Quảng Cáo

Sự lấn lướt của cánh quân đội trong chính quyền ông Tập ngày càng mạnh

Sự lấn lướt của cánh quân đội trong chính quyền ông Tập ngày càng mạnh
Quảng Cáo

Sự lấn lướt của cánh quân đội trong chính quyền ông Tập ngày càng mạnh

china8a (1)china8a (1)Ngày 13/06/2014, trong hội nghị của tổ chỉ đạo kinh tế & tài chánh Trung quốc do ông Tập Cận Bình chủ trì người ta thấy có sự hiện diện của Thượng tướng Phòng Phong Huy (Tổng tham mưu trưởng quân đội Nhân dân Trung quốc). Các quan sát viên tình hình kinh tế Trung quốc lấy làm ngạc nhiên tự hỏi tại sao tướng Huy lại có mặt trong tổ chỉ đạo Tài-Kinh (Tài chánh-Kinh tế) Trung ương Trung quốc, trong khi luật lệ cũng như quy định của quốc gia này là quân đội không nhúng tay vào chuyện kinh tế quốc gia. Công việc của một Tổng tham mưu trưởng là vạch ra các kế hoạch tác chiến chứ không phải ngồi bàn chuyện kinh tế, tài chánh.

Theo các chuyên gia quan sát này thì câu trả lời duy nhất là cánh quân đội đã thành công khi buộc chính quyền ông Tập Cận Bình phải để cho họ xen vào chuyện kinh tế, tài chánh quốc gia. Những phát ngôn của ông tướng Phòng Phong Huy liên quan đến chuyện xung đột với Việt Nam qua vụ giàn khoan HD-981 cho thấy sự lấn lướt của cánh quân đội trong chính quyền ông Tập ngày càng mạnh. Người đầu tiên tuyên bố sẽ tiếp tục khoan dầu ở vùng biển Đông gần quần đảo Paracel (Hoàng Sa) là ông Tổng tham mưu trưởng Phòng Phong Huy chứ không phải Thủ tướng Lý Khắc Cường. Ngày 15/06/2014, trong một cuộc họp báo chung tại Hoa Kỳ với giới chức quân sự Mỹ, tướng Phòng Phong Huy đã phát biểu rằng việc giàn khoan HD-981 hoạt động ở biển Đông là chính đáng, chúng tôi vẫn tiếp tục khoan dâu  vì nó nằm trong lãnh hải của Trung quốc cho nên không một ai có thể ngăn cản được. Nếu ông  tướng Huy phát biểu rằng quân đội Trung quốc cương quyết bảo vệ an toàn cho giàn khoan HD-981 thì có thể lý giải được, đằng này ông tuyên bố sẽ tiếp tục tìm kiếm dầu ở biển Đông quan giàn khoan HD-981 trong khi ông ta không phải là người của tỗng công ty dầu Hải Dưong Trung quốc. Tướng Huy cũng không phải là người của bộ Ngoại giao Trung quốc để phát biểu về chính sách của Trung quốc ở biển Đông.
Vì thế lực cánh quân đội đang mạnh trong chính quyền ông Tập Cận Bình và khi ông tướng Tổng tham mưu trưởng công khai lên tiếng tiếp tục khoan dầu ở biển Đông thì chính quyền ông Tập Cận Bình phải lao theo chứ khó mà bắt ngưng lại được. Ngày 18/06/2014, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung quốc, sang Hàn Nội  là để báo cho chính quyền CSVN biết cái việc Trung quốc đã quyết định tiếp tục khai thác dầu ở biển Đông bằng giàn khoan HD-981 theo như những gì mà ông tướng Phòng Phong Huy đã tuyên bố chứ không phải để hội đàm song phương về chuyện rút hay không rút giàn khoan HD-981như chính quyền CSVN loan tin. Bởi vậy nếu bảo rằng cuộc hội đàm saong phương giữa ông Dương Khiết Trì với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của chính quyền Hà Nội thất bại là không đúng vì Bắc Kinh đâu có ý hội đàm đâu mà đánh giá thành công hay thất bại, ông Dương Thiết Trì sang Hà Nội chỉ để thông báo cái quyết định đó còn chính quyền CSVN đón nhận cái thông báo đó như thế nào Bắc Kinh vẫn cứ thực hiện theo những gì mà họ đã quyết định.
Theo các bình luận gia tình hình chính trị, ngoại giao vùng  Á châu-Thái bình dương thì cả Việt Nam lẫn Nhật Bản đều biết chính quyền ông Tập Cận Bình sẽ hành động như thế nào về chuyện giàn khoan HD-981 qua những ngôn động trước đó của ông Tướng Phòng Phomg Huy, nhưng Hà Nội và Tokyo thì hành động khác nhau. Nhật Bản biết chắc Trung quốc tiếp tục nhấn ga trong vụ giàn khoan HD-981 nên Quốc hội nước này phải ra Nghị quyết lên án Trung quốc ngay chứ không mong chờ Bắc Kinh thay đổi quyết định để rút giàn khoan đi. Một Nghị quyết chỉ thẳng mặt Trung quốc để lên án là điều mà trước nay Nhật Bản chưa bao giờ làm, nhưng bây giờ mà không lên án trước thì khi hữu sự sẽ khó đối phó và nhất là giải thích lý do cho người dân Nhật biết tại sao phải đối đầu với Trung quốc. Các hành động hung hăng, bạo ngược của Trung quốc ở biển Đông quanh giàn khoan HD-981 cũng đã được truyền thông Nhật loan tải hàng ngày để cho người dân của họ thấy. Trong khi chính quyền CSVN thì vẫn cầu mong Bắc Kinh thay đổi quyết định, mọi cuộc biểu tình của người dân Việt phản đối Trung quốc xâm lược đều bị ngăn cấm. Thái độ của Bắc Kinh đã quá rõ thế mà Hà Nội vẫn chưa tìm cho mình được một thái độ ứng phó là điều bất hạnh nhất cho người dân Việt Nam. Một khi mà đất nước này trở thành một quận, một tỉnh hay một khu tự trị như Tây Tạng, Tân Cương thì khi đó có muốn chống lại ách cai trị của Trung quốc không dễ dàng chút nào cả như bây giờ.

