Quảng Cáo

Chuyến đi Trung Quốc của phu nhân Tổng thống Obama

