Quảng Cáo

Miến Điện, lá chắn hữu hiệu chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh

Quảng Cáo

Miến Điện, lá chắn hữu hiệu chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh

Nếu Miến Điện vẫn là một chính quyền quân phiệt dưới ô dù Trung quốc thì trong Tuyên ngôn Nay Pydawn của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 vừa rồi ở Miến Điện sẽ không có những lời lẽ lên án hành động xâm lược biển Đông của Trung quốc. Mặc dù từ Tuyên ngôn chuyển sang hành động phải mất một thời gian, nhưng đây có thể coi như là một bước tiến đáng kể trong việc ngăn chận chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh của ASEAN. Đó là nhận xét của các quan sát viên tình hình Á châu. Các quan sát viên này cũng cho rằng Việt Nam đã thấy Trung quốc chơi quá xấu, không thể che dấu được để ca tụng 4 Tốt và 16 chữ Vàng nên ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải lên tiếng phản đối mạnh việc Trung quốc kéo dàn khoan HD 981vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở biển Đông. Tại Philippines, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng có những phát biểu khá quyết liệt, nhưng chẳng hiểu tại sao Việt Nam vẫn cấm không cho người dân biểu tình phản đối hành động xâm lược của Trung quốc, Lấy cuộc biểu tình có bạo động ở một tỉnh Nam Bộ Việt Nam ra để ngăn cấm chỉ là cái cớ vì nếu như lực lượng an ninh Việt Nam giữ trật tự tốt thì chẳng có chuyện bạo động xảy ra. Việc cấm người dân biểu tình phản đối Trung quốc xâm lược Việt Nam nó hết sức mâu thuẩn với những gì ông Dũng phát biểu tại Nay Pydawn  hay tại Manila.

Về phiá Trung quốc thì ngay sau khi Tuyên ngôn Nay Pydawn 2014được công bố là Bắc Kinh đã tỏ thái độ giận giữ và lên tiếng cho rằng vấn đề biển Đông không liên quan gì đến ASEAN, báo đài ở Trung quốc lên tiếng yêu cầu ASEAN phải giữ vị thế trung lập, ASEAN là nơi hưởng lợi ích trước sự phát triển kinh tế của Trung quốc, muốn giữ sự lợi ích này lâu dài cần phải là bạn đồng hành với Trung quốc. Hiện nay có một vài nước trong ASEAN lên tiếng về vấn đề ma sát giữa Trung quốc với Việt Nam, Philippines ở biển Đông, nhưng nhiều quốc gia khác còn lại trong khối ASEAN coi đó là chuyện riêng của các nước có tranh chấp ở biển Đông và mong sớm giải quyết bằng hội nghị song phương. Tuyên ngôn Nay Pydawn 2014 không phản ảnh thực tế do một thiểu số muốn kéo ASEAN tách rời Trung quốc. Bắc Kinh còn lên tiếng hăm dọa rằng nếu như việc quan hệ với Trung quốc ngày càng xấu thì chắc chắn nền kinh tế của ASEAN sẽ bị nhiều thiệt hại. Bắc Kinh cũng còn nói rằng sở dĩ tình hình biển Đông gần đây có bất ổn là vì chính sách xoay trục của Mỹ từ Trung Đông sang Á châu Thái Bình Dương mà thực chất là muốn quay trở lại làm chủ vùng này, trong khi Á châu phải do người Á châu làm chủ. Washington đã tìm cách xách động Philippines và cả Việt Nam về phía họ để chống lại Trung quốc như trước đây đã lôi kéo Miến Điện.

Trước các phản ứng điên cuồng đó của Bắc Kinh, báo chí phát hành tại Miến Điện trong tuần qua liên tục lên tiếng chỉ trích Trung quốc là quá ngược ngạo, nhiều bài bình luận, xã luận  trên các cơ quan truyền thông đại chúng ở Miến Điện đều nói rằng Bắc Kinh có thể làm ngơ trước những kháng nghị của các quốc gia Đông Nam Á,, nhưng đây là lúc ASEAN phải đoàn kết, hiệp lực với nhau để duy trì hòa bình, ổn định cho toàn vùng, bắt đầu từ vấn đề biển Đông. Bắc Kinh đang tìm cách chia rẻ ASEAN và câu giờ để trì hoãn sự ra đời của bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông vì vậy các quốc gia thành viên ASEAN cần phải nhanh chóng thống nhất ý kiến để sớm công bố bộ Quy tắc này. Từ trước đến giờ có ý kiến cho rằng cho dù có bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông mà Trung quốc bất chấp thì sao ?. Ý kiến như vậy là quá tiêu cực, không làm gì cả là điều mà Trung quốc rất mong muốn, hiện nay Philippines đang kiện Trung quốc ra tòa án Quốc tế về chuyện xâm chiếm biển đảo, nếu các quốc gia Đông Nam Á khác cũng nạp đơn kiện như Philippines thì Trung quốc sẽ mất uy tín trên chính trường quốc tế. Trước đây, chính quyền quân phiệt Miến Điện cũng giống như chính quyền CSVN đều lệ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh nên người dân đều thấy rõ dã tâm xâm lược của Trung quốc mà muốn phản đối cũng khó vì sợ bị đàn áp, thật ra những người nắm quyền họ cũng thấy nhưng nhắm mắt, bịt tai vì quyền lợi riêng tư. Nay Miến Điện đã không còn là sân sau của Trung quốc nữa vì vậy cũng muốn Việt Nam thoát khỏi sự áp chế của Trung quốc. Báo chí nước này cũng đã trích lời phát biểu của Tổng thống Miến Điện, đương kim Chủ tịch ASEAN như sau: Nguyên tắc của ASEAN là không can thiệp vào chuyện nội bộ của các quốc gia thành viên, nhưng cũng tùy vào trường hợp phải tùy cơ ứng biến với nguyên tắc này để đáp ứng kịp thời với tình thế.

Chừng nào lãnh đạo đảng CSVN thức tỉnh như chính phủ Miến Điện thì mới mong đòi lại được Hoàng Sa & Trường Sa, còn như cứ ôm lấy 4 Tốt và 16 chữ Vàng thì việc kháng nghị chỉ là việc làm chỉ để đánh lừa người dân Việt Nam mà thôi.

 

Quân lính Trung quốc rất ngại xâm nhập vào hải phận và không phận của Nhật Bản

Có thể nói trong suốt tháng 5 vừa qua, ngày nào truyền thông Nhật Bản cũng loan tin về chuyện Trung quốc xâm lược vùng biển Đông của Việt Nam qua dàn khoang Hải Dương 981. Càng xem những tin tức này, người Nhật càng thấy rõ bản chất xâm lược của Trung quốc và càng tự đặt câu hỏi liệu Nhật Bản hành sử ra sao nếu Trung quốc thực hiện việc xâm lược lãnh hải Nhật như trường hợp của Việt Nam. Người dân mà đã nghĩ như vậy thì đương nhiên chính phủ Nhật phải cảnh giác hơn trong việc ngăn chận mọi cuộc xâm nhập bất hợp pháp của Trung quốc vào lãnh hải của mình. Nhiều đơn vị hải quân và không quân Nhật được đều động đến biển Hoa đông để canh phòng lãnh hải của mình, máy bay thám thính Nhật thay phiên nhau lượn bay suốt ngày đêm ở đó để canh phòng, hễ phát hiện bất cứ tàu Trung quốc nào xâm phạm lãnh hải là đuổi ra, nếu không tuân theo và chống cự lại là có thể bị bắt. Ngày 25/05/2014 vừa qua, trong khi hai chiếc máy bay Nhật đang bay thám thính trên vùng biển Hoa Đông thì bị máy bay chiến đấu Trung quốc bủa đến tiếp cận.

