Doanh nghiệp Trung Quốc đòi lập đặc khu kinh tế
Với đặc khu này, công ty Formosa đề xuất một loạt biện pháp ưu đãi như được Chính phủ thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép, được ưu đãi cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh, được vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài, được miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn…, miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu… Ngoài ra một trong những đề xuất mang tính ưu đãi như thế là “đề nghị được cắt đất để bán lâu dài cho nhân viên” mà Formosa dự kiến số lượng nhân viên cao nhất đạt 15.000 người, nếu tính cả thân nhân của họ là khoảng 60.000 người như một thị trấn gần đặc khu. Xin nhắc lại, dự án Khu liên hợp gang thép Formosa đang được triển khai xây dựng và dự kiến bắt đầu vận hành giai đoạn 1 vào năm 2015 với tổng công suất khoảng 22,5 triệu tấn thép/năm.
Theo báo chí thì đây là yêu cầu quá khuôn khổ luật pháp và chính sách ưu đãi hiện hành mà bình thường có lẽ không doanh nghiệp nào nghĩ tới.
Còn theo dư luận thì bi kịch Con ngựa thành Troie mà nhiều người cảnh báo từ lâu sắp trở thành hiện thực. Vì nếu lãnh đạo Hà Nội đồng ý cho thành lập riêng một đặc khu kinh tế, hay nói cách khác là một khu đô thị Trung Quốc tại Vũng Áng, điều này đã và đang nguy hiểm hơn cả những dàn khoan khổng lồ lượn lờ ngoài Biển Đông, và nguy cơ đất nước sẽ bị vị trí đặc khu Vũng Áng chia cắt làm đôi.
Quốc hội Công Sản Việt Nam không ra nghị quyết về tình hình biển Đông
Theo báo chí Việt Nam, khi bị chất vấn về việc tại sao không ra nghị quyết về vấn đề Biển Đông vào lúc mà Trung Quốc đang có các « hành động ngày càng bạo ngược và phi nhân tính… ngoài biển Đông », thì phát ngôn viên của Quốc hội Việt Nam Nguyễn Hạnh Phúc đã không giải thích trực tiếp, mà chỉ khẳng định rằng Thông cáo số 2 của Quốc hội về Biển Đông chính là bản Tuyên bố của Quốc hội về vấn đề này.
Những giải thích kể trên đã được nêu ra trong lúc như ông Trương Trọng Nghĩa, Đại biểu Quốc hội đơn vị Thành phố Sài Gòn, từng nêu bật hôm 19/06 vừa qua là : «Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang… Còn phía dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng : Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng ».
Còn riêng dư luận thì thái độ phản kháng yếu ớt của gần 480 đại biểu quốc hội Cộng sản Việt Nam cho thấy, họ không xứng đáng là những người đại diện thật sự cho 90 triệu dân Việt Nam, cũng không đủ nhiệt huyết để tạo ra một “hội nghị Diên Hồng” thời đại thể hiện hào khí bất khuất của người Việt Nam trước hoạ xâm lăng phương Bắc.
Trung Quốc phát hành bản đồ 10 đoạn khẳng định chủ quyền ở Biển Đông
Bản đồ mới ôm trọn các vùng biển, đảo, và bãi đá có tranh chấp bao gồm Hoàng Sa-Trường Sa trong đường lưỡi bò 10 đoạn ở Biển Đông, tức là có thêm 1 đoạn so với bản đồ ‘lưỡi bò 9 đoạn’ thường được Bắc Kinh dùng làm căn cứ lịch sử cho các tuyên bố chủ quyền của mình trong khu vực.
Các bản đồ trước đây của Trung Quốc theo chiều ngang trình bày phần lãnh thổ rộng lớn trên bộ của Trung Quốc. Qua đó, các vùng biển-đảo ở Biển Đông thường được vẽ với tỷ lệ nhỏ hơn trong một ô riêng ở góc dưới bản đồ.
Trong bản đồ 10 đoạn mới phát hành, các đảo và vùng biển Trung Quốc nhận chủ quyền được vẽ với tỷ lệ tương đương với khu vực đại lục, thể hiện Trung Quốc là một quốc gia đại dương thay vì là một quốc gia lục địa.
Giới chức nhà xuất bản Hồ Nam nói bản đồ dọc này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao sự hiểu biết của công dân Trung Quốc về việc duy trì chủ quyền biển đảo.
Tại cuộc họp báo mới đây, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nói mục đích của bản đồ mới này nhằm phục vụ công chúng Trung Quốc và kêu gọi mọi người không nên diễn giải quá mức ý nghĩa của nó. Truyền thông Trung Quốc nói bản đồ này dự kiến sẽ được đưa vào học đường để giảng dạy cho các thế hệ trẻ của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà sử học và là một chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông tại Việt Nam, nhận xét ý nghĩa của hành động mới này từ Trung Quốc không đơn giản như cách Bộ Ngoại giao Trung Quốc giải thích, mà tất cả những hành động của Bắc Kinh nhằm thực hiện trong thực tế chủ quyền của họ ở đường lưỡi bò, tức 80% Biển Đông, tức là một hình thức họ xâm lăng lãnh thổ của Việt Nam đã được Luật Biển quy định. Và khi đưa bản đồ này học đường, là Bắc Kinh tính đường lâu dài thể hiện bá quyền trên biển lẫn trên thế giới. Trung Quốc muốn khẳng định và biến thành thực tế tất cả các vùng tranh chấp là của họ.”
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho rằng trước các hành động quyết liệt của Trung Quốc, Việt Nam phải chú tâm hơn nữa đến việc đẩy mạnh giáo dục ý thức chủ quyền vì công cuộc bảo vệ chủ quyền dân tộc sẽ khó khăn nếu dân chúng thờ ơ hay thiếu hiểu biết.
Hồng Kông thách thức Bắc Kinh qua việc trưng cầu dân ý về dân chủ,
Cuộc trưng cầu gồm hai phần. Phần thứ nhất liên quan đến thể thức chọn ứng viên vào chiếc ghế lãnh đạo đặc khu hành chánh này. Bắc Kinh đã hứa cho tiến hành cuộc bỏ phiếu năm 2017 theo thể thức phổ thông đầu phiếu, nhưng các nhà dân chủ Hồng Kông đã nêu bật là thể thức phổ thông đầu phiếu đó chỉ có giá trị khi họ có tiếng nói về các ứng viên. Cho đến nay lãnh đạo Hồng Kông được một ủy ban gồm 1.193 đại cử tri – mà đại đa số thân Bắc Kinh – tuyển chọn.
Câu hỏi thứ 2 nêu vấn đề là Nghị viện Hồng Kông có quyền phủ quyết hay không trong trường hợp mà đề nghị của chính quyền Hồng Kông không phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Được biết sau đó, trang web của cuộc trưng cầu trên mạng (popvote.hk) bị tin tặc tấn công, các nhà tổ chức sự kiện này đã quyết định kéo dài thời hạn bỏ phiếu thêm một tuần.
Văn phòng đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông đánh giá sự kiện là bất hợp pháp. Ban tổ chức cuộc trưng cầu ý kiến đã phản bác ngay : «Nếu chính quyền Trung Quốc thấy có điểm bất hợp pháp trong những gì chúng tôi làm, thì hãy nói cho chúng tôi biết hay là bắt chúng tôi đi. Nói trắng ra là chính quyền Trung Quốc không hiểu gì về luật lệ Hồng Kông».
Leave a Comment