Báo chí Việt Nam bất mãn vì bị tòa án làm khó

- Quảng Cáo -

Báo chí Việt Nam bất mãn vì bị tòa án làm khó

baochiViệt Nam đang bùng lên dư luận phản đối nhà cầm quyền áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để cấm các nhà báo trong nước hành nghề, đặc biệt là tham dự các phiên tòa.

Theo ông Trương Thanh Đức, thuộc đoàn luật sư Hà Nội, nhà báo bị hạn chế quyền tác nghiệp hơn cả một người dân bình thường. Nhiều ký giả có thẻ nhà báo và cả giấy giới thiệu cũng không được vào phòng xử án, không được chụp ảnh, không được quay phim, coi như không còn gì gọi là làm phận sự của một nhà báo thông tin, tường thuật sự kiện để cung cấp cho bạn đọc.

Báo Tuổi Trẻ kể một ví dụ điển hình là vụ hai ký giả báo Đời sống & Pháp luật đã trình giấy giới thiệu và cả thẻ nhà báo, nhưng công an chỉ cho một người vào theo dõi phiên toà “chống người thi hành công vụ” tại toà án huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

- Quảng Cáo -

Một lần khác, ký giả báo Tuổi Trẻ đến dự một phiên toà xử vụ công dân kiện cơ quan hành chính của thành phố Sài Gòn, và bị cấm ghi âm nội dung phiên toà. Theo dư luận, việc đòi hỏi các nhà báo tham dự các sự kiện, đặc biệt ở ngoại quốc, phải tuân thủ các thủ tục khám xét nghiêm ngặt, chỉ vì yêu cầu bảo đảm an ninh tuyệt đối cho các nhân vật chủ toạ sự kiện.

Tại Việt Nam, các nhà báo bị nhiều rào cản chỉ vì nhà cầm quyền muốn ngăn chặn nhà báo thông tin sự việc một cách trung thực, có thể gây bất lợi cho họ.

 

Hoãn Cuộc Triển Lãm Bản Đồ “Chủ Quyền Việt Nam Trên Biển Đông”

trienlamTheo như thông báo của TGP Sài Gòn sẽ tổ chức một cuộc triển lãm bản đồ về “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông” trong thời gian từ ngày 19.6 đến ngày 22 .6 tại Văn phòng Hội đồng Giám mục Việt Nam, số 72/12 Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3, Sài Gòn.

Tuy nhiên chỉ một ngày trước khi cuộc triển lãm diễn ra, cơ quan chức năng thành phố đã yêu cầu Ban Tổ chức hoãn lại. Một thông báo ngắn do linh mục Inhaxio Hồ Văn Xuân, tổng đại diện của tổng giáo phận Sài Gòn ký ngày 18 tháng 6 gửi cho các linh mục chánh, phó xứ, các tu sĩ nam nữ và giáo dân trong tổng giáo phận. Nội dung cho biết đức tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc quyết định hoãn đến một dịp khác cuộc triển lãm bản đồ xác nhận chủ quyền của đất nước Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường và kêu gọi các linh mục, tu sĩ và giáo dân thông cảm về quyết định đó.

Ông Nguyễn Đình Đầu, một nhà sưu tập bản đồ và nghiên cứu về Biển Đông, một thành viên trong Ban Tổ chức cuộc triển làm và ra mắt sách đó cho biết công tác chuẩn bị cho cuộc triển lãm đã hoàn tất, chỉ còn chờ khai mạc thôi.

Sau thời gian cả nửa thế kỷ chuyên sưu tầm các bản đồ cổ của Việt Nam do cả trong và ngoài nước vẻ ra, ông Nguyễn Đình Đầu hiện là chủ sở hữu của những tư liệu được cho là quí giá chứng tỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu rất mong muốn những tư liện bản đồ mà ông sưu tập được giới thiệu rộng rãi cho người dân cũng như cơ quan chức năng; và những bản đồ này được dùng trong công cuộc đấu tranh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ông nói: Cái này đáng lẽ ra phải soi sáng dư luận, ít nhất cho người trong nước mình chứ, cho rõ ràng. Trong khi Trung Quốc họ tuyên truyền và thậm chí bịa ra đường lưỡi bò, từ một cái không tưởng mà họ tuyên truyền mãi thành ra sự thật. Còn mình làm chủ Hoàng Sa, Trường Sa, làm chủ phần biển của mình mà không tuyên truyền, không để ý.

Nhiều người hẳn còn nhớ cách đây 5 năm, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cũng thực hiện cuộc triển lãm những bản đồ mà ông sưu tầm được. Thế nhưng chỉ 24 tiếng đồng hồ trước khi cuộc triển lãm khai mạc, cơ quan chức năng Sài Gòn buộc ông phải hủy cuộc triển lãm lúc đó.

Dư luận đang thắc mắc không biết cuộc triễn lãm Bản Đồ ” Chủ Quyền Việt Nam Trên Biển Đông” bị hoãn có liên quan gì đến việc ông Dương Khiết Trì, ủy viên phụ trách đối ngoại của Quốc Vụ Viện Trung Quốc vừa tới Hà Nội không ?

 

Năm nước Châu Á và Trung Quốc có nguy cơ lây nhiễm cao cúm H7N9

H7N9Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Nature Communications, ngày 17/06/2014, virus cúm gia cầm H7N9, làm khoảng một trăm người tử vong tại Trung Quốc, giờ đây, có nguy cơ phát triển mạnh tại 5 nước Châu Á khác.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Bỉ và Anh chứng minh rằng nguy cơ virus H7N9 không chỉ ở Trung Quốc, mà có thể còn lây lan mạnh ở các nước khác trong vùng, cụ thể là Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Vì tại những nước này, các khu chợ buôn bán gia cầm sống lại tập trung ở những nơi có mật độ dân cư cao.

Theo giới chuyên gia, virus H7N9 lây lan giữa chim và gia cầm, nhưng cũng có thể lây sang người, giống như nhiều chủng loại virus cúm khác.

Kể từ khi xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 03/2013, virus H7N9 đã lây nhiễm hơn 400 trường hợp và làm khoảng một trăm người tử vong, chủ yếu ở các vùng nông thôn miền trung và đông nam Trung Quốc.

Thế nhưng, theo các nhà nghiên cứu Bỉ và Anh, các trung tâm đô thị lớn tại 5 nước nói trên cũng có nguy cơ lây nhiễm cao trong tương lai, như vùng hạ lưu sông Mê Kông, ở Việt Nam, hoặc các vùng kế cận vịnh Bengale, tại Ấn Độ và ở Bangladesh.

Để có thể nhanh chóng nhận diện được tình trạng virus phát triển mạnh tại Châu Á, các nhà khoa học đã lập ra một bản đồ lây nhiễm, với sự trợ giúp của Viện nghiên cứu gia súc quốc tế (ILRI).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trước virus H7N9, Châu Á đã trải qua dịch cúm gia cầm với virus H5N1, xuất hiện ở Trung Quốc năm 2003 và đã làm gần 400 người tử vong tại 15 quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, việc lây nhiễm, phát triển của virus H5N1 dễ phát hiện hơn. Gia cầm bị nhiễm virus này thường có những triệu chứng của bệnh. Trong khi đó, gia cầm bị nhiễm virus H7N9 lại không có triệu chứng.

 

Miền Tây: Tài nguyên suy kiệt, môi trường suy thoái

MekongTại “Diễn đàn Bảo Tồn Thiên Nhiên và Văn Hóa vì sự phát triển bền vững của đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 7,” với sự tham dự của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường Việt Nam, đại diện chính quyền 13 tỉnh ở miền Tây, giới nghiên cứu khoa học, nhiều chuyên gia và đã cảnh báo sinh hoạt và sinh kế của cư dân đồng bằng sông Cửu Long vốn đã khó khăn sẽ còn khó khăn hơn do sự suy kiệt về tài nguyên và sự suy thoái của môi trường.

Các tài nguyên như: đất, nước, thủy sản,… ở đồng bằng sông Cửu Long không còn như trước. Sự đa dạng sinh học cũng đã biến mất. Ông Nguyễn Văn Nghĩa, một chuyên viên của Cục Quản lý Tài nguyên nước, thuộc Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, cho biết, vài năm gần đây, nguồn nước của sông Mekong đổ về đồng bằng sông Cửu Long đã giảm đáng kể vì bị điều tiết mạnh mẽ ở phía thượng nguồn và tác động của biến đổi khí hậu.

Nguồn nước mặt giảm nên người ta chuyển qua khai thác nguồn nước ngầm và vì vậy, mỗi năm, mực nước trong tầng nước ngầm đã giảm từ 0.2 mét đến 0.4 mét. Có nơi, mực nước của tầng nước ngầm giảm tới gần 1 mét/năm. Kết quả là nước mặn xâm nhập càng ngày càng sâu. Xói lở ven sông, ven biển càng ngày càng lớn.

Do nguồn nước, do sự hình thành và tồn tại của các công trình chặn lũ, ngăn mặn, thủy điện và cả do lối đánh bắt theo kiểu tận diệt, thủy sản – nguồn lớn tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long vốn hết sức phong phú, dồi dào nay đã suy giảm đáng kể.

Ông Nguyễn Thanh Nguyên, phó chủ tịch của tỉnh Long An, thú nhận những sai lầm trong quản lý đã góp phần làm suy kiệt tài nguyên của đồng bằng sông Cửu Long và khiến môi trường của khu vực này bị suy thoái. Hiện nay, mỗi năm, sản lượng lương thực của Long An khoảng 3 triệu tấn, gấp mười lần giai đọan 1970 (chỉ chừng 300,000 tấn). Tuy nhiên để đạt được kết quả đó, toàn bộ hệ sinh thái đa dạng của Ðồng Tháp Mười đã bị hủy diệt vì những kế hoạch khai phá, chuyển thành đất trồng lúa. Hệ sinh thái nước lợ ven biển coi như đã bị xóa sạch vì phong trào nuôi tôm.

 

 

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here