Tình hữu nghị giữa Bắc Hàn và Trung quốc thật sự đã rạn nứt
Trong tình trạng bị nhiều quốc gia trên thế giới cô lập, chế tài, cấm vận nay đang bị đàn anh láng giềng chơi ép nên Bắc Triều Tiên phải tìm một lối thoát bằng cách muốn bắt tay với Nhật ở một vài lãnh vực, bởi vậy không ai ngạc nhiên về chuyện Bình Nhưỡng lên tiếng sẽ thành lập một Ủy ban điều tra về những công dân Nhật bị bắt cóc hơn 3 thập niên trước đây. Ủy ban điều tra này sẽ có nhiều quyền lực để có thể xác nhận xem nạn nhân nào còn sống, nạn nhân nào đã chết. Chỉ cần lên tiếng như thế và sau hai phiên họp giữa các quan chức bộ Ngoại giao Nhật Bản-Bắc Triều Tiên là Tokyo cho biết sẽ quyết định bỏ một vài điều khoảng cấm vận Bắc Triều Tiên.
Vào ngày 04/07/2014, ngay sau khi đưa ra quyết định đó, Thủ tướng Abe đã tổ chức họp báo cho biết rằng quyết định này là để khuyến khích chính quyền Bắc Triều Tiên nghiêm chỉnh giải quyết vấn đề những công dân Nhật bị họ bắt cóc hơn 3 thập nien trước đây. Khi các ký giả hỏi rằng liệu có bị Bắc Hàn lừa thêm một lần nữa hay không, thì được trả lời rằng xin hãy an tâm, không dễ dàng gì mà lừa được Abe này, chỉ cần một chỉ dấu không giữ đúng lời hứa là sẽ bị chế tài lại ngay.
Ba điều khoản cấm vận được bãi bỏ là : Thứ nhất, cho phép người Bắc Triều Tiên ở Nhật chuyển tiền gởi quà về nước trở lại, nhưng theo quy chế mới. Thứ hai, vì lý do nhân đạo cho phép tàu bè của Bắc Triều Tiên có thể cập vào các hải cảng Nhật (ngoại trừ tàu chở du khách Man Gyong Bong) nhưng thủy thủ không được lên bờ và thứ ba là cho phép người Bắc Hàn ở Nhật có thể về nước thăm thân nhân.
Vì điều khoản không cho gởi hàng xa xí phẩm sang Bắc Hàn vẫn còn áp dụng nên chỉ được gởi nhu yếu phẩm mà thôi, cụ thể mỗi tháng chỉ gởi được 30 gói mì ramen, thuốc uống trị bịnh, 4 áo thun, 2 cái chảo nấu ăn, 2 ấm nấu nước, 4 hộp kem đánh răng v.v…
Khỏi cần nói dài dòng, chỉ cần xem danh mục hàng hóa được phép gởi sang Bắc Hàn cũng đủ thấy đất nước này kiệt quệ đến chừng nào, chẳng khác gì thời Cộng sản mới chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975.
Một nhân viên cao cấp bộ Ngoại giao Nhật dấu tên nói rằng khi tình hình ngoại giao giữa Hàn-Trung tốt thì tình hữu nghị Bắc Triều Tiên-Trung quốc trở nên xấu đi nên Bình Nhưỡng muốn quan hệ với Nhật Bản. Nói tóm lại là không có chuyện bạn muôn thuở và kẻ thù muôn đời.
Anh quốc quan tâm đến tình hình ở Hồng Kông
Các nhóm Xã hội dân sự ở Hồng Kông đã tổ chức thành công cuộc trưng cầu dân ý đòi tự do bầu cử với hơn 650 ngàn người đi bỏ phiếu và cuộc biểu tình lên đến cả triệu người đòi chính quyền Trung ương Bắc Kinh phải nghiêm chỉnh áp dụng chính sách một quốc gia hai chế độ mà Trung quốc đã cam kết với người dân Hồng Kông và thế giới khi nhận lại nhượng địa này từ Anh quốc vào năm 1997. Mặc dù chính quyền Hoa lục đã tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi là bất hợp pháp, không có giá trị pháp lý và nhất là không phản ảnh nguyện vọng của người dân Hồng Kông, nhưng chắc chắn trong thâm tâm rất lo vì sợ rằng chínhh sách thống trị Hồng Kông như Hoa lục của ông Tập Cận Bình mới đưa ra sẽ bị người dân Hồng Kông chống đối mạnh, chính vì lý do đó mà vào ngày 14 tháng 7 vừa rồi, Thường vụ Quốc hội Trung quốc đã yêu cầu người đứng đầu đặc khu hành chánh Hồng Kông là ông Lương Chấn Anh phải tổ chức một cuộc đối thoại với người dân về việc cải cách chế độ bầu cử rồi báo cáo ngay để Quốc hội giải quyết vào cuối tháng 8 sắp tới.
Báo chí phát hành ở Hồng Kông vào ngày 16 tháng 7 đăng tin cho hay người đứng đầu đặc khu Hành chánh Hồng Kông đã không báo cáo về những bước cụ thể mà người dân đưa ra để thực hiện bầu cử tự do chức vụ Chưởng quản vào năm 2017, nghĩa là chỉ cho chính quyền Trung ương Bắc Kinh biết tình hình, còn chuyện quyết định thuộc về Quốc hội Trung quốc chứ người dân Hồng Kông chẳng có quyền gì mà đưa ra đề án này, đề án nọ.
Các tổ chức, đoàn thể Dân chủ, các nhóm Xã hội dân sự ở Hồng Kông cho biết nếu Quốc hội Trung quốc chính thức lên tiếng bác bỏ chế độ bầu cử tự do tại đặc khu hành chánh Hồng Kông thì chúng tôi nhất quyết sẽ chiếm Trung tâm Thương mại để làm nơi biểu tình cho đến khi nào đạt được nguyện vọng.
Nếu thanh niên, sinh viên cùng người dân Hồng Kông chiếm Trung tâm Thương mại thì Trung quốc có đưa lính vào đàn áp như trước đây ở Thiên An Môn hay không là câu hỏi mà truyền thông ở đây đặt ra để hỏi người dân Hồng Kông. 75% trả lời rằng không, 15% lo sợ sẽ có một Thiên An Môn thứ hai ở Hồng Kông, 5% còn lại trả lời không biết. Ý kiến chung của những người trả lời không, cho rằng thời đại bây giờ khác với 25 năm về truớc nên Bắc Kinh có muốn đàn áp như Thiên An Môn cũng không được, nên nhớ Hồng Kông là Trung tâm Thương mại lớn thứ tư thế giới chỉ sau London, New York và Tokyo chứ không phải như Bắc Kinh. Nếu Hồng Kông là Thiên An Môn thứ hai thì chế độ Cộng sản Trung quốc sẽ bị sụp đổ ngay về kinh tế vì đây là nơi thu nhiều tài chánh nhất cho chính quyền Hoa lục. Việc sụp đổ kinh tế sẽ kéo theo sụp đổ chính trị.
Trước những biến chuyển lớn như vậy ở Hồng Kông, chính phủ Anh không thể khoanh tay đứng nhìn mà phải bày tỏ quan điểm của mình cho Bắc Kinh biết. Ngày 09/07/2014, Ngoại trưởng Anh là ông William Hague trong một phiên trả lời chất vấn ở Quốc hội đã phát biểu rằng chính phủ Anh rất lo ngại về tình hình Hồng Kông hiện nay, lo ngại về tự do báo chí bị khống chế bởi hệ thống kiểm duyệt của chính quyền trung ương Bắc Kinh.
Theo Ngoạì trưởng Anh thì sự căng thẳng ở Hồng Kông hiện nay là do yêu cầu cải cách dân chủ gia tăng mạnh mà bị Bắc Kinh bác bỏ. Mặc dù chúng ta (Anh Quốc) đã trao nhượng địa Hồng Kông lại cho Trung quốc, nhưng không phải vì thế mà Anh quốc không có trách nhiệm với người dân Hồng Kông.
Trung quốc đã bực bội trước những lời phát biểu đó của Ngoại trưởng Anh. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung quốc là ông Tần Cương đã họp báo để gọi là dạy cho Anh quốc một bài học về Hồng Kông. Theo ông Tần Cương thì Anh quốc cần phải có sự hiểu biết sâu sắc và kiến thức về Hồng Kông hiện nay chứ không phải của 17 năm về trước. Người phát ngôn nhân này còn nói thêm rằng Hồng Kông là một phần của Trung quốc nên không một quốc gia nào có quyền can thiệp vào chuyện nội bộ của họ (chúng tôi). Trung quốc hy vọng các nước có liên quan hãy làm những việc có lợi cho sự ổn định của Hồng Kông.
Một ký giả người Anh đã hỏi ngay ông Tần Cương một câu là nói như ông thì tại sao khi nhận lại Hồng Kông lãnh đạo Trung quốc đã long trọng cam kết với chính phủ Anh là sẽ để cho Hồng Kông hưởng quy chế ‘’Một quốc gia hai chế độ’’. Ông Tần Cương trả lời rằng chỉ có Thủ tướng Chu Dung Cơ lúc đó hứa mà thôi, còn lập trường của tất cả những vị Thủ tướng sau này đều muốn thống trị Hồng Kông chứ đâu để cho nó có quyền tự trị cao độ được.
Thật ra đây không phải là câu trả lời của phát ngôn viên Tần Cương, ông ta chỉ lập lại lời phát biểu của đương kim Thủ tướng Lý Khắc Cường vào tháng 3 năm nay trước Quốc hội Trung quốc mà thôi. Hẳn nhiên là lời phát biểu này của ôn Thủ tướng Lý Khắc Cường đã bị nhiều quốc gia đánh giá thấp như kiểu một kẻ lật lọng.
Leave a Comment