Nhiều đảng viên kỳ cựu kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa xã hội
Nội dung thư bắt đầu bằng nhận định rằng từ nhiều năm nay, đảng CSVN đã dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Việc đổi mới gần ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế chưa triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc. Đường lối chính sách của Đảng và nạn tham nhũng đã đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.
Thư nhắc tới Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà nhiều người cho là mốc dấu cho một giai đoạn Việt Nam bị lệ thuộc về chính trị-kinh tế vào Trung Quốc. Trong quan hệ với Trung Quốc, lãnh đạo CSVN đã có nhiều nhân nhượng phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới.
Bức thư còn nêu lên thực trạng yếu kém của Việt Nam phơi bày sự bất cập “cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo Đảng và nhà nước trong thời gian qua”.
Những người ký tên trong thư cũng thừa nhận rằng toàn thể Đảng CSVN, trong đó có bản thân họ, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên nhưng phần trách nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.
Bức thư nêu ra một số yêu cầu chính, mà trước tiên là Đảng CSVN cần thay đổi Cương lĩnh và “từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa”.
Và nhận định rằng, chỉ có hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ mới có thể mở ra thời kỳ mới phát triển cho Việt Nam. Họ cũng kêu gọi lãnh đạo Đảng và Nhà nước « thống nhất nhận định » về mưu đồ và hành động của Trung Quốc đối với Việt Nam, từ bỏ những nhận thức « mơ hồ, ảo tưởng », có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Đặc biệt, những người ký tên vào bức thư yêu cầu Đảng phải công bố những điều quan trọng đã ký kết với Trung Quốc như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…
Họ cũng kêu gọi gọi các lãnh đạo Việt Nam phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế « nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa » của Việt Nam, đồng thời củng cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia ven Biển Đông, trong cuộc đấu tranh chống « mọi hành động bành trướng của Trung Quốc muốn độc chiếm vùng biển này thành ao nhà của mình ».
Cho tới nay chưa thấy có phản hồi công khai từ người nhận.
CSVN vây chặt kinh tế các nhà dân chủ VN
Hôm 28.07.2014, trên Báo Chính Phủ VN có đăng một bản tin có tựa đề: “6 đối tượng không được làm việc cho tổ chức nước ngoài tại Việt Nam”, cho biết Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định 6 nhóm đối tượng không được phép làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2014.
Thứ nhất, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ, công nhân, viên chức, công chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật, học viên, công nhân, viên chức, công chức trong Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu.
Hai là, cán bộ, công chức theo Quy định tại Luật cán bộ, công chức.
Ba là, người làm trong ngành, nghề liên quan đến bí mật nhà nước.
Bốn là, vợ hoặc chồng của người đang làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.
Năm là, người đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tiết lộ bí mật nhà nước hoặc an ninh quốc gia.
Sáu là, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành bản án hình sự của Tòa án hoặc người chưa được xóa án tích, chưa hết thời hạn, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật hình sự.
Theo dư luận cho rằng, với Quy định này, nhà nước CSVN muốn áp dụng chính sách bao vây kinh tế các nhà bất đồng chính kiến là chính. Nghĩa là, các nhà bất đồng chính kiến như Phó Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, người từng bị “xử lý” vì liên hệ tới an ninh quốc gia, sẽ bị cấm làm việc cho bất kỳ người hay tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, kể cả văn phòng bất vụ lợi hay các hãng bảo hiểm, khoa học, văn hóa… nước ngoài.
Luật sư Lê Công Định và Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung tuy đươc ra tù, nhưng vì là cựu tù liên hệ tới an ninh quốc gia nên sẽ bị cấm làm việc cho bất kỳ tô chức phi chính phủ nào và bị cấm tư vấn pháp luật nước ngoài. Nghĩa là, công ty trong nước không dám thuê, và sẽ bị cấm làm cho công ty nước ngoài. Nghĩa là, kiến thức của LS Định và Kỹ sư Trung kể như gác lại.
Các nhà dân chủ bị cấm tiếp xúc với Đặc Phái Viên Liên Hiệp Quốc
Hôm 25 tháng 7, 2014, ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã lên tiếng tố cáo công an CSVN tại Sài Gòn và nhiều địa phương khác đã chặn đường một số nhà dân chủ, như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, bà Dương Thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, ông Phạm Bá Hải, Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa và mục sư Nguyễn Mạnh Hùng,…bằng hành vi thô bạo, ngang ngược không để họ ra khỏi nhà để tiếp xúc với đoàn chuyên viên của Liên Hiệp Quốc do ông Heiner Bielefedt, chuyên viên phụ trách vấn đề tự do tôn giáo của Liên Hiệp Quốc dẫn đầu sang VN kéo dài 11 ngày, bắt đầu từ ngày 21 tháng 7 vừa qua, nhằm tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Những nhà dân chủ VN nêu trên có tên trong danh sách mà ông Heiner Bielefedt tìm cách gặp gỡ để kiểm chứng cho việc Việt Nam chấp nhận các khuyến nghị của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hay không.
Ông Dũng nói rằng đây là bằng chứng cho thấy giới lãnh đạo CSVN tiếp tục đàn áp nhân quyền một cách thô bạo, lới nói không đi đôi với việc làm.
Được biết, Phúc trình về chuyến đi của ông Heiner Bielefedt sẽ được trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào năm 2015 tới đây.
Leave a Comment