Dư luận Nhật trước quyết định tạm ngưng viện trợ ODA cho Việt Nam

- Quảng Cáo -

Dư luận Nhật trước quyết định tạm ngưng viện trợ ODA cho Việt Nam

ODANgày 02/06/2014 vừa qua, tất cả báo đài ở Nhật đều loan tải tin tức về chuyện Tokyo tạm ngưng viện trợ ODA cho Hà Nội và các khoảng cho vay mới cũng bị tạm ngưng. Quyết định này đã được ông Ishikane Kimihiro (Vụ trưởng vụ Hợp tác Quốc tế thuộc bộ Ngoại giao Nhật) đưa ra trong cuộc họp với ông Nguyễn Ngọc Đông (Thứ trưởng  bộ Giao thông&Vận tải VN). Phản ứng chung của dư luận Nhật về quyết định này hơi phức tạp một chút, trên nhiều diễn đàn Internet hay những người đi đường được báo đài phỏng vấn đều có cái nhìn tương tự nhau là không thể để tiền thuế của chúng ta (tức là người Nhật) chạy vào túi riêng của quan chức tham nhũng Việt Nam, quyết định tạm ngưng viện trợ ODA cho đến khi nào phía Việt Nam thật sự điều tra làm rõ nội vụ là đúng, nhưng tại sao quyết định đó lại đưa ra vào thời điểm này khi mà chính phủ Nhật đang khuyến khích Hà Nội nên chọn thái độ mạnh mẽ hơn trong việc chống Trung quốc bành trướng ở biển Đông.
Ở các quốc gia tiến bộ như Nhật Bản, người dân bận rộn với công việc làm ăn nên thường không nhớ đến những tin tức mà mình đã xem hay nghe qua một lần bởi vậy trong bản tin vào lúc 22 giờ 15 phút tối ngày 2 tháng 6 của đài truyền hình quốc gia Nhật NHK nhắc lại chuyện cán bộ, quan chức cao cấp Việt Nam nhận tiền hối lộ từ công ty Tư vấn Giao thông Nhật Bản (JTC) trong dự án xây dựng tuyến đường sắt xuyên Việt theo vốn ODA của Nhật. Vụ hối lộ này bị phát giác vào cuối tháng 3 năm nay và chính phủ Nhật đã yêu cầu phía Việt Nam điều tra làm rõ sự việc hầu ngăn chận tệ nạn hối lộ. Thoạt tiên phía Việt Nam nhanh nhẹ đáp ứng ngay lời yêu cầu này vì sợ nếu không hợp tác điều tra sẽ bị Nhật tạm ngưng viện trợ ODA như hồi cuối năm 2008 qua vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ nhân hối lộ từ công ty Tư vấn Quốc tế Thái bình dương (PCI) để cho công ty này trúng thầu xây cất Đại lộ Đông Tây. Thứ trưởng Giao thông & Vận tải của Việt Nam là ông Nguyễn Ngọc Đông đã bay sang Nhật ngay để thu thập các thông tin chính thức từ cơ quan công tố Nhật về vụ công ty JTC đưa hối lộ cho quan chức Việt Nam. Trước khi trở về nước, ông Thứ trưởng Đông này đã tuyên bố trước các ký giả rằng Việt Nam cam kết hợp tác tích cực để đẩy mạnh điều tra hầu xử lý vụ việc. Sau hơn 2 tháng, phía Việt Nam tích cực hiệp tác, đẩy mạnh điều tra như thế nào thì không ai biết, bây giờ thấy chính phủ Nhật quyết định tạm ngưng viện trợ ODA, chứng tỏ phía Việt Nam không thật sự đẩy mạnh điều tra như lời ông Thứ trưởng Đông cam kết, trong khi phía Nhật đã xử xong vụ công ty JTC vào ngày 25/04/2014 với phán quyết là công ty này có tội, không được đấu thầu các dự án theo vốn ODA trong vòng 1 năm rưởi. Với phán quyết này đã làm cho công ty JTC mất nhiều uy tín nên Giám độc công ty này là ông Kakinuma phải từ chức.
Trong phần thời sự Quốc tế của đài truyền hình Sakura TV Cable kênh số 132 nói rằng trong khi trên Home Page (trang nhà) của bộ Ngoại giao Nhật, và cơ quan Viện trợ ODA Nhật đều loan tải rõ ràng là Nhật Bản tạm ngưng viện trợ ODA cho Việt Nam thế mà trong Thông cáo báo chí (Press Release) của bộ Giao thông &Vận tải Việt Nam lại chẳng hề đề cập gì đến chuyện Nhật tạm ngưng viện trợ ODA. Người dân Việt Nam biết đến tin này nhờ nghe đài BBC, RFA… chứ báo đài ở Việt Nam thì cho đến giờ phút này hoàn toàn không đả động gì đến tin này cả. Đây không phải là một tin tức bình thường, nó có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của Việt Nam vậy mà chưa có lịnh là không được loan, chứng tỏ ở Việt Nam không có tự do báo chí. Nội chuyện đó không cũng đủ thấy khó mà có được sự hợp tác theo đúng nghĩa từ phía chính quyền Cộng sản Việt Nam. Nếu Hà Nội không tự chính mình xóa bỏ những cái ‘’Rỉ sét’’ đó đi thì không phải chỉ có Nhật Bản mà còn nhiều quốc gia khác cũng sẽ ngưng viện trợ.
Theo các nhà ngoại giao tại Tokyo thì nếu như tại Đối thoại Shangri-La 13 diễn ra ở Singapore vừa rồi mà ông Phùng Quang Thanh có thái độ cương quyết bảo vệ lãnh hải, lãnh đảo của Việt Nam trước sự xâm lược của Trung quốc giống như ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố tại Miến Điện, Philippines thì có lẽ Thủ tướng Abe sẽ tìm một giải pháp khác chứ không quyết định tạm ngưng viện trợ ODA cho Việt Nam như đã diễn ra. Cũng theo các nhà ngoại giao này thì cũng không sao hiểu nổi khi mà ông Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phát biểu khác với những gì ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố. Hay là Việt Nam đã thay đổi lập trường chống Trung quốc xâm lược biển Đông.

 

Bắc Kinh lại ra sức ngăn chận lễ tưởng niệm biến cố Thiên An Môn

- Quảng Cáo -

ThienAnMonHàng năm cứ đến đầu tháng 6 là lãnh đạo đảng Cộng sản Trung quốc phải nhức đầu lo đối phó với các cuộc tưởng niệm biến cố đẩm máu Thiên An Môn do người dân tự ý đứng ra tổ chức. Năm nay là đúng 25 năm, đánh dấu ngày xảy ra biến cố đẩm máu này nên chính quyền ông Tập Cận Bình càng mất ăn, mất ngủ thêm. Nạn nhân đầu tiên là nhà văn Vương Kiến Dân và ký giả của tờ nguyệt san Tân Duy phát hành ở Hồng Kông bị công an cửa khẩu Thẩm Xuyên thuộc tỉnh Quảng Đông bắt giữ vào ngày 30/05/2014 chỉ vì tình nghi hai người này vào Hoa lục để xách động các thế lực thù địch tổ chức lễ tưởng niệm biến cố Thiên An Môn. Ngày 01/06/2014 đài NHK của Nhật phát bằng sóng vệ tinh bị phá sóng vì trong phần tin tức 7 giờ tối đã đề cập đến biến cố đẩm máu Thiên An Môn cách đây 25 năm. Trước đó mấy ngày, hầu hết các ký giả nước ngoài đang hành nghề ở Hoa lục bị nhà cầm quyền Trung quốc áp lực để yêu cầu không loan bất cứ tin tức gì liên quan đến biến cố Thiên An Môn, bởi vậy nên vào ngày 02/06/2014, Hiệp hội Ký giả nước ngoài tại Trung quốc đã lên tiếng kháng nghị nhà cầm quyền Trung quốc đã cản trở quyền hành nghề của ký giả.

Theo các nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục thì ngoài lực lượng an ninh dày đặc, chính quyền thủ đô từ Bắc Kinh còn huy động 85 ngàn dân phòng ra đứng gác đường từ ngày 30 tháng 5 đến hết ngày 4 tháng 6 (Lục Tứ) với lý do hết sức nực cười là sợ bị đặt bom khủng bố như ở Ürϋmqi của Tân Cương. Tại sao canh chừng khủng bố đặt bom mà sau ngày Lục Tứ là chấm dứt nhiệm vụ. Mỗi dân phòng được trả lương ngày là 150 đồng nhân dân tệ (khoảng 25 mỹ kim) gấp 3 lần lương 1 ngày của một người lao động. Chừng đó nhân lên 85 ngàn người thì thử hỏi tốn kém biết bao nhiêu ngân sách chỉ để canh chừng không cho người dân tổ chức lễ tưởng niệm 25 năm biến cố Thiên An Môn. Các nhà hoạt động xã hội này cũng nói rằng vào thời điểm xảy ra biến cố đẩm máu Thiên An Môn thì ông Tập Cận Bình khoảng 36 tuổi, đang phụ trách đảng vụ ở một quận nghèo thuộc tỉnh Phúc Kiến, nghĩa là ông Tập chẳng có tội gì trong vụ đàn áp Thiên An Môn vì vậy khi ông ta lên nắm quyền nhiều người hy vọng rằng ông Tập sẽ đánh giá lại biến cố này để phục hồi danh dự cho nhiều nạn nhân bị thảm sát trước quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, nhưng niềm hy vọng đó coi như chẳng bao giờ có vì ông Tập lại là người hung hăng hơn cả ông Hồ Cẩm Đào trong việc nghiêm cấm người dân tưởng niệm biến cố đẩm máu Thiên An Môn. Bởi vậy đừng bao giờ hy vọng thành phần lãnh đạo trẻ sau này sẽ bớt độc tài hơn thế hệ trước của họ.

Đêm 04/06/2014 tại Hồng Kông đã có mít –ting, thắp nến để tưởng niệm biến cố Thiên An Môn với sự tham gia của 180.000 người, trong đó có nhiều người từ Hoa lục sang tham dự, một số nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Trung quốc ở nước ngoài cũng đến Hồng Kông trong dịp này nhưng đều bị chận lại ở phi trường không cho nhập cảnh. Nhiều cơ quan truyền thông ở đặc khu kinh tế này loan tin về chuyện chính quyền Cộng sản Trung quốc bắt nóng, bắt nguội nhiều người ở Hoa lục chỉ vì nghi ngờ họ có ý định tổ chức tưởng niệm 25 năm biến cố đẩm máu Thiên An Môn. Báo đài ở Hồng Kông còn xác quyết rằng từ thời ông Mao Trạch Đông đến giờ bản chất chuyên chế độc tài, chà đạp nhân quyền của chế độ Cộng sản ở Hoa lục vẫn không thay đổi, một chế độ như thế là phản nhân loại, phản xã hội văn minh chẳng khác gì khủng bố vậy mà những người cầm quyền ở Hoa lục lại lớn tiếng hô hào chống khủng bố thì ai mà tin vì chính họ mới là bậc thầy của khủng bố, sử dụng danh nghĩa chống khủng bố để tàn sát người dân Uyghur, Tây Tạng…

Nhiều tổ chức đấu tranh cho tự do, dân chủ của người Trung quốc ở hải ngoại cũng đã tổ chức mít-ting, biểu tình tưởng niệm các nạn nhân bị sát hại trong biến cố đẩm máu Thiên An Môn rồi sau đó kéo đến trước các sứ quán, các lãnh sự quán Trung quốc phản đối.

Có thể nói từ ngày 2 tháng 5 đến ngày 4 tháng 6, sứ quán Trung quốc ở các nước tự do, dân chủ ngày nào cũng bị nhiều người kéo đến phản đối, hết người Việt cùng người dân bản xứ đến phản đối Trung quốc xâm lược biển Đông, phản đối dàn khoan HD- 981 rồi đến người Trung quốc kéo đến tố cáo chính quyền Cộng sản Trung quốc đàn áp người dân qua biến cố Thiên An Môn. Chưa khi nào mà chính quyền Cộng sản Trung quốc bị mất uy tín bằng lúc này. Đây cũng là lợi điểm lớn cho người Việt Nam chúng ta trong công cuộc tố cáo chính sách xâm lược của Trung cộng.

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here