Bộ trưởng Quốc phòng (bộ Tự vệ) Nhật là ông Onodera đã họp báo cho hay một chiếc máy bay chiến đấu SU-27 của Trung quốc có gắn phi đạn đã bay sát chỉ cách máy bay tuần tra OP-3C của Nhật Bản chừng 50 mét. Một chiếc khác cũng bay sát máy bay tình báo điện tử YZ-11FB của Nhật khoảng 30 mét. Bộ trưởng Quốc Nhật nói rằng các hành động nguy hiểm này có thể gây ra tai nạn. Ngay sau khi sự kiện xảy ra, Thủ tướng Abe đã chỉ thị cho quân đội Nhật tiếp tục canh phòng cẩn mật, mặt khác cho công bố ngay các hình ảnh uy hiếp của máy bay Trung quốc mà Nhật chụp được và chính thức lên tiếng kháng nghị với Bắc Kinh về hành động rất nguy hiểm vừa rồi của không quân Trung quốc có thể phát sinh xung đột giữa đôi bên.

Lẽ đương nhiên là Bắc Kinh cũng đã phản ứng mạnh mẽ không kém, trước tiên là không chấp nhận việc kháng nghị của Nhật vì cáo buộc rằng máy bay Nhật đã xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không của Trung quốc đã thiết lập trên bầu trời vùng biển Hoa đông vào tháng 11 năm 2013, các máy bay Nhật gây trở ngại việc tập trận giữa Trung quốc và Nga nên đã bị máy bay chiến đấu Trung quốc lên đuổi. Nếu Tokyo không chịu ngưng các phi vụ thám thính thì nếu xảy ra xung đột thì trách nhiệm về phía Nhật chứ không phải là Trung quốc.

Vì lực lượng canh phòng biển đảo của Nhật hiện nay rất mạnh, có thể bẻ gảy bất cứ cuộc tấn công xâm lược nào của Bắc Kinh nên binh lính hải quân cũng như không quân Trung quốc đều bất an mỗi khi được lịnh phải xâm nhập lãnh hải của Nhật, chứ không phải đi vào chổ không người như ở biển Đông, đó là một sự thật đã được các tướng thuộc Cục Hải cảnh Trung quốc tiết lộ. Các vị tướng này bác bỏ chuyện cho rằng tình trạng căng thẳng ở biển Hoa đông một phần là do những vị chỉ huy tiền phương đi quá đà, không phải vậy, chẳng một vị chỉ huy nào muón đưa lính của mình vào chổ chết, tất cả đều do lịnh từ bộ Chính trị trong chính sách mở rộng lãnh hải.Vụ căng thẳng vừa rồi trên vùng trời biển Hoa đông là một sự trả đủa của ông Tập Cận Bình về chuyện Tổng thống Obama tuyên bố là Hoa Kỳ bảo vế quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) theo Hiệp ước Bảo an Mỹ-Nhật.

Thưa quý thính giả, Nhật Bản là một quốc gia tiên tiến, có sức mạnh kinh tế và đủ khả năng bẻ gảy các cuộc xâm lược của Trung quốc, nhưng chính phủ và người dân Nhật vẫn lên tiếng kêu gọi các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ và các nước trong vùng hiệp tác chống Trung quốc xâm lược vậy mà đâu có ai dám bảo Nhật Bản mất tính tự chủ, độc lập. Đây là thời điểm thuận lợi nhất cho Việt Nam hành sử như Nhật hay ít ra là như Philippines, có thế mới mong chống lại sự xâm lược của bá quyền phương Bắc. Cứ nhắm mắt tin vào 4 Tốt và 16 chữ Vàng thì coi như để mặc cho Bắc Kinh xâm lược dần dần đất nước Việt Nam. Đó không phải là tội bán nước hay sao ?

 

 

 

Quảng Cáo
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux