Quảng Cáo

Trung quốc sẽ thua nếu gây chiến tranh ở biển Đông (phần 1)

Quảng Cáo

Trong tình trạng kinh tế toàn cầu chỉ vừa mới bắt đầu có chỉ dấu hồi phục, không một chính phủ tại nước dân chủ nào muốn xảy ra chiến tranh vào lúc này. Ngay cả tại những vùng sôi động trở lại như Iraq, Syria, Lybia, Palestine, các chính phủ Tây Phương vẫn cố chần chờ tránh bị hút vào các cuộc nội chiến.

Bắc Kinh rõ ràng đã bắt mạch được sự e ngại của các nước phát triển, đặc biệt là thái độ dè dặt của chính phủ Obama, và vì thế họ quyết định chọn thời điểm này để nâng cấp ý đồ chiếm trọn Biển Đông.

Thật ra thì các chỉ dấu về cuộc “Trỗi dậy không hòa bình chút nào” của Trung Cộng đã xuất hiện trong nhiều năm qua nhưng vẫn chỉ ở vận tốc tiệm tiến và bắt nạt riêng Hà Nội chứ chưa quá táo bạo tới mức báo động quốc tế.

Nhưng bước nâng cấp qua việc kéo giàn khoan HD-981 khổng lồ vào giữa Biển Đông để khởi động một giai đoạn lấn chiếm mới của Trung Cộng đã thực sự làm giới nghiên cứu chính sách và chuyên gia quân sự của Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ bắt đầu cảm thấy một cuộc chiến khó tránh trong tương lai trước mặt. Họ buộc phải chính thức lên kế hoạch phân tích và chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh rộng lớn giữa Trung quốc với các quốc gia trong vùng kể cả quân đội Hoa Kỳ đang trú đóng ở Á châu. Kế hoạch này phải có ngay vì không ai dám chắc chiến tranh sẽ xảy ra trong vài năm tới hay chỉ vài tháng tới.

Những chi tiết, không rõ do vô tình hay cố ý cho rò rỉ ra từ phía chính quyền, mà giới truyền thông Nhật Bản thu thập được đều cho thấy Bắc Kinh chắc chắn nắm phần thua nặng nếu gây chiến ở Biển Đông. Đối sách của đồng minh Mỹ-Nhật-và các nước đồng minh có tên là Offshore Control Strategy (OCS), tạm dịch là Chiến Lược Phong Tỏa Từ Ngoài Khơi. OCS có diễn trình và các điểm chính sau đây:

 

– Phần lớn năng lượng để nuôi sống nền kỹ nghệ, nền kinh tế, và sinh hoạt hàng ngày của Trung Quốc phải nhập từ bên ngoài. Và 90% lượng dầu thô mà Trung quốc nhập khẩu được chuyên chở bằng đường biển từ các nước Trung Đông, Đông Nam Á, và Trung Mỹ, Nam Mỹ về. Mục tiêu tối hậu của OCS, do đó, là bóp nghẹt các đường truyền máu này vào nội địa Trung Quốc.

 

– Theo giới chuyên gia quân sự Mỹ Nhật hình dung thì sớm muộn gì Bắc Kinh cũng sẽ bước tới lằn mức tung ra thông báo cấm mọi tàu thuyền đi qua vùng lưỡi bò mà không “xin phép” Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ tập trung tàu chiến, máy bay phát xuất từ các sân bay tại Hoàng Sa, Trường sa để áp đặt lệnh cấm này.

 

– Nhưng đó sẽ là lý cớ cần thiết để Hoa Kỳ tập hợp công luận thế giới và bắt đầu phối trí lực lượng hải quân, không quân của mình từ các quần đảo phía Tây Nam nước Nhật đến quần đảo Philippines chạy song song với đường lưỡi bò. Khu vực đối đầu chính giữa Trung quốc với Hoa Kỳ là khoảng giữa hai đường vạch đỏ (đường lưỡi bò và đường phối trí lực lượng quân sự Hoa Kỳ từ Nhật đến Philippines)

 

– Kế hoạch Phong Tỏa Từ Ngoài Khơi bắt đầu với việc cấm tàu thuyền Trung Quốc, đặc biệt các tàu chở dầu, không được đi qua vùng biển giữa 2 vạch đỏ nêu trên. Nếu bất tuân, các tàu này sẽ bị tấn công. Tàu chiến Trung Cộng hiện không đủ số lượng và không có khả năng đối đầu với hải quân Hoa Kỳ để bảo vệ các tàu dầu này. Cùng lúc, Hoa Kỳ, với sứ mạng được thế giới giao phó vì quá bất bình trước hành vi của Bắc Kinh, sẽ kết hợp với các nước chủ nhà để phong tỏa các eo biển hệ trọng liên hệ. Đó là eo biển Malacca – nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra, nối liền biển Đông và Ấn Độ dương; eo biển Lombok – nối biển Java với Ấn Độ dương, nằm giữa các đảo Bali và Lombok ở Indonesia; kênh đào Panama và eo biển Magallanes ở Chile – 2 con đường tắt để chở dầu từ Trung và Nam Mỹ về Trung Quốc.

 

– Vì Hoa Kỳ không sử dụng vũ lực quân sự tấn công thẳng vào Hoa lục nên nhiều phần sẽ tránh được một cuộc chiến tranh nguyên tử. Bắc Kinh có vũ khí hạt nhân từ lâu nhưng chưa có loại hỏa tiễn liên lục địa để đưa vũ khí hạt nhân đi tấn công ở tầm hoàn cầu. Việc mua và vận chuyển loại hỏa tiễn liên lục địa từ Nga có thể xảy ra nhưng rất khó trốn thoát các dụng cụ theo dõi và khả năng phá hủy bằng drone (máy bay không người lái) của Mỹ. Ngay cả nếu Bắc Kinh xử dụng hỏa tiễn tầm trung và tầm ngắn để mở chiến tranh nguyên tử với Nhật Bản, Nam Hàn thì cũng chưa chắc thành công vì hệ thống hỏa-tiễn-chống-hỏa-tiễn hiện có của Mỹ. Cùng lúc đó, việc tấn công nguyên tử  sẽ là lời mời liên quân thế giới đổ bộ trực tiếp vào Trung Quốc để thay đổi chế độ hiện tại. (còn tiếp phần 2)

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux