Tuyên Bố Của Phong Trào Liên Đới Dân Oan Đấu Tranh Việt Nam

- Quảng Cáo -

Tuyên Bố Của Phong Trào Liên Đới Dân Oan Đấu Tranh Việt Nam

danoanNgày 10 tháng 6 vừa qua, khối Dân oan miền Nam đã chính thức đổi tên cho mình và mở rộng ý nghĩa tranh đấu. Giờ đây, ngoài việc đấu tranh tố cáo tội ác cướp đất đai của chính quyền, Dân oan miền Nam sẽ còn góp tiếng nói cho công cuộc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, bên cạnh các tổ chức xã hội dân sự khác.

Khối Dân oan miền Nam hiện có đại diện là chị Trần Ngọc Anh, một trong những thành viện đấu tranh kiên trì và cũng bị công an CSVN đánh đập dã man nhiều lần. Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu VN cho biết trong mọi trường hợp đi biểu tình, các thành viên của phong trào sẽ không bao giờ mang theo Cờ Đỏ Sao Vàng vì dân oan xem đó là lá cờ gây nhiều tội ác, bán nước, nô lệ và tàn hại nhân dân! Việc tuyên bố này cũng nhằm làm rõ việc xuống đường, không trùng lẫn với các nhóm biểu tình chống Trung Quốc mang cờ mái, được Nhà nước CSVN trả tiền nhằm cứu vãn danh dự cho chế độ.

Được biết trước khi là Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu VN, các phong trào đấu tranh của khối dân oan đã luôn cái gai trong mắt chế độ CSVN. Dù tức giận và đàn áp, CSVN vẫn không sao ngăn chận được, cho dù thành viên của Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu VN đa số chỉ là phụ nữ.

- Quảng Cáo -

Việc tuyên bố tôn chỉ và tên gọi của Phong Trào Liên Đới Dân Oan Tranh Đấu VN, một lần nữa làm cho công an CSVN lo sợ, vì phong trào đấu tranh này ngày càng vững mạng, liên kết chặt chẽ và có chính nghĩa.

 

Vi Phạm Quyền Tự Do Tôn Giáo Gia Tăng Trước Ngày LHQ Đến Thanh Tra

danaptongiaoTrong những ngày qua, Giáo hội Mennonite tại Bình Dương đã bị công an và côn đồ sách nhiểu, bắt bớ và đập phá cùng đánh đập dã man. Và hôm 15/06 đảng csVN lại tiếp tục hành vi côn đồ, bất chấp luật pháp và lẽ phải, dùng cường quyền với hàng ngàn công an, cơ động, giao thông có cả xã hội đen ngăn cấm không cho Giáo Hội PGHH Thuần Túy cử hành Đại Lễ tại nhà ông Nguyễn Văn Vinh ỡ Xã Long Giang, huyện Chợ Mới (An Giang). Nhà cầm quyền cs cho công an đóng chốt 2 đầu đoạn đường qua nhà ông Vinh, cách mỗi bên khoảng 500 mét, không cho bất cứ ai qua lại đoạn đường này, giao thông, cơ động dày đặc gây kinh hoàng cho dân chúng tại địa phương.

Cách làm của nhà cầm quyền đang muốn chứng tỏ tại Việt Nam không có tự do tôn giáo. Điều đáng chú ý là việc làm này diễn ra trước ngày Vị giám sát về tự do tôn giáo của Liên Hiệp Quốc chính thức đến làm việc tại Việt Nam. Có nguồn tin cho rằng, đây là cách các phe nhóm trong nội bộ đảng cs cầm quyền chơi nhau.

 

Hệ thống điện tại Việt Nam đang bất ổn

dien bat onTừ trung tuần tháng 5-2014 đến nay, hệ thống điện ở Việt Nam đột nhiên trở nên bất ổn và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chưa thể giải thích tại sao.

Có vẻ như những cảnh báo trong vài năm qua của nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam về hậu quả của việc để cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư và đảm nhận hàng loạt công trình rất quan trọng về năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, sẽ khiến Việt Nam gặp khó khăn trong việc thực hiện các chương trình phát triển đang trở thành hiện thực.

Hồi trung tuần tháng 5, máy biến áp của một trạm biến áp Hiệp Hòa ở Bắc Giang bị hư, khiến việc nhận điện từ các nhà máy thủy điện và các nhà máy nhiệt điện về trạm này và cấp điện đi các nơi bị xáo trộn gần hai ngày. Đến hạ tuần tháng 5,  máy biến áp của trạm biến áp vừa kể lại tiếp tục bị hư, lần này, có tới tám tỉnh ở miền Bắc (Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình) đột nhiên cùng mất điện và đến nay EVN vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Tuy điện đã có trở lại trong ngày 21 tháng 5 song đến nay, máy biến áp bị hư vẫn chưa thể hoạt động trở lại và EVN dự trù phải thay một máy biến áp mới. Tuy không mất điện nhưng hiện nay, nhưng điện áp ở miền Bắc Việt Nam được mô tả là rất thấp.

Báo chí Việt Nam cho biết, trạm biến áp Hiệp Hòa ở Bắc Giang là “trạm nút”. Ông Hoàng Trung Hải, một trong các Phó Thủ tướng Việt Nam trả lời báo giới rằng, EVN nhận định, trục trặc kỹ thuật của máy biến áp ở trạm biến áp Hiệp “có vẻ là lỗi của nhà chế tạo” và nếu đúng như thế thì nhà chế tạo phải đền, song ông Phó Thủ tướng Việt Nam và báo chí Việt Nam không cho biết tên của nhà chế tạo.

Vào lúc này, nhiều người, nhiều giới đang đòi chế độ Hà Nội phải trả lời vì sao lại giao hàng loạt công trình rất quan trọng về năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cho nhà thầu Trung Quốc. Hồi đầu tháng 6, ông Đặng Ngọc Tùng, đại biểu Quốc hội kiêm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chính thức nêu thắc mắc này tại nghị trường nhưng giới hữu trách ở Việt Nam không trả lời.

Đối với những trục trặc kỹ thuật xảy ra ở trạm biến áp Hiệp Hòa, EVN chỉ thông báo với báo rằng “công ty nước ngoài đã cử đoàn chuyên gia sang làm việc nhưng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân”. Cũng theo EVN, việc máy biến áp bị trục trặc kỹ thuật là chuyện bình thường nhưng trục trặc kéo dài, không rõ nguyên nhân như mới xảy ra là hi hữu, lần đầu tiên mới gặp.

Báo giới Việt Nam đang bày tỏ sự lo ngại khi trong vài năm gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy hệ thống điện tại Việt Nam rất mong manh, chỉ cần những trục trặc nhỏ là các khu vực rộng lớn, thậm chí toàn miền Nam, cả miền Trung cùng mất điện.

 

Trung Quốc khởi công xây trường học trong quần đảo Hoàng Sa

Phu-Lam-3f7f8Trong lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng, truyền thông Nhà nước Trung Quốc loan báo cho xây dựng một trường học với số đầu tư khá lớn trên một đảo nằm thuộc quần đảo Hoàng Sa, khu vực biển đảo mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam bằng vũ lực từ năm 1974.

Đây được xem là nỗ lực của Bắc Kinh để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo mà họ có tranh chấp với Việt Nam này.

Cách nay hai năm, Bắc Kinh đã thiết lập một đơn vị hành chính mới là thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam bao gồm các quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa mà phía Việt Nam gọi là Trường Sa.

Đây được xem là thành phố cực nam của Trung Quốc đặt trên đảo Phú Lâm mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng với số dân là 1.443 người. ‘Tam Sa’ là căn cứ để Trung Quốc kiểm soát vùng biển mà họ tuyên bố có chủ quyền trên Biển Đông.
Chính quyền thành phố Tam Sa ra thông cáo cho biết công việc xây dựng trường học bắt đầu vào ngày 14/6 và dự kiến sẽ mất 18 tháng để hoàn thành.

Ngôi trường được xây dựng khá quy mô có các lớp mẫu giáo và tiểu học sẽ được hoàn tất trong một năm rưỡi, với số tiền đầu tư 5,8 triệu đô la Mỹ. Khu trường học này được nói là để phục vụ cho con em, hiện có khoảng 40 trẻ, của những gia đình sinh sống trên đảo.

Theo các nguồn tin nước ngoài, thì cư dân trên đảo Phú Lâm hiện nay khoảng 1000 người, chủ yếu là các binh sĩ quân đội, lực lượng cảnh sát biển và một số rất ít viên chức hành chính.

Ngay sau khi tuyên bố thành lập « thành phố Tam Sa », Trung Quốc đã tăng cường các hành động xác quyết chủ quyền bằng việc cho xây dựng nhiều công trình, chủ yếu là các công trình quân sự trên hòn đảo nhỏ có diện tích 2 km2 này. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng sân bay đã bị ASEAN trong đó có Việt Nam, phản đối mạnh mẽ.

Truyền thông Trung Quốc gần đây cũng thông báo, năm nay các đơn vị quân đội đồn trú tại «thành phố Tam Sa » sẽ triển khai các hoạt động tuần tra thường xuyên nhằm « bảo vệ chủ quyền quốc gia ». Ngoài ra, Bắc Kinh còn có kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng mở tuyến du lịch đến đảo.

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here