 

Hai chính quyền Hàn-Trung liên kết để cô lập Nhật

Đầu năm 2012, tình hình ngoại giao giữa hai giữa hai chính quyền Seoul và Tokyo bắt đầu căng thẳng mà cao điểm là khi Tổng thống Lý Minh Bác đến thăm hòn đảo san hô Liancourt Rocks (tiếng Hàn gọi là đảo Dokdo, còn tiếng Nhật là đảo Takeshima). Đây là hòn đảo đang trong vòng tranh chấp giữa hai quốc gia này.

Giữa Trung quốc và Nhật Bản thì sự căng thẳng ngoại giao từ thời ông Hồ Cẩm Đào qua các phong trào bài Nhật bộc phát mạnh ở Hoa lục và nhiều cuộc xâm nhập không hải phận vùng quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) của tàu bè, máy bay Trung quốc.

Mặc dù Hàn quốc lẫn Hàn quốc đều được Nhật Bản viện trợ để xây dựng đất nước, nhưng vì trước đây hai quốc gia này từng bị Nhật Bản đô hộ nên hễ đụng chuyện là dễ dàng khươi lại chuyện cũ để chỉ trích Nhật Bản mà dễ nhất là mỗi khi có vị Thủ tướng Nhật nào đến viếng đền Tử sĩ Yasukuni ở Tokyo. Vì trong đền Yasukuni này có đặt linh vị của những người bị tòa án Quốc tế kết án là tội phạm chiến tranh nên Seoul và Bắc Kinh cho rằng Nhật Bản muốn phục hồi thời đại Phát-xít ngày trước nên đã và đang gây bất ổn cho các quốc gia trong vùng. Trong chuyến công du Hàn quốc vào ngày 3 tháng 7 vừa qua của ông Tập Cận Bình, vấn đề liên kết chống Nhật luôn là nghị trình chính trong các cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hai nước Trung Hàn. Trong bản thông báo chung giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và nữ Tổng thống Phát Cận Huệ cũng đã chỉ trích thẳng thừng Nhật Bản muốn quên đi tội ác xâm lược trước đây của mình, chưa một lần chính thức lên tiếng xin lỗi nhân dân hai nước Trung quốc và Triều Tiên.

Lẽ đương nhiên chính phủ Nhật Bản phải lên tiếng để biện minh cho mình về sự chỉ trích này. Theo phát ngôn viên chính phủ Nhật là ông Suga thì sự chỉ trích này là không đúng vì thứ nhất không một ai có thể quên lịch sử, muốn quên cũng không được, thứ hai Nhật Bản không bao giờ có ý định khôi phục lại thời quân phiệt, phát-xít, việc Nhật Bản phải tăng cường lực lượng phòng vệ để ngăn chận sự xâm lược của Trung quốc. Tham vọng bành trướng sức mạnh quân sự của Trung quốc ở biển Đông và biển Hoa đông mới là nguyên nhân chính đưa đến sự bất ổn hiện nay cho Châu Á nói riêng và thế giới nói chung.

Thật ra cho dù phát ngôn viên chính phủ Nhật có biện minh cách mấy cũng không làm cho Trung quốc và Hàn quốc giảm cường độ chỉ trích, nhưng nhờ có kết quả thăm dò dư luận thế giới về các quốc gia được đánh giá tốt đối với quốc tế do đài BBC thực hiện từ tháng 12 năm 2013 đến cuối tháng 4 năm 2014 mới vừa công bố đã làm cho sự chỉ trích Nhật Bản của hai nước Trung-Hàn kém hiệu quả. Theo kết quả điều tra dư luận của đài BBC thì Nhật Bản là quốc gia có ảnh hưởng tốt đối quốc tế đứng hàng thứ 5 thế giới và đương nhiên đứng đầu Á châu, trong khi Trung quốc đứng hàng thứ 9 và Hàn quốc đứng thứ 11. Ngược lại quốc gia nào có ảnh hưởng xấu đối với thế giới thì Trung quốc đứng hàng thứ 6 thế giới, Hàn quốc đứng hàng thứ 9 còn Nhật Bản ở hạng thứ 11.

Qua tờ Toàn Cầu Thời Báo, ấn bản hải ngoại, chính quyền Bắc Kinh đã cho rằng kết quả điều tra dư luận thế giới của đài BBC không trung thực, nghi ngờ có sự thiên lệch có lợi cho Nhật Bản. Hàn quốc là quốc gia tự do, dân chủ nên cho dù bất mãn với kết quả này vẫn không lên tiếng chỉ trích một cách vô tội vạ như Trung quốc. Ngày 07/07/2014, hầu hết báo đài ở Hàn quốc đều cho loan tải về kết quả điều tra này với lời bình luận rằng chính sách ngoại giao của nữ Tổng thống Phát Cận Huệ thay vì ưu tiên thắtt chặt thêm tình hữu nghị với các nước thì đầu tư vào chuyện chỉ trích Nhật Bản, đến quốc gia nào bà Huệ đều đả kích Nhật Bản mà chẳng cần biết người dân quốc gia đó có muốn nghe chuyện nói xấu Nhật Bản hay không, bởi vậy nên Hàn quốc bị thế giới đánh giá thấp hơn Nhật Bản cũng chẳng có gì là ngạc nhiên cả.

 

 

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
whatsapp
line
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux