Thầy Giáo Phạm Minh Hoàng bị phạt hành chính vì đi dự dám tang thầy Đinh Đăng Định

- Quảng Cáo -

PMHoangTin từ trang FB của nhà dân chủ Nguyễn Bắc Truyể, thì chỉ vì đi thăm Thầy giáo Đinh Đăng Định tại bệnh viện, Giáo sư Phạm Minh Hoàng bị phạt hành chánh “vi phạm quản chế”.

Theo ông Truyển thì giáo sư Phạm Minh Hoàng đang bị quản thúc tại gia theo án lệnh của tòa án nhà cầm quyền Việt Nam, bị đuổi việc khi đang giảng dạy tại Đại học Bách Khoa (Sài Gòn), thất nghiệp thì tiền đâu mà nộp phạt ?

Vì cũng không phải là người giàu có, nếu Giáo sư có ý định nộp phạt, thì ông Nguyễn Bắc Truyển xin góp 10.000 đ và sẽ vận động thêm 249 người ủng hộ, chỉ cần mỗi bạn góp 10.000 đ là chúng ta có đủ tiền nộp phạt. “Các bạn của tôi chỉ cần comment hoặc like là xem như ủng hộ, tôi sẽ chịu khó nhờ người đến nhà thu tiền ủng hộ. Đây là hành động ủng hộ Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một người bị đàn áp sẽ có hàng trăm, hàng ngàn người yểm trợ”.

Cần Thơ nhiều người bán thận để ‘thoát nghèo’

- Quảng Cáo -

hienthanMột phong trào bán thận của nhiều người mà nguyên ủy chỉ vì quá nghèo, không có đường nào khác giúp họ giải quyết các khó khăn tài chính trong cuộc sống hàng ngày. Sự bế tắc thúc đẩy họ bán một phần thân thể, tương tự như bán máu lấy tiền.

Nguồn tin trên kể trường hợp một người đàn ông tên Tròn của xã nói trên có vợ có con cũng đã lớn, làm đơn với nhà cầm quyền địa phương “đi ra Bắc hiến thận cho người nhà” rồi sau đó “biệt vô âm tín”. Một người khác cùng xã, sau vụ việc, thì nhìn nhận đã bán đi một quả thận qua sự môi giới của ‘cò”.

Theo ghi nhận của báo Dân Trí, không phải chỉ có một vài người lẻ tẻ của xã Thạnh Phú bán thận mà trên thực tế, địa phương này có “hàng chục người lén lút bán thận” với giá từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.

Tháng Bảy năm ngoái, báo Người Đưa Tin trình bày một phóng sự về một tổ chức “cò” khá quy mô đi từ bắc chí nam để tìm người bán thận và cả những bộ phận nội tạng khác. Họ ăn chịu với một số bác sĩ khoa ghép thận hay ghép tạng ở bệnh viện ngay cả Hà Nội ngụy trang dưới hình thức “hiến thận nhân đạo”.  Một vụ mua bán thận khoảng 200 triệu đồng thì cò ăn trên dưới 50 triệu đồng.

Từ khi Việt Nam bắt đầu các chương tình cấy ghép nội tạng năm 1992 đến nay, số người được cấy ghép thận mỗi ngày nhiều lên. Theo các sự ước lượng, khoảng hơn 10,000 người bị suy thận mãn tính cần được ghép thận mỗi năm.

Một số người còn chạy sang bán thận ở Trung quốc hoặc con bệnh chạy sang đó để sử dụng dịch vụ cấy ghép thận. Tháng Tư năm ngoái, từng rộ lên câu chuyện thương tâm của một sinh viên 22 tuổi của trường Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghiệp ở Sài Gòn. Cậu sinh viên này khi bán thận ở Trung quốc về nước với nhiều biến chứng rồi qua đời sau vài tuần lễ.

Việt Nam có luật về hiến tặng, cấy ghép mô, nội tạng, bộ phận cơ thể người nhưng quy định lỏng lẻo và cũng không thấy các biện pháp chế tài cụ thể. Các vụ “hiến tặng chui” với sự toa rập gián tiếp của bác sĩ vẫn diễn ra.

Người dân khốn đốn, vì sĩ quan cao cấp được đặc quyền, đặc lợi

duongtruongchinhCâu chuyện bẻ cong đường Trường Chinh hiện là một scandal tại Việt Nam. Trước đây, đường Trường Chinh là một con đường nội bộ nằm bên trong căn cứ của Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân của quân đội CSVN. Sau đó, Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân lấy đất dọc hai bên con đường này cấp cho nhiều sĩ quan cao cấp. Phần lớn căn cứ trở thành khu dân cư.

Được biết, vào đầu thập niên 2000, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội thương lượng với Bộ Quốc Phòng CSVN, mở rộng đường Trường Chinh như một giải pháp để tăng tiện ích của hệ thống giao thông, giảm kẹt xe vốn là vấn nạn càng ngày càng trầm trọng tại Hà Nội.

Chi phí mở rộng đường Trường Chinh, dài 2 cây số, lên tới 2,560 tỉ đồng. Theo thiết kế ban đầu, công trình chỉ nới rộng hai bên nhưng thực tế thi công lại khác hẳn. Con đường này bị bẻ thành ba đoạn. Đầu tiên là một đoạn thẳng, sau đó bị uốn về bên trái rồi uốn về bên phải trước khi được nắn thẳng trở lại.

Vụ “bẻ” cho đường Trường Chinh uốn lượn như tay lái xe đạp khiến nhiều người phẫn nộ. Đầu tiên là những người bị mất thêm đất, phải đập bỏ nhà do con đường không thẳng mà cong, kế đó là công chúng, họ bất bình vì 2,560 tỉ chi cho việc mở rộng đường Trường Chinh đã bị sử dụng như tiền chùa để gia tăng lợi ích cho một nhóm người, có nhà ở đoạn bị uốn cong. Thay vì phải thẳng, con đường này bị bẻ cong như tay lái xe đạp để không đụng tới nhà những viên chức, đa số là tướng quân đội. Tư gia của những sĩ quan cao cấp này đều thuộc dạng kiên cố và bề thế, có nhiều căn đã được xây cao tới 10 tầng và đang được cho thuê để làm văn phòng, bệnh viện.

Sự bất bình của công chúng càng lúc càng cao khi Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, loan báo, việc bẻ cong đường Trương Chinh giúp tiết kiệm được 130 tỉ bồi thường để lấy đất mở rộng đường, song mặt khác, công qũy phải chi thêm 123 tỷ đồng để di chuyển hệ thống cáp điện, điện thoại, đường ống cấp nước, thoát nước.

Cho đến nay, các chỉ trích về việc uốn cong đường Trương Chinh ở Hà Nội vẫn chỉ nhắm vào chính quyền thành phố Hà Nội, trong khi có đầy đủ các dầu hiệu cho thấy, “đầu của mối nhợ” là quân đội CSVN. Giống như vài thập niên qua, quân đội CSVN vẫn tồn tại như một thứ kiêu binh và các căn cứ quân sự vẫn tồn tại như một thứ lãnh địa. Scandal uốn đường Trường Chinh để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi cho những viên tướng quân đội CSVN là scandal mới nhất, chứ không phải duy nhất.

Scandal gần nhất là dự án xây dựng phi trường quốc tế Long Thành để thay thế  phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất. Dự án này ngốn tới 8 tỉ Mỹ kim. Khi thực hiện phải thu hồi 5,000 héc ta đất của 5,400 gia đình, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh kế của 17,000 người.

Lý do phải thực hiện dự án xây dựng phi trường quốc tế Long Thành vì phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất được cho là sẽ quá tải do không còn đất để mở rộng. Sở dĩ phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất không còn đất vì Bộ Quốc phòng nơi đang quản lý 157 héc ta trong khu vực này lấy 157 héc ta đó cho thuê làm… một sân golf 18 lỗ.

Dưa Hấu đại hạ giá, nông dân lỗ thê thảm

duahauVào cuối tháng 3 vừa qua, nhiều nông dân trồng dưa hấu ở các tỉnh miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long như “ngồi trên lửa” vì dưa rớt giá thảm hại, không tiêu thụ được. Lý do là thu hoạch dưa đang rộ, cung vượt cầu dẫn đến việc ùn ứ trong tiêu thụ, cộng với việc Trung Quốc không nhập dưa dẫn đến việc thương lái không mua nên giá dưa giảm trầm trọng thêm.

Ở Quảng Ngãi, giá dưa hấu bán tại ruộng từ 4,500 đồng/kg đã xuống còn 1,500 đồng/kg, thậm chí 1,000 đồng. Như ở xã Tịnh Ấn Tây, huyện Sơn Tịnh, trời nắng như đổ lửa, một số hộ nông dân miễn cưỡng thu hoạch dưa, chất dưa nhiều như núi chờ người mua. Phơi mưa nắng nhiều ngày, một số dưa hư hỏng phải bỏ. Giá dưa đã tụt dốc xuống đến 1000 đồng/kg mà đầu nậu vẫn không mua, nhiều chủ dưa chấp nhận bán về các chợ để bán lẻ với giá 700 đồng/kg, song tiêu thụ chỉ vài ba trăm ký.

Tình trạng dưa hấu rớt giá, không tiêu thụ được không chỉ xảy ra tại Quảng Ngãi mà diễn ra ở hầu hết vùng trồng dưa đang thu hoạch rộ ở Phú Yên, Bình Định…

Tại Tiền Giang, Long An, lượng dưa thu hoạch không tiêu thụ được cũng xảy ra tương tự như các tỉnh miền Trung. Dọc tuyến quốc lộ 50 qua địa bàn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thi công, bụi mịt mù nhưng vẫn có nhiều nông dân dựng lều bán dưa ven đường.

Theo nhận định của ông Hồ Ngọc Mẫn, trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đại Lộc (Quảng Nam), thì nguyên nhân giá dưa hấu thấp là do phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, Phòng NN&PTNT Đại Lộc còn hướng dẫn người dân nên hạn chế trồng dưa mà nên xen canh hoặc chuyển sang trồng một số loại cây có giá ổn định như bí đỏ hồ lô, bí đỏ bánh xe để có thu nhập”.

Trong khi đó ông Lê Minh Đức, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An, cũng khẳng định dưa trên địa bàn tỉnh được thương lái trong nước mua và xuất đi chủ yếu thị trường Trung Quốc. Việc rớt giá lần này là đột xuất do diễn biến phức tạp trong việc chuyển dưa qua Trung Quốc gần đây, nên ngành nông nghiệp không lường trước được.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here