Chế độ bất lực trước tình trạng hàng lậu tràn ngập thị trường
Báo VNExpress thuật lời ông Nguyễn Tiến Lực, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công An) báo cáo rằng trong 6 tháng đầu năm, số vụ buôn lậu phát hiện vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị hàng lậu bị bắt giữ tăng 14% so với cùng thời kỳ này năm ngoái. Hàng lậu tràn lan đủ mọi mặt trên cả nước làm hại cả nền kinh tế sản xuất nội địa từ củ hành củ tỏi đến quần áo, phân bón, đồ chơi trẻ con, máy móc, đồ điện tử, hóa chất, sữa, rượu bia, thực phẩm gia súc, v.v…
Ông cho biết thêm: “Tuy lực lượng chức năng tỏ ra kiên quyết, song các biện pháp chưa đủ sức răn đe, trấn áp vì thiếu đồng bộ, trong khi đây lại là hành vi siêu lợi nhuận với những người tham gia.“
Ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Tài chính, thì than rằng luật lệ sơ hở bị người dân lợi dụng để buôn lậu. “Mỗi gia đình trung bình có 4 người, mỗi ngày ‘gánh’ 8 triệu mà vẫn được coi là hợp pháp thì ngày nào cũng sẽ đi cõng hàng”, ông này nói về tình trạng gánh hàng lậu thuê công khai ở biên giới.
Buôn lậu tại Việt Nam có thiên hình vạn trạng. Người ta lợi dụng tất cả mọi phương tiện để vận chuyển hàng lậu vào Việt Nam, bất kể ngày đêm, miễn là kiếm ra tiền.
Ngày 7/6/2014 vừa qua, 4 người trong đó có hai viên chức hải quan ở Sài Gòn đã bị truy tố về tội buôn lậu và tiếp tay buôn lậu tới 24 containers hàng hóa vào cuối năm ngoái, tổng cộng trị giá 37 tỉ đồng (hay khoảng 1,8 triệu USD).
Tại cuộc hội thảo “Tự chủ kinh tế trong một thế giới lẫn nhau” vừa được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 6/7/2014, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đã nêu ra những chênh lệch trong số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo ông, nhìn vào số liệu chênh lệch mà cơ quan chức năng Việt Nam, Trung Quốc thống kê, ít nhất, mỗi năm, có khoảng 5,2 tỉ USD đến 5,5 tỷ USD hàng hóa đã xuất nhập khẩu lậu qua biên giới hai nước.
Vietnam Airlines mất nửa triệu đô mỗi tháng
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Trịnh Ngọc Thành, phó tổng giám đốc hãng Hàng Không Vietnam Airlines cho biết, từ hơn một tuần lễ nay, hãng này phải điều chỉnh đường bay từ Liên Âu về Việt Nam, ngang qua Belarus, thay vì Ukraine. Ðây là cuộc hành trình mới của các chuyến bay Liên Âu – Việt Nam để tránh nguy cơ bay ngang vùng chiến sự Ukraine.
Ông Thành cũng nói rằng, việc điều chỉnh đường bay nói trên khiến máy bay phải bơm thêm nhiên liệu, làm tốn thêm khoảng 10 tỉ đồng mỗi tháng, tương đương nửa triệu đô la. Thời gian của cuộc hành trình từ Việt Nam đến London của Anh, hoặc Paris của Pháp và Frankfurt của Ðức, và ngược lại sẽ dài thêm khoảng 10 phút đồng hồ.
Thêm vào đó, trọng tải của mỗi chuyến bay sẽ bị buộc phải giảm bớt 500 kg, để máy bay nạp thêm 3 tấn nhiên liệu. Sự thiệt hại này sẽ thuộc về khách hàng, vì phải giảm trọng lượng hành lý mang theo, trong khi giá vé không hề giảm.
Sau ngày 17 tháng 7, 2014, ngày chiếc phi cơ của hãng Hàng Không Malaysia bị bắn rơi trên bầu trời Ukraine, Vietnam Airlines đã phải hoãn giờ cất cánh 4 chuyến bay từ Việt Nam đến Liên Âu. Cũng theo Tuổi Trẻ, hiện nay mỗi tuần Vietnam Airlines có 22 chuyến bay đến nhiều địa điểm ở Liên Âu.
Những quốc gia „đáng sống nhất“ hành tinh
Cũng theo bảng xếp hạng này Ireland là quốc gia tử tế nhất thế giới. Với tư cách là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất hành tinh, quốc gia này luôn đạt được những thành quả lý tưởng trong việc bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng đến sự thay đổi môi trường trên toàn hành tinh theo hướng tích cực.
Bảng xếp hạng “Quốc gia đáng sống” dùng để đo những đóng góp của mỗi quốc gia cho hành tinh và nhân loại. Có 7 phương diện được xét đến đó là “đóng góp về khoa học công nghệ, đóng góp về văn hóa, đóng góp vào hòa bình và an ninh thế giới, trật tự thế giới, bảo vệ môi trường hành tinh, đóng góp vào sự phồn vinh và bình đẳng của thế giới, đóng góp về y tế sức khỏe, từ văn hóa đến đóng góp để cái thiện hành tình và nâng cao sức khỏe cộng đồng”.
Việt Nam đứng thứ 124/125 đất nước được khảo sát, chỉ đứng trên Lybia – đất nước bất ổn ở Trung Đông.
Leave a Comment