Quảng Cáo

Tai nạn chết người tại nhà máy bauxite Tân Rai

Quảng Cáo

Tai nạn chết người tại nhà máy bauxite Tân Rai

Trưa ngày 28 tháng 5. 2014, một nhóm công nhân được giao nhiệm vụ làm vệ sinh tại nhà máy Alumin. Ông Lê Trí Ðức, 34 tuổi, cư dân địa phương, là một trong các công nhân thuộc nhóm súc rửa bồn số 3 thuộc phân xưởng lắng rửa bùn đỏ. Lúc đó, ông Lê Trí Ðức dùng vòi bơm áp lực cao xịt nước vào thành bồn.

Ðột nhiên, bùn đỏ rơi xuống phía dưới ào ạt, vùi lấp ông Ðức đang đứng ở phía chân bồn có đường kính 20m, và cao đến 28m. Một người thợ khác là ông Nguyễn Thanh Trúc, 28 tuổi trông thấy liền lao vào tìm cách cứu ông Ðức.

Mười phút sau, cả hai được vớt ra khỏi lớp bùn đỏ. Tuy nhiên, ông Ðức đã chết và ông Nguyễn Thanh Trúc bị phỏng nặng, đang nằm điều trị tại bệnh viện. Chưa rõ tình trạng ra sao.

Ðây là tai nạn lao động đầu tiên xảy ra tại nhà máy thuộc dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên, dự án gây nhiều tranh cãi về nhiều vấn đề liên quan đến an ninh, quốc phòng; hiệu quả kinh tế, xã hội; tác động đối với môi trường, sinh thái và cả việc sử dụng lao động Trung Quốc tại khu vực Tây Nguyên trái với Luật Lao Ðộng Việt Nam.

Dự án cũng đã được hơn 2.000 nhà khoa học, văn sĩ, trí thức và cựu lãnh đạo Việt Nam ký vào thỉnh nguyện thư yêu cầu dừng khai thác. Nhưng lãnh đạo CSVN vẫn nhất quyết thực hiện và khẳng định đây là chủ trương lớn của đảng và nhà nước.

 

CSVN vẫn trì hoãn kiện Trung cộng

Cho tới hôm nay nhà cầm quyền CS Việt Nam vẫn ‘chần chừ’ chưa kiện Trung cộng ra các cơ quan tài phán quốc tế về vụ giàn khoan Hải Dương 981 cũng như vụ Hoàng Sa bị ‘cưỡng chiếm’.

Dư luận cho rằng vì quyền lợi cá nhân của các quan chức lãnh đạo CSVN bị lệ thuộc quá nhiều với Bắc Kinh nên họ cố níu kéo cái gọi là quan hệ ’16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt’, để một mặt làm sao cố gắng bảo vệ chủ quyền, nhưng mặt khác vẫn giữ quan hệ đó. Vì vậy thiếu một sự thống nhất ‘quyết tâm’ trong nội bộ lãnh đạo từ Đảng tới Quốc hội.

Điều này thể hiện qua việc tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng chính phủ CSVN tại Hội nghị Thượng đỉnh Asean vừa rồi, khẳng định lập trường của Việt Nam trong việc Trung cộng xâm lấn ở Biển Đông, được cho là hợp với lòng của người dân VN. Tuy nhiên, những phản ứng từ các cơ quan liên quan, kể cả Đảng và Quốc hội CSVN, thì người ta thấy chưa được mạnh mẽ, ở mức cần phải có. Cũng như khi thì động viên người dân đi biểu tình để phản đối hành vi gây hấn của Bắc Kinh, khi thì ngăn cấm, đàn áp những cuộc biểu tình ôn hòa tự phát của người dân chống Trung cộng xâm lăng để níu kéo 16 chử vàng và 4 tốt được chừng nào hay chừng đó.

Tuy nhiên Trung cộng sẽ không bao giờ từ bỏ mưu toan và ý đồ bá chủ cũng như các bước đi của họ tiếp theo để xâm lấn, thôn tính xuống phía Nam Trường Sa và ở trong Biển Đông, mà việc xây dựng phi trường và hải cảng tại đảo Gạc Ma của Việt Nam đã bị Trung cộng đánh chiếm vào tháng 3 năm 1988, trong âm mưu kiểm soát và khống chế hải trình Đông Nam Á là bằng chứng.

Lãnh đạo CSVN lợi dụng quyền biểu tình của người dân như một công cụ chính trị. Trong khi đó là quyền đã được hiến định, tức là đã được Hiến pháp ghi nhận.

 

Ân Xá Quốc Tế Úc Châu quyết định mở chiến dịch đòi nhân quyền cho Đỗ Thị Minh Hạnh

Ngày thứ năm 22-5-2014, thân mẫu của cô Đỗ Thị Minh Hạnh là bà Trần Ngọc Minh đã tham dự một cuộc phóng vấn về tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh tại văn phòng Ân Xá Quốc Tế chi nhánh Victoria Úc Châu.

Bà Rose Kulak, đại diện Trung Ương Ân Xá Quốc Tế thông báo Tổ Chức này đã quyết định trong những ngày sắp tới sẽ mở một chiến dịch vận động đòi nhân quyền cho tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh. Cô Hạnh vì đấu tranh cho quyền lợi của công nhân, dân oan và tòan vẹn lãnh thổ đã bị nhà cầm quyền cộng sản kết án 10 năm tù. Bà Rose còn cho biết mục đích của cuộc phỏng vấn là để sử dụng cho chiến dịch này.

Bà Ngọc Minh được cô Laura Polack phỏng vấn và ông Đoàn Việt Trung, Lao Động Việt, thông ngôn. Những câu hỏi đều ngắn gọn nhưng đã được sửa soạn một cách chuyên môn và vô cùng kỹ lưỡng. Người xem có thể thấy được một hình ảnh Minh Hạnh từ tấm bé đã chọn đường dấn thân vì nước vì dân và mặc dù đã bị cộng sản cầm tù cô vẫn tiếp tục kiên cường đấu tranh cho quyền lợi của tù nhân.

Cuối cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Quang Duy, Khối 8406, đã đề nghị Ân Xá Quốc Tế khi mở chiến dịch vận động cho Minh Hạnh xin cùng vận động cho hai thành viên khác của Khối 8406 là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Cả ba là những người bạn đồng hành luôn sát cách bên nhau.

Bà Rose Kulak hứa sẽ đề đạt ý kiến này lên Trung Ương Ân Xá Quốc Tế và đồng thời xin danh sách 15 vị dân biểu nghị sỹ Liên Bang và 6 vị dân biểu tiểu bang Victoria đã tham dự các buổi chia sẻ của bà Trần Ngọc Minh để từ đó Ân Xá Quốc Tế Úc có thể vận động chính giới Úc.

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux