Tân Hoa Xã tiếp tục cáo buộc Việt Nam gây căng thẳng
Tác giả Trần Khánh Hồng (Chen Qing Hong) lên án Việt Nam làm căng thẳng leo thang tại Biển Đông trong khi Lạc Vĩnh Côn (Luo Yong Kun) cảnh cáo Việt Nam và Philippines sẽ thất bại trong chiến thuật làm lớn chuyện để kéo Asean đối đầu với Trung Quốc.
Trần Khánh Hồng già mồm khẳng định là quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) là thuộc chủ quyền Trung quốc từ đời nhà Hán và đến thập niên 1950. Cũng như đề cập đến hai nhân vật của chính phủ Hà Nội là Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm năm 1956, và Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc.
Tác giả này cho là Việt nam đã nhân chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ Obama để làm lớn chuyện, thậm chí huy động sức mạnh (?) cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của Trung quốc với ý đồ kéo Asean vào cuộc và lợi dụng chiến lược chuyển trục của Mỹ. Việt nam còn kích động dân chúng trong nước biểu tình chống Trung Quốc để đánh lạc hướng công luận đang bất mãn chế độ tham ô và tình hình kinh tế suy thoái do bất hòa với Trung Quốc.
Trần Khánh Hồng trơ trẻn kêu gọi Việt Nam phải nhận trách nhiệm gây ra “biến cố tháng Năm” , chính phủ Việt Nam phải bồi thường và xin lỗi nhân dân Trung Quốc. Còn Lạc Vĩnh Côn (Luo Yong Kun) đi xa hơn trong bản luận tội rằng: căn nguyên nguồn cội căng thẳng là xuất phát từ Việt Nam và Philippines còn Trung Quốc thì lúc nào cũng chủ trương hòa bình với Asean.
Bằng chiến thuật cố hữu chia rẽ đối phương, Lạc Vĩnh Côn cho rằng Hà Nội và Manila muốn lôi kéo toàn thể Asean vào cuộc đối đầu với Trung Quốc, làm cho các quốc gia Đông Nam Á bỏ quên mục tiêu chính là phát triển kinh tế , tiến hành kế hoạch thành lập vùng mậu dịch tự do với Trung Quốc.
Tác giả khẳng định là mưu kế của Việt Nam và Philippines chắc chắn sẽ thất bại vì không thể nào lôi kéo 8 nước còn lại trong khối Asean cùng đối đầu với Trung Quốc.
Tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam bị tàu Trung cộng đâm thủng
Hôm 03/06/2014, Đài phát thanh quốc gia Trung cộng loan tin là vào ngày Chủ nhật 01/06/2014,tàu tuần duyên của họ đã phun vòi rồng vào tàu của Việt Nam và đâm một tàu khác của VN gây hư hại nặng nề cho tàu này tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông.
Báo chí chính thức của nhà nước CS Việt Nam cũng đã loan tin về vụ tàu Trung cộng bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, đồng thời tố cáo các chiến đấu cơ của Trung cộng đã bay trên khu vực giàn khoan hôm Chủ nhật, 01.06.2014.
Tin cho biết vào hồi 16h23 phút, khi tàu CSB 2016 đang làm nhiệm vụ tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở vị trí 15 độ 30,8 phút Bắc – 111 độ 23,6 phút Đông thì xuất hiện một tốp khá đông các tàu Trung cộng đổ đến cản phá, đâm va.
Hung hãn nhất là tàu Hải cảnh 46105 của Trung cộng vừa bật loa đe dọa, vừa phun vòi rồng, sau đó đâm va nhiều lần vào tàu CSB 2016 làm thủng 4 lỗ và gãy 7 đoạn lan can. Ngoài tàu 46105 liên tục tấn công tàu CSB 2016 thì tàu Hải cảnh 32 của Trung cộng cũng điên cuồng dùng vòi rồng tấn công tàu Kiểm ngư KN 786 của VN.
Chiều ngày 3/6, tàu cảnh sát biển Việt Nam 2016 đã phải quay về cảng Đà Nẵng để được sửa chữa.
Trước đó vào sáng ngày 31/5, khi các tàu chấp pháp của Việt Nam đang làm nhiệm vụ thì từ khoảng cách hơn 10 hải lý, các tàu bảo vệ giàn khoan của Trung cộng đã đồng loạt xông ra ngăn cản, phun vòi rồng và sẵn sàng đâm va vào các tàu của Việt Nam. Cùng thời gian này, ra đa trên các tàu của Việt Nam cũng đã phát hiện một tốp máy bay bay ở tầm thấp trên hướng Bắc và Tây – Bắc đảo Tri Tôn (thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị phía Trung cộng dùng vũ lực chiếm giữ).
Cũng trong ngày 3 tháng 6, Hồng Lỗi, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung cộng lại ngược ngạo cáo buộc Việt Nam “đâm vào” giàn khoan Hải Dương 981 “nhiều lần” . Hồng Lỗi còn già mồm yêu cầu [Việt Nam] ngưng xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Trung cộng, yêu cầu rút tàu và người đi ngay lập tức. Và còn bu loa là tới giờ phía Việt Nam vẫn tiếp tục những hành động gây gián đoạn và đâm vào giàn khoan.”
Nhật Bản đình chỉ viện trợ phát triển cho Việt Nam
Các khoản vay mới bằng đồng yen và các khoản tài trợ cho dự án đường sắt đô thị đã bị đình chỉ sau khi 6 quan chức ngành đường sắt Việt Nam bị bắt tạm giam do bị nghi nhận tiền hối lộ từ công ty Nhật Japan Transportation Consultants Inc (JTC).
Tham gia vào nhiều dự án sử dụng viện trợ phát triển của Nhật, công ty JTC bị tình nghi đã hối lộ các quan chức ở Việt Nam, Uzbekistan và Indonesia. Công an Việt Nam đã bắt tạm giam 6 người, trong đó có ông Trần Văn Lục, Giám đốc Ban Quản lý dự án Cục đường sắt và ông Trần Quốc Đông, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam. Những người này bị tình nghi đã nhận tổng cộng 16 tỷ đồng tiền hối lộ từ công ty JTC.
Hôm qua, một quan chức bộ Ngoại giao Nhật đã cho hãng tin AFP biết rằng viện trợ phát triển của Nhật sẽ được tái lập sau khi kết thúc điều tra ở Việt Nam và nếu có những biện pháp để tránh tái diễn vụ hối lộ này.
Leave a Comment