Báo Cáo Tự Do Báo Chí Năm 2013 của Freedom House
Mỗi nước được cho một điểm số tổng hợp về tự do báo chí từ 0 (tốt nhất) đến 100 (tệ nhất) trên cơ sở một bộ câu hỏi gồm 23 câu. Trong đó có 8 câu về môi trường luật pháp, 7 câu môi trường chính trị và 8 câu môi trường kinh tế. Nếu điểm tổng hợp đạt được từ 30 trở xuống sẽ được xếp loại là ‘tự do’, từ 31 tới 60 là ‘tự do một phần’ và từ 61 trở lên là ‘không tự do’.
Báo cáo cho biết kết quả chung năm nay là thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Sự sụt giảm này có bốn lý do chủ yếu : việc tấn công vào người đưa tin (Ukraina, Turkey, Egypt, Brazil, Venezuela, Sri Lanka, Thailand, Jordan, Uganda…), việc ngăn trở truyền thông nước ngoài (Nga, TQ, Ai Cập, Nauru…), siết chặt phương tiện truyền thông mới (TQ, VN, Jordan, Sudan, Zambia…), việc dùng quyền chủ sở hữu để kiểm soát nội dung (Turkey, Ukraina, Venezuela…).
Theo bảng xếp hạng vừa công bố, có 63 nước (32%) được xếp loại là tự do, 68 nước (35%) tự do một phần và 66 nước (33%) không tự do.
Ba nước Bắc Âu là Hà Lan, Na Uy và Thuỵ Điển đứng nhất (với điểm tổng hợp bằng 10), Bắc Triều Tiên đứng chót (97 điểm). Việt Nam cùng với Trung Quốc, Lào và Azerbaijan xếp thứ 183 (84 điểm) chỉ đứng trên 11 nước, với điểm chi tiết là 29/30 về mội trường pháp luật, 33/40 về môi trường chính trị và 22/30 về môi trường kinh tế.
Điểm tổng hợp của Việt Nam giữ y như hai năm trước. Tên Việt Nam ‘được’ nhắc tới 3 lần và ‘được’ đề cập riêng ở trong báo cáo tổng hợp: “Một động lực tương tự như ở TQ đang diễn ra ở Việt Nam, nước cũng có 84 điểm và chứng kiến một cuộc đàn áp phát biểu trực tuyến trong năm 2013. Trong một môi trường hạn chế không có bất kỳ nhà in hoặc phương tiện truyền thông tư nhân nào, các blogger đóng một vai trò quan trọng trong việc tường thuật những tin tức nhạy cảm và truyền bá thông tin. Tuy nhiên, một số blogger đã bị bắt giữ hoặc bị kết án khắc nghiệt trong năm qua, kể cả án tù dài hạn, và một nghị định do chính phủ ban hành trong tháng 9 [Nghị định 72] đặt ra các ràng buộc nhiều mặt về nội dung trực tuyến cho phép.”
Những kết luận trong báo cáo này được nhiều chính phủ và các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các học giả, các nhà hoạt động, và các phương tiện truyền thông sử dụng rộng rãi.
Việt Nam lo ngại dịch Corona
Bệnh dịch này phát sinh từ sự xuất hiện của một loại virus mới có tên là Corona, giống virus gây bệnh SARS trước đây, hiện đã có người chết vì virus Corona tại Philippines và Malaysia.
Được biết, Bộ Y Tế Việt Nam chỉ thị các đơn vị kiểm dịch y tế phải tăng cường kiểm tra, giám sát tất cả du khách nhập cảnh Việt Nam, đặc biệt là những người đến từ các quốc gia Trung Ðông… Các biện pháp được áp dụng bao gồm việc sử dụng máy theo dõi thân nhiệt từ xa. Chỉ thị này cũng cho rằng các du khách bị sốt, bị viên đường hô hấp không rõ nguyên nhân sẽ được khám bệnh, lấy mẩu xét nghiệm tại chỗ, và nếu cần sẽ bị cách ly.
Theo phúc trình của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì có ít nhất 261 trường hợp bị nhiễm virus Corona gây viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính tại khu vực Trung Ðông từ cuối năm 2012 cho đến nay. Qua đó có 93 người tử vong vì bệnh này tại 14 quốc gia thuộc khu vực Trung Ðông, châu Âu, Bắc Phi và Châu Á, bao gồm Philippines và Malaysia.
