Phải chăng Trung cộng sẽ đưa thêm giàn khoan HYSU-982 xuống biển Đông?

- Quảng Cáo -

Phải chăng Trung cộng sẽ đưa thêm giàn khoan HYSU-982 xuống biển Đông?

Tờ Hải Dương Trung quốc cho hay, ngoài Haiyang Shiyou 981 (HYSY), Trung Cộng sẽ có thêm 3 giàn khoan nữa trong 2 năm tới. Tên gọi của các giàn khoan là HYSY 982, HYSY 943, HYSY 944.

HD-982 400x300Dự án đóng mới 3 dàn khoan được thực hiện bởi các công ty nhỏ thuộc Tập đoàn công nghiệp nặng đóng tàu Đại Liên, và Công ty TNHH công nghiệp nặng Thâm Quyến.

Tin tức cho biết, Trung cộng đang khẩn cấp huy động toàn bộ lực lượng để hoàn thành giàn khoan HYSY 982 tại Nhà máy đóng tàu Đại Liên. Đây được xem là 1 trong “10 chương trình trọng điểm” quốc gia của Trung cộng do Tập Cận Bình đích thân đứng ra điều hành, tới tận nơi kiểm tra, động viên…

- Quảng Cáo -

2 dàn khoan HYSY 943, 944 thuộc loại dàn khoan tự nâng hoạt động trên khu vực đất mềm dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10/2015. Đáng chú ý là HYSY 982 được làm theo mẫu của Nauy, thuộc loại dàn khoan nửa chìm thế hệ mới nhất đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên Biển Đông, được thiết kế phù hợp để hoạt động ở độ sâu 1.500 m khoan sâu tối đa 9.144 m. Được định vị bằng hệ định động học cấp 3 là cấp cao nhất của hệ thống này với 8 chân vịt lái (thruster), mỗi chân vịt được kéo bởi động cơ 4.600 CV. Có khả năng chống tràn dầu bằng một hệ thống cảm biến được thiết lập quanh giàn…. dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2016.

Đại Liên là một xưởng đóng tàu đã có lịch sử trên 100 năm, được Liên Xô đầu tư giúp đỡ trong những năm 1950, hiện đang áp dụng phương pháp công nghệ đóng tổng đoạn học tập từ Hitachi (Nhật Bản). Đây cũng chính là nơi, Trung cộng đã hoàn thiện chiếc tàu sân bay đầu tiên là Liêu Ninh vào năm 2009.

Theo phân tích trên trang điện tử Chính phủ CS Việt Nam cho thấy thiết kế của HYSY 982 là dành cho Biển Đông. Việc bổ sung dàn khoan này cho thấy dã tâm tăng cường xâm lấn chủ quyền Việt Nam bằng những cột mốc “thăm dò dầu khí trá hình” của phía Trung cộng, mà luôn tuyên bố củng cố nền hòa bình trong khu vực.

kienthuc_dailian_2_mkcf
Xưởng đóng tàu Đại Liên

 

Trung cộng xâm lấn thêm 2 bãi đá ngầm thuộc Trường Sa

gavin reefTrong cuộc họp báo hôm 5.6.2014, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết nhữngchiếc tàu Trung Quốcgiống như loại từng được dùng để vận chuyển cát và sỏi tại bãi Gạc Ma đã được phát hiện xung quanh hai bãi đá ngầm khác là Gavin và Cuateron thuộc quần đảo Trường Sa.

Ông Aquino phát biểu trước các phóng viên: “Chúng tôi một lần nữa lấy làm phiền hà vì động thái gia tăng căng thẳng của Trung Quốc trong vùng biển này”.

Đây là động thái leo thang xâm lấn Trường Sa của Trung cộng sau việc xây dựng sân bay và hải cảng tại đảo Gạc Ma của VN mà Trung cộng đã dùng vũ lực đánh chiếm trái phép vào năm 1988, nằm trong âm mưu kiểm soát hải trình biển Đông .

Trong khi đó, các quan chức quân đội Philippines hôm 4-6 cho biết  binh sĩ Việt Nam và Philippines dự định tổ chức một “đại hội thể thao mini”, trong đó có những môn như bóng rổ, bóng chuyền, kéo co…tại Trường Sa nhằm biểu hiện tình đoàn kết giữa hai nước, đồng thời thể hiện thiện chí nhằm giảm bớt căng thẳng trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động sai trái ở biển Đông.

Nếu thời tiết cho phép, sự kiện thể thao sẽ diễn ra vào ngày 8-6 sắp tới tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa.

http://www.straitstimes.com/news/asia/south-east-asia/story/china-reclaiming-land-2-more-disputed-reefs-says-philippine-presiden

images989497_2014_06_05_164222

Gac Ma_thiet ke
Thiết kế xây dựng của TC tại đảo Gạc Ma

 

Trung cộng dùng cả máy bay đe dọa ngư dân Việt Nam

may bay TC
Máy bay của TC đang uy hiếp ngư dân VN

Sáng ngày 5.6.2014, 15 tàu cá của ngư dân huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã cập cảng Kỳ Hà, sau gần 1 tháng đánh bắt trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam.

Thuyền viên tàu cá QNa 91559 Ngô Thanh Việt (32 tuổi, trú tại xã Tam Hải), cho biết liên tiếp trong những ngày từ 13.5 đến những ngày đầu tháng 6.2014, trong khi đội tàu cá của ngư dân huyện Núi Thành đánh bắt cách giàn khoan trái phép Hải Dương-981 khoảng 10 hải lý về hướng tây nam. Trung cộng đã cho máy bay lượn lờ trên bầu trời. Có lúc bay rất gần tàu cá của ngư dân VN, thậm chí cách khoảng 150 mét hòng đe dọa, uy hiếp, xua đuổi tàu cá của ngư dân Việt Nam và còn dùng tàu bọc sắt to gấp 10 lần tàu gỗ của ngư dân Việt Nam để xua đuổi vây đâm tàu ngư dân Việt Nam.

 Sau hơn một tháng đặt giàn khoan trái phép, ngoài việc đâm va tàu ngư dân Việt Nam, trong buổi họp báo quốc tế chiều 5.6.2014 về tình hình Biển Đông tại Hà Nội, Phó tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu cho biết 19 tàu Kiểm ngư và 5 tàu CSB Việt Nam đã bị tàu Trung cộng đâm va thô bạo, trong đó tàu CSB 2016 bị thủng 4 lỗ ở boong phải, suýt bị chìm.

 

 

G7 quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông

Hôm qua, 04/06/2014, trong ngày đầu nhóm họp tại Bruxelles, lãnh đạo các thành viên G7 đã ra thông cáo về tình hình ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

G7-Gipfel in BrüsselBản thông cáo viết : « Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những căng thẳng tại biển Hoa Đông và Biển Đông ». « Chúng tôi chống lại mọi ý định đơn phương của bất kỳ bên nào muốn khẳng định các đòi hỏi lãnh thổ hoặc biển qua việc đe dọa, cưỡng ép hoặc vũ lực ». Đồng thời, G7 kêu gọi tất cả các nước liên quan hãy tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp.

Mặc dù bản tuyên bố của G7 không nêu tên một nước nào, nhưng rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc. Bởi vì Nhật Bản và Hoa Kỳ là thành viên của G7.

Đầu tháng Năm, tại hội nghị an ninh khu vực Châu Á – Đối thoại Shangri-la, ở Singapore, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhấn mạnh là các nước cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, lãnh thổ. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã cáo buộc Trung Quốc gây mất ổn định trong khu vực.

Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.

Còn tại Biển Đông, Trung Quốc có tranh chấp với Việt Nam về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời, Bắc Kinh còn có tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan về chủ quyền quần đảo Trường Sa.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here