Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế Được Đề Cử Giải Nobel Hoà Bình và Giải Gwangju
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ và Canada, cũng như tổ chức AAI (Asia America Initiative – AAI), tuy hoạt động thuộc các lãnh vực khác nhau, nhưng có chung nhận định rằng Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế là một người can đảm, tranh đấu kiên trì trong nhiều thập niên theo đuổi mục tiêu hoà bình, công lý, dân chủ và nhân quyền. Bởi đó, ông xứng đáng là người được trao giải Nobel Hoà Bình.
Ngoài ra, năm nay, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế còn được Uỷ Ban Nhân Quyền các Hàn Lâm Viện Hoa Kỳ (Committee on Human Rights of the National Academies) và Mạng Lưới Nhân Quyền VN đề cử nhận Giải Nhân Quyền Gwangju. Đây là một giải nhân quyền cao quý của Đại Hàn, do Quỹ Tưởng Niệm biến cố 18 tháng Năm thành lập, để tưởng niệm các nạn nhân, phần đông là sinh viên, bị nhà độc tài Chun Doo-hwan ra lệnh sát hại trong cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ năm 1980. Một nhân vật nổi tiếng quốc tế đã được tặng giải này mười năm trước (2004), là Bà Aung San Suu Kyi.
Sáng ngày 20-4, hàng chục người dân làng Thọ Khương, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đã góp tiền thuê xe tải chở hàng chục tấn đất để lấp miệng cống xả nước thải duy nhất từ các nhà máy, công ty đóng tại Khu công nghiệp Bắc Chu Lai vì gây ô nhiễm. Được biết, miệng cống thoát nước thải của khu công khiệp Bắc Chu Lai đóng tại xã Tam Hiệp xả trực tiếp ra đầu nguồn mương Cầu của làng Thọ Khương. Toàn bộ chiều dài gần 2km của mương Cầu chảy từ Bắc Chu Lai đến cuối làng Thọ Khương đen ngòm.
Trên mặt nước, một lớp bọt màu vàng nổi lềnh bềnh. Cứ khoảng 5 đến 10 phút, cá rô phi, cá diếc, cá lóc nổi lên ngáp ngáp rồi chết ngắc ngoải. Cá chết nhiều ngày nay nổi trắng mương, lẫn trong lớp bọt vàng hôi hám đếm không xuể.
Mùi hôi thối bốc lên khiến chỉ cần đứng chưa đầy 5 phút ai cũng bị buồn nôn, đau đầu. Người dân làng Thọ Khương cho biết, mương Cầu dùng để tưới tiêu thủy lợi cho cả cánh đồng Thọ Khương, bị ô nhiễm nghiêm trọng từ khi có Khu Công Nghiệp Bắc Chu Lai.
Nhiều lần người dân phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn luôn tiếp diễn. Các cơ quan tới kiểm tra cũng đành bó tay vì không đủ máy móc, nhân lực.
Đập thủy điện Xayaburi của Lào nằm trên vùng địa chấn
Bên cạnh nguy cơ này, đập Xayaburi còn hàm chứa một thảm họa khác nếu động đất xảy ra. Theo Tiến sĩ Punya Charusiri, thuộc đại học Chulalungkorn – Bangkok cho biết, đập thủy điện đồ sộ này là mối nguy hiểm tiềm tàng vì được xây không đúng chỗ.
Địa điểm của đập Xayaburi nằm gần những đường nứt đang hoạt động. Trong 30 năm tới đây, rủi ro xẩy ra động đất ở mức độ trung bình là 1 trên 30. Còn địa chấn với cường độ lớn, 7 điểm trên bậc thang Richter, cũng có xác xuất khá cao là 1 trên 10.
Trong vòng không đầy 10 năm trở lại đây đã xảy ra hai trận động đất trong khu vực, năm 2007 tại Xayaburi ở cường độ 6,3. Đến tháng ba năm 2011, láng giềng Miến Điện bị động đất với cường độ 6,9 làm 151 người thiệt mạng.
Các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn còn gây thiệt hại nặng cho ngư dân mà số lượng cá đánh bắt đã giảm đến 300,000 tấn trong 10 năm qua.
Gia Đình Và Cộng Sự Của Ls Lê Quốc Quân Đòi Tài Sản Bị Thu Giữ Trái Phép
Chiều qua, 17.4.2014, gia đình LS Lê Quốc Quân đã kéo đến trụ sở cơ quan cảnh sát điều tra, Công an Tp Hà Nội để đòi tài sản đã bị công an giữ trái phép.
Đồng thời ông Đỗ Văn Xuân – đồng sáng lập Công ty Trách nhiệm Hữu Hợp Giải pháp Việt Nam với LS Lê Quốc Quân cũng có đơn Khiếu nại về việc Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an Tp Hà Nội thu giữ tài sản trái phép, gửi Chánh án TAND TP Hà Nội, Viện trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân TP Hà Nội và Giám đốc Công an TP Hà Nội.
Hơn 30.000 thợ đóng giầy ở Trung Quốc đình công
Hơn 30 nghìn công nhân viên của nhà máy Dụ Nguyên đóng tại thành phố Đông Quản, từ tuần trước đã không trở lại làm việc để đấu tranh đòi cải thiện tiền lương, và các điều kiện lao động, bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo vệ người lao động China Labor Watch, chuyên theo dõi các phong trào đấu tranh xã hội trong khu vực công nghiệp tại Trung Quốc đã phát đi một loạt hình ảnh cho thấy chính quyền đã cho triển khai hàng trăm cảnh sát xung quanh nhà máy, trong số đó nhiều người được vũ trang thiết bị chống bạo động và chó nghiệp vụ cũng được huy động.
Theo China Labor Watch, cảnh đã đánh đập và câu lưu nhiều công nhân từ đầu cuộc đình công đến nay. Dụ Nguyên, là một nhà máy hàng đầu thế giới sản xuất giầy thể thao, chuyên gia công cho các nhãn mác lớn như Nike, Adidas, Puma …
Đại diện một hiệp hội bảo vệ quyền của người lao động tại Thẩm Quyến cho biết các công nhân của nhà máy này sẽ còn tiếp tục đình công và số lượng người tham gia sẽ còn tăng thêm đến 40 nghìn người trong những ngày tới. Yêu sách của người biểu tình đơn giản chỉ là đòi các khoản lương nhà máy còn nợ họ và đòi chủ xí nghiệp tăng các đóng góp bảo hiểm xã hội cho công nhân.
Một người đình công giấu tên cho biết, ban lãnh đạo công ty cam kết sẽ hoản lại khoản chậm lương từ nay đến năm 2015, nhưng phía công nhân đã bác bỏ.
Tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc vẫn mệnh danh là công xưởng của thế giới vì đây là nơi tập trung rất đông các nhà máy gia công hàng hoá nhằm phục vụ xuất khẩu. Vì không có các công đoàn độc lập nên công nhân tại các nhà máy thường xuyên bị chủ lợi dụng bóc lột.
Leave a Comment