháp đối phó tích cực.
Do vậy, viễn ảnh mất thị trường xuất cảng ASEAN sẽ khiến cho nhiều DN thép nội càng trở nên khốn khó hơn bởi thị trường nội địa nhiều năm nay đã rơi vào tình trạng cung vượt cầu. Cụ thể, công suất tôn cán nguội của các DN VN trên 3 triệu tấn/năm nhưng năng lực tiêu thụ tại thị trường nội địa chỉ bằng một nửa, khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Tương tự, công suất lắp đặt các nhà máy tôn mạ lớn hiện nay là 2,5 triệu tấn/năm nhưng tiêu thụ tại nội địa chỉ khoảng 1 triệu tấn/năm… Đó là chưa kể các DN thép nội còn phải cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm nhập cảng từ Trung Quốc, Đài Loan và với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại thị trường nội địa.
Nghĩa là thép VN sẽ ế, sẽ ứ đọng… vì bán không được.
Ngoài ra theo nhiều DN sản xuất tôn thép, tình hình tiêu thụ thép trong nước hiện nay rất khó khăn do cung vượt cầu và lượng hàng nhập từ Trung Quốc, Đài Loan liên tục tăng trong thời gian gần đây. Các DN trong nước không thể cạnh tranh được với hàng giá rẻ nên tháng 5 vừa qua, nhóm 9 DN sản xuất thép trong nước đã đồng ký văn bản gửi các cơ quan quản lý nhà nước kiến nghị tăng thuế nhập cảng thép lá mạ màu từ 0 – 5% lên mức 20%, bằng mức thuế nhập cảng các sản phẩm thép mạ kẽm hoặc nhôm kẽm vì cùng nguồn gốc như nhau. Hơn nữa các sản phẩm này hiện năng lực sản xuất trong nước đã gấp 3 lần nhu cầu sử dụng.”
Philippines phạt án tù nặng ngư dân Trung Quốc
Mười hai ngư dân Trung Quốc nói trên bị bắt hồi tháng 4/2013 tại bãi san hô Tubbataha, nằm ở phía tây quần đảo Philippines, trong lúc chiếc tàu cá dài 48 mét của họ bị mắc cạn.
Các ngư dân còn bị xét xử vì tội tàng trữ động vật quý hiếm trong danh sách cần được bảo vệ. Đây là một tội danh có mức án cao nhất lên tới 20 năm tù. Lực lượng tuần duyên Philippines đã phát hiện hàng trăm con tê tê đông lạnh trên chiếc tàu cá của Trung Quốc. Tê tê là loại động vật nằm trong sách đỏ các loài có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ.
Ngoài phiên toà này, Philippines còn chuẩn bị đưa ra xét xử hàng chục ngư dân Trung Quốc và Việt Nam cũng vì những cáo buộc đánh bắt hải sản trái phép.
Gần đây nhất, hồi tháng 5.2014, chín người Trung Quốc đã bị bắt trên bãi Trăng Khuyết, một đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa trong vùng Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đang có những tranh chấp về chủ quyền.
Bãi san hô Tubbataha được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1993 và không có tranh chấp. Một tàu quét mìn của Mỹ cũng đã từng bị mắc cạn ở đây. Hải quân Mỹ rất vất vả mới đưa được con tàu ra khỏi bãi ngầm. Phía Philippines sau đó đã phạt Mỹ 1,33 triệu đô la vì đã làm gây hư hại di sản thiên nhiên của họ nhưng không đưa ra cáo buộc hình sự.
Leave a Comment