WHO cũng cảnh cáo rằng có thể sẽ có thêm nhiều ca nhiễm bệnh mới trong thời gian tới qua đường vận chuyển hành khách từ các quốc gia đang xảy ra dịch. Ðã có người Philippines và Malaysia tử vong vì nhiễm virus Corona sau khi trở về từ Trung Ðông. Ðây là loại gây bệnh cảm lạnh thông thường, rất giống hội chứng hô hấp cấp tính SARS trước đây.
SARS từng bùng phát tại 30 quốc gia trên thế giới vào năm 2003, làm 800 người chết. Trung tâm xuất phát dịch SARS là Hồng Kông và Trung Quốc. Việt Nam cũng đã có hơn 60 người bị nhiễm bệnh và 5 người trong số này đã tử vong.
Công an ‘ăn’ hối lộ trước mặt chuyên viên chống tham nhũng của LHQ
Ông Jairo Accuna Alfaro, cố vấn chính sách về Cải Cách Hành Chính và Chống Tham Nhũng của Liên Hiệp Quốc chứng kiến từ đầu đến cuối việc hai cảnh sát giao thông Buôn Ma Thuột đòi tiền “mãi lộ” một cách trắng trợn.
Người phụ tá của ông cố vấn đi cùng trên xe cũng tròn mắt ra nhìn cảnh ông tài xế taxi móc 200.000 đồng ra nộp cho hai cảnh sát giao thông, mà không biết mình đã phạm lỗi gì.
Ðã vậy, ông tài xế không nhận được cả biên lai thu tiền. Sự kiện trên xảy ra vào đêm 20 tháng 4, 2014. Ðến ngày 22 tháng 4. 2014, toàn bộ câu chuyện được tung lên báo Tiền Phong với tiêu đề “Mãi lộ trước mặt chuyên gia chống tham nhũng.”
Chỉ một ngày sau khi bài báo được phát hành, Bộ Công An CS Việt Nam chỉ thị giám đốc Công an tỉnh Ðắk Lắk “kiểm tra, xử lý” sự việc trên.
Ngày 29 tháng 4. 2014, ông Trần Hiếu, Phó chủ tịch tỉnh Ðắk Lắk mở cuộc họp báo khẩn cấp nói rằng, vì sự việc liên quan đến danh dự của tỉnh nên phải được “xử lý sớm, đúng và nghiêm khắc.” Người ta đang chờ xem liệu hai “anh” cảnh sát giao thông nọ sẽ được “xử” đến cỡ nào.
Hàng trăm công nhân nghỉ việc phản đối việc giảm lương
Đại diện công nhân cho biết, chủ công ty nói trên là một người Nam Hàn vừa áp dụng một loạt biện pháp làm thiệt hại quyền lợi chính đáng của người thợ. Trong các biện pháp này có việc hạ bậc thợ ; tính giá công sản phẩm làm tuột thấp thù lao của công nhân ; trừ tiền lương nhưng lại không đóng bảo hiểm xã hội ; không đóng bảo hiểm y tế cho thợ… Ngoài ra người chủ công ty mới đây lại buộc công nhân phải gánh chi phí thuê nhà xưởng, tiền điện, v.v…
Theo báo Dân Trí thì có đến hai phần ba, trong tổng số 300 công nhân công ty đã nghỉ việc. Một trăm người còn lại, sáng ngày 29 tháng 4, 2014 quyết định làm đơn xin nghỉ việc “tập thể.”
Cũng theo báo Dân Trí, cuối tháng 1 vừa qua, chính quyền thành phố Sài Gòn đã mở cuộc kiểm tra công ty này, phát giác nhiều sai phạm. Lỗi vi phạm này bao gồm việc chậm đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân, thu dụng người ngoại quốc vào làm việc trái phép v.v… Công ty này bị buộc nộp phạt khoảng 12,000 đô la, nhưng đến nay vẫn chưa chấp hành.
Mặt khác, Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội huyện Hóc Môn cho hay, công ty Young Woo hiện còn nợ bảo hiểm xã hội trên 700 triệu đồng, tương đương 35,000 đô la.
Leave a Comment