Bắc Kinh Chỉ Trích Nghị Quyết Lên Án Trung Quốc Của Quốc Hội Nhật Như Thế Nào ?

- Quảng Cáo -

Bắc Kinh Chỉ Trích Nghị Quyết Lên Án Trung Quốc Của Quốc Hội Nhật Như Thế Nào ?

QH NhatBanNgày 11/06/2014, toàn thể ủy viên của Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Nhật đã bỏ phiếu tán thành Nghị quyết lên án Trung quốc gây bất ổn ở biển Đông qua việc tự ý kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nội dung Nghị quyết ghi rõ rằng việc Trung quốc tự ý kéo giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa của Việt Nam ở gần quần đảo Hoàng Sa để khai thác dầu là nguyên nhân đưa đến sự bất ổn tại biển Đông; hành động đó của Trung quốc mang bản chất “sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng” ; đây là điều không ai có thể chấp nhận được ; Trung quốc phải tự kiềm hãm các hành động khiêu khích của mình. Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á và Hoa Kỳ hãy hợp tác với nhau để áp lực Trung quốc phải tuân thủ Công pháp Quốc tế, tuân thủ luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Thưa quý thính giả, từ trước đến nay có mấy khi mà các dân biểu thuộc đảng cầm quyền và đối lập Nhật đồng thanh nhất trí với nhau về một vấn đề gì, thế mà trước sự xâm lược quá trắng trợn của Trung quốc ở biển Đông đã khiến cho các dân biểu Nhật cùng nhìn về một hướng và có thể nói đây là lần đầu tiên Quốc hội Nhật chính thức lên án Trung quốc bằng một Nghị quyết.

Sau khi biểu quyết thông qua Quyết nghị lên án Trung quốc, nhiều dân biểu Nhật đã nói với các ký giả rằng Trung quốc luôn tuyên bố đây là chuyện tranh chấp giữa họ với Việt Nam nên hai nước sẽ giải quyết bằng hội đàm song phương, không ai được xen vào chuyện nội bộ của hai nước Trung -Việt. Nhưng Nghị quyết lên án Trung quốc mà Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Nhật vừa mới ra không thể nói là xen vào chuyện nội bộ nước khác như chủ trương của Bắc Kinh mà là một hành động tích cực để bảo vệ Công ước Quốc tế, luật biển của Liên Hiệp quốc mà tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm không để cho Trung quốc ngang nhiên vi phạm. Hơn thế nữa, nếu để Trung quốc ngang nhiên lấn chiếm biển Đông thì quyền lợi giao thông của tàu bè Nhật trên vùng biển này cũng bị thiệt hại; đó là chưa kể đến chuyện Trung quốc sẵn trớn tiến lên chiếm luôn biển Hoa đông và quần đảo Senkaku.

- Quảng Cáo -

Đáng lý ra Việt Nam phải tận dụng Nghị quyết này để tố cáo thêm về bản chất xâm lược cố hữu của Trung quốc, thế nhưng lãnh đạo Hà Nội đều làm ngơ coi như không hề biết có bản Nghị quyết lên án Trung quốc của Quốc hội Nhật về giàn khoan HD-981. Tệ hơn nữa là xin đàm phán với Bắc Kinh nên chẳng dám thốt ra nửa lời phê phán Trung quốc khi Bắc Kinh lên tiếng chỉ trích một cách chẳng đâu vào đâu về bản Nghị quyết của Quốc hội Nhật. Bắc Kinh chỉ trích như thế nào đối với bản Nghị quyết lên án Trung quốc của Quốc hội Nhật ?. Ngay sau khi Nghị quyết lên án Trung quốc của Quốc hội Nhật được công bố, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung quốc, họp báo nói rằng: Cái Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Nhật chuyên sản xuất những Nghị quyết ngược đời. Ngày 04/06/2014, cái Ủy ban Ngoại giao này cũng đã ra nghị quyết lên án Trung quốc về chuyện máy bay chiến đấu của chúng tôi tiếp cận máy bay thám thính Nhật trên vùng trời ở biển Hoa đông. Sự thật thì như thế nào ? máy bay thám thính Nhật bay vào vùng nhận dạng phòng không của Trung quốc ở vùng biển Hoa đông để tìm cách theo dõi cuộc tập trận giữa Trung quốc và Nga nên bị phi cơ chiến đấu Trung quốc bay lên đuổi đi là quá đúng thế mà cũng ra nghị quyết phản đối. Mục đích ra Quyết nghị của cái Ủy ban này chỉ muốn gây tổn thương uy tín của Trung quốc trên chính trường quốc tế mà thôi. Cái nghị quyết lên án giàn khoan Hai Yang 981 vào ngày hôm qua (11/06/2014) cũng chỉ mang mục đích tương tự. Những cái Nghị quyết vô trách nhiệm như vậy của Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Nhật sẽ dẫn dắt dư luận Nhật vào con đường sai lầm gây ảnh hưởng xấu cho sự quan hệ Trung-Nhật. Chúng tôi yêu cầu Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Nhật phải tôn trọng sự thật, phải biết phản tỉnh, ngưng ngay những hành động bêu xấu Trung quốc để cải thiện sự quan hệ giữa hai nước.

Có lẽ thấy phát ngôn viên Hồng Lỗi phản bác không tới nên tờ Nhân Dân viết thêm rằng Trung quốc bây giờ chỉ lấy lại quần đảo Tây Sa (tức là Hoàng Sa của Việt Nam) của mình theo Tuyên ngôn Cairo (1943) và Tuyên ngôn Potsdam (1945) mà thôi chứ không hề xâm chiếm biển đảo của ai hết nên cái Nghị quyết lên án Trung quốc của Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Quốc hội Nhật là quay lưng lại với luật Quốc tế và sự thật của lịch sử.

Tuyên ngôn Cairo là cam kết hiệp tác giữa ba nước Mỹ-Anh-Trung quốc (thời Tưởng Giới Thạch) trong việc đánh đuổi quân xâm lược Nhật hồi thế chiến thứ hai, Tuyên ngôn Potsdam là đưa ra những điều kiện giải giới quân Phát xít Nhật, không hề có 1 chữ nào xác định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung quốc. Chỉ cần vào trang Google hay Yahoo là có thể đọc nội dung của hai Tuyên ngôn này thế mà chẳng hiểu tại sao tờ Nhân Dân lại dám viết như thế. Trong phần phản bác Nghị quyết của Quốc hội Nhật, tờ Nhân Dân của đảng Cộng sản Trung quốc còn nói rằng Việt Nam đã bẻ cong lịch sử, phủ nhận sự thật khi nói rằng quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) là của họ. Đây không những là trò hề mà còn là hành động xoay mặt với hai chữ Tín Nghĩa.

Bắc Kinh đã có thái độ như thế vậy mà lãnh đạo Hà Nội vẫn hy vọng sẽ giải quyết được chuyện giàn khoan HD 981 qua cuộc hội đàm với ông Dương Khiết Trì (Ủy viên Quốc vụ viện Trung quốc) khi ông này đến Hà Nội vào ngày 17 tháng 6. Thế nhưng ai cũng đoán biết ông Dương Khiết Trì sang Hà Nội lần này là để buộc lãnh đạo đảng CSVN phải chấp nhận giàn khoan HD-981 chứ chẳng bao giờ nhả ra những gì mà họ đang ăn cướp. Hãy chờ xem.

 

Hội Đàm Về Giàn Khoan Giữa Việt – Trung Không Kết Quả 

DuongKhietTri&PhamBinhMinhViệc ông Nguyễn Phú Trọng muốn sang Trung quốc để hội đàm với ông Tập Cận Bình đã bị Bắc Kinh bác bỏ không phải là tin đồn mà đã được Bắc Kinh xác nhận chuyện đó có thật, thế nhưng lãnh đạo đảng CSVN vẫn kỳ vọng vào một cuộc hội đàm song phương để giải quyết chuyện biển Đông, nhất là đối với giàn khoan HD-981. Chuyện Bắc Kinh gởi ông Dương Khiết Trì (Ủy viên Quốc vụ viện Trung quốc) sang Hà Nội đã làm cho lãnh đạo đảng CSVN lóe lên được một tia hy vọng. 9 giờ 30 sáng ngày 18/06, ông Dương Khiết Trì đã gặp ông Phạm Bình Minh tại Hà Nội để hội đàm. Để mở đầu phiên họp, ông Phạm Bình Minh nói rằng đây là cuộc hội đàm cấp cao nhất kể từ khi vụ giàn khoan HD-981 xảy ra và mong muốn đối thoại để giải quyết vấn đề. Ông Minh còn yêu cầu Trung quốc thay đổi chính sách dùng sức mạnh để thay đổi hiện trạng.

Những điều mà ông Phạm Bình Minh trình bày đều bị ông Dương Khiết Trì bỏ ngoài tai khi ông ta nói rằng Trung quốc và Việt Nam là hai nước theo chủ nghĩa Cộng sản nên việc thắt chặt tình hữu nghị là điều quan trọng, thế nhưng hiện nay sự quan hệ Trung-Việt đang trực diện với nhiều khó khăn mà nguyên nhân chính là do Việt Nam liên tục gây cản trở kéo dài hơn cả tháng nay đối với giàn khoan HD-981 hoạt động hợp pháp trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung quốc, vì vậy Trung quốc yêu cầu Việt Nam hãy ngưng ngay các hành động gây cản trở này.

Chắc chắn là đã có sự xếp đặt trước nên ngay sau phiên họp kết thúc là phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung quốc bà Hoa Xuân Oanh họp báo nói y chang những gì mà ông Dương Khiết Trì phát biểu trong phiên họp với Việt Nam ở Hà Nội. Vì không thể dấu kín được nữa nên một số quan chức Việt Nam có mặt trong buổi họp phải thú nhận rằng cuộc gặp gỡ vừa rồi không mang lại một tiến bộ nào cả để giải quyết vụ giàn khoan HD-981.

Không biết đứng ở lập trường nào mà ông Nguyễn Phú Trọng lẫn ông Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và kỳ vọng vào cuộc hội đàm vừa rồi nên đã đón tiếp ông Dương Khiết Trì thật nồng hậu.

Theo các bình luận gia Ngoại giao thì nếu như ông Trọng hay ông Dũng muốn đón tiếp ông Trì thì nên tổ chức gặp mặt trước khi diễn ra cuộc hội đàm. Theo vai vế thì ông Dương Khiết Trì không thể ngang hàng với ông Trọng hay ông Dũng nên việc đến chào hỏi chủ nhà trước là điều hợp lý. Nếu kết quả hội đàm thành công thì đón tiếp sau cũng được, đằng này thất bại hoàn toàn mà vẫn tay bắt mặt mừng thì không sao hiểu nổi, nguyên thủ quốc gia các quốc gia khác chẳng ai làm như vậy, hay là cả ông Trọng lẫn ông Dũng đều cho rằng kết quả hội đàm không đáng kể, chỉ cần hai bên ngồi lại hội đàm là coi như thành công. Nếu nghĩ như vậy thì chẳng ai bàn làm gì cho mệt.

 

 

 

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. That dung voi mot lu ban nuoc hai dan , dan va moi ke xam lan vao nha con quy goi xin tha. Oi con gi de noi VN da bi mat trang trong tay be lu CS chi biet vut ve ma ko biet nhuc nha . Dung cai gi goi la “Cong Sang” no cong ca ke thu de roi an ngon mat suong ko he biet nguoi dan dang dau kho khap moi noi. Xin on tren giai cu dat nuoc toi.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here