Quảng Cáo

Nhật Bản vận động nhóm G7 cô lập Trung Quốc

Quảng Cáo

Nhật Bản vận động nhóm G 7 cô lập Trung Quốc

Trước khi lên đường sang Brussels (Bỉ) để tham dự Thượng đỉnh G 7, gồm các quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật Bản, Thủ tướng Abe đã họp báo cho biết sẽ đem vấn đề bành trướng sức mạnh quân sự của Trung quốc ở biển Hoa đông và biển Đông ra bàn thảo tại hội nghị để yêu cầu các quốc gia trong nhóm G 7 lên án Trung quốc về những hành động gây rối của họ ở biển Hoa đông và biển Đông. Theo Thủ tướng Abe thì chẳng ai chấp nhận hành động sử dụng vũ lực quân sự để thay đổi hiện trạng.

G 7 gồm 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, năm 1997 G 7 thâu nhận thêm Nga nên trở thành G 8 và Thượng đỉnh G 8 năm 2014 này lúc đầu dự định tổ chức tại Sochi (Nga), nơi vừa tổ chức Olympic mùa Đông 2014, nhưng vào tháng 3 vừa rồi Nga đã bị loại ra khỏi G 8 vì hành động sử dụng sức mạnh quân sự để sát nhập bán đảo Crimea của Ukraina thành lãnh thổ của mình nên Thượng đỉnh G 7 năm 2014 phải dời sang thủ đô Brussels của Bỉ.

Những hình ảnh tàu đánh cá Việt Nam mới đây bị tàu Trung quốc húc chìm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được trình chiếu trong Thượng đỉnh G 7, cộng thêm với phần trình bày của Thủ tướng Abe đã khiến cho các quốc gia tham dự Thượng đỉnh G 7 không còn xem chuyện biển Hoa Đông và biển Đông là vấn đề riêng của khu vực Á châu-Thái Bình dương nữa mà là vấn đề an ninh hằng hải của thế giới trong vùng biển này nên sau khi kết thúc hội nghị Thượng đỉnh G 7 đã ra một bản Tuyên bố chung lên án Trung quốc về hành động gây bất ổn ở biển Hoa đông và biển Đông. Đây là lần đầu tiên G 7 đã chỉ thẳng tên Trung quốc để chỉ trích, điều này cho thấy Trung quốc đang mất dần uy tín trên chính trường quốc tế.

Thủ tướng Nhật, ông Abe đã trình bày những gì trong hội nghị Thượng đỉnh G 7 ?.Thưa quý thính giả, ông Abe đã trình bày một cách thuyết phục có bằng chứng minh họa về chuyện tàu bè, máy bay Trung quốc thường xuyên có những hành động khiêu khích lực lượng phòng duyên Nhật Bản ở biển Hoa đông, ở vùng quần đảo Senkaku. Ở biển Đông thì vào ngày 2 tháng 5 vừa rồi tự ý hạ đặt dàn khoan HD 981 quanh khu vực Hoàng Sa của Việt Nam. Thủ tướng Abe nghiêm khắc kêu gọi G 7 và thế giới lên án những hành động này và yêu cầu tất cả áp lực buộc Bắc Kinh phải tuân thủ, chấp hành luật pháp Quốc tế về chuyện đi lại trên biển.

Tổng thống Obama của Hoa Kỳ cũng đã cáo buộc Trung quốc tằng sự trổi dậy về kinh tế và các hoạt động quân sự của Trung quốc gần đây ở biển Đông và biển Hoa đông đã khiến cho các quốc gia trong vùng cảm thấy lo ngại nên tán thành quan điểm của Thủ tướng Nhật.

Truyền thông cũng như các đảng đối lập ở xứ Phù Tang thường hay đưa những lời phát biểu của Thủ tướng Nhật tại các hội nghị Thượng đỉnh ra để chỉ trích vì bất cứ một chính sách hay vấn đề gì cũng có ảnh hưởng xấu cho một số người dân nào đó, nhưng lần này thì ngược lại, chẳng những không chỉ trích mà còn ủng hộ mạnh vì nếu không thì nguy cơ bị Trung quốc xâm lấn biển đảo có sát xuất xảy ra rất cao. Ngay cả đảng Cộng sản Nhật cũng lên án các hành động vừa rồi của Trung quốc. Trong suốt tuần qua, tại Nhật đã có nhiều cuộc mít-ting, biểu tình tố cáo Trung quốc xâm lược biển Đông, yêu cầu Bắc Kinh phải rút dàn khoan HD 981 ra khỏi vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong tinh thần đó Cộng đồng người Việt Tự do tại Nhật đã phối hợp tổ chức chung với nhiều tổ chức, hội đoàn Nhật chẳng hạn như đảng Nihon Ganbare, Nghiệp đoàn Lao động Nhật…một cuộc mít-ting, biểu tình vào chiều thứ 7 ngày 31 tháng 5 vừa qua tại Tokyo. Cuộc biểu tình đã được nhiều người đi đường nhiệt tình vỗ tay hỗ trợ. Vì đây là vấn đề thời sự nóng bỏng nên cuộc biểu tình này đã được ít nhất ba đài truyền hình lớn của Nhật loan tải trong phần tin tức vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày.

Tình hình rất thuận lợi trong việc lên tiếng kêu gọi thế giới ủng hộ việc đòi Trung quốc rút dàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi Việt Nam ngay thì tại Đối thoại Shangri La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng của chính quyền CSVN là ông Phùng Quang Thanh lại ngõ ý muốn giải quyết vấn đề bằng hội đàm song phương với Trung quốc, trong khi Bắc Kinh đã khước từ lời yêu cầu của ông Nguyễn Phú Trọng muốn sang gặp lãnh đạo Trung Nam Hải để nói chuyện. Việc hội đàm song phương giữa hai đảng Cộng sản Việt-Trung về vấn đề biển Đông đã được tiến hành từ mấy chục năm nay với kết quả sau mỗi lần hội đàm là Việt Nam mất thêm một phần lãnh thổ. Lãnh hải, vậy mà ông Phùng Quang Thanh vẫn muốn hội đàm song phương. Ấy vậy mà vẫn có những tiếng nói lạc điệu binh vực ông Thanh rằng sở dĩ phải như vậy vì không đủ sức đương đầu với Trung quốc. Từ trước đến nay chưa bao giờ Việt Nam mạnh hơn Trung quốc về quân sự, nhưng tại sao bao nhiêu cuộc xâm lược của bá quyền phương Bắc đều bị Tổ tiên chúng ta đánh bại. Tuyên bố như ông Phùng Quang Thanh là coi như mở đường cho Trung quốc xâm lược thêm đất nước Việt Nam của chúng ta. Thưa có đúng vậy không quý thính giả.

 

Trung Quốc kéo cả trăm chiếc tàu đến vùng quần đảo Senkaku ?

Suốt hơn cả tháng qua, ngày nào truyền thông Nhật cũng loan tải tin tức về chuyện tàu bè Trung quốc làm mưa làm gió trong lãnh hải Việt Nam. Ngoài chuyện đưa tin truyền thông Nhật còn vạch rõ cho mọi người thấy rõ sự vô lý của đường lưỡi Bò ở vùng biển Đông do Trung quốc tự ý vẽ và vạch trần những điều tuyên truyền láo khoét của Trung quốc, chẳng hạn như khi Bắc Kinh nói rằng dàn khoan HD 981 nằm trong hải phận của Trung quốc thì truyền hình Nhật chiếu đường lưỡi Bò lên màn hình là người xem biết ngay đó là hải phận của Việt Nam chứ không thể nào là hải phận của Trung quốc được, hoặc khi Bắc Kinh trân tráo nói tàu Việt Nam đâm vào tàu của Trung quốc thì các đài TV Nhật chiếu cảnh tàu hải giám, tàu đánh cá Việt Nam bị tàu Trung quốc xịt vòi rồng, đâm chìm…, ký giả Nhật tại Việt Nam còn đến các làng đánh cá ở miền Trung Việt Nam để phỏng vấn các ngư phủ, nạn nhân của những chiếc tàu đánh cá bị Trung quốc đâm chìm, đâm thủng. Người Nhật ít quan tâm đến chuyện biển Đông thế mà khi nhìn đường lưỡi Bò, dàn khoan HD 981 và cảnh tàu đánh cá Việt Nam bị tàu Trung quốc đâm chìm thì ai cũng thấy Trung quốc vừa ăn cướp vừa la làng, chẳng một ai thèm nghe những lời giải thích quá lố bịch của các phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Trung quốc. Về phía chính phủ Nhật thì Thủ tướng Abe đã sử dụng những hình ảnh tàu Trung quốc húc chìm tàu đánh cá Việt Nam đánh cá Việt Nam ngay trong ngư trường của mình để yêu cầu các quốc gia trong nhóm G7 ra tuyên bố lên án Trung quốc về hành động gây bất bất ổn ở biển Đông.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về chính quyền Cộng sản Trung quốc thì chính sách xâm lược của Bắc Kinh trải qua 6 bước. Bước thứ nhất là cứ tuyên bố tất cả các quần đảo ở biển Đông và biển Hoa đông là lãnh thổ bất khả xâm của Trung quốc; bước thứ hai là ngụy tạo bằng chứng lịch sử rồi ra luật thừa nhận đó là lãnh hải, lãnh đảo của Trung quốc; bước thứ ba là tổ chức nhiều cuộc thăm dò hải dương nơi mà Bắc Kinh tụ ý chủ trương là lãnh hải của Trung quốc; bước thứ tư là ra luật bắt buộc các tàu đi lại trên vùng biển Đông và biển Hoa đông phải tuân thủ luật pháp của Trung quốc; bước thứ năm là chuẩn bị lực lượng hải quân và không quân để trấn áp bất cứ tàu bè nào không tuân thủ luật của Trung quốc khi đi lại trên hai vùng biển Hoa đông và biển Đông; và bước thứ 6, sau cùng, là ngang nhiên coi những vùng biển đảo đã trấn áp được là lãnh hải và lãnh đảo của Trung quốc.

Trong toàn bối cảnh đó, truyền thông Nhật đặt câu hỏi nếu như Trung quốc cũng kéo cả 100 chiếc tàu đến vùng quần đảo Senkaku thì chính quyền và người dân Nhật sẽ phản ứng ra làm sao ?. Lẽ đương nhiên lực lượng phòng duyên và hải quân của Tự vệ đội Nhật sẽ tìm đủ mọi biện pháp đuổi tất cả tàu Trung quốc ra khỏi lãnh hải của Nhật, nếu cần thì cũng phải sử dụng biện pháp mạnh. Không một người dân Nhật nào cổ suý chuyện chiến tranh, nhưng chiến đấu để bảo toàn lãnh hải lại là một vấn đề khác. Ngoài lực lượng phòng vệ Nhật còn có đồng minh Hoa Kỳ tiếp ứng khi hữu sự bởi hiệp ước Bảo an Nhật-Mỹ, nhưng không thể ủy thác mọi chuyện cho các lực lượng đó mà tất cả mọi người dân phải nhập cuộc ngay từ bây giờ mới mong ngăn chận được sự xâm lược của Trung quốc.

Muốn ngăn chận sự xâm lược của Trung quốc một cách hiệu quả điều tất yếu là phải huy động sức mạnh của toàn dân và liên kết với nhiều quốc gia khác, Nhật Bản đang làm chuyện đó, trong khi chính quyền Cộng sản Việt Nam thì ngăn cấm không cho người dân bày tỏ lòng yêu nước trước sự xâm lược của Trung quốc. Lãnh đạo Hà Nội muốn gì ?. câu trả lời đã rõ, muốn bán từng phần đất nước cho Trung quốc mà người dân có muốn phản đối cũng không được. Cái chế độ này mà còn trụ được ngày nào là Việt Nam còn mất thêm nhiều mãnh giang sơn của ông cha để lại, thưa có đúng không quý thính giả.

 

 

 

 

Quảng Cáo
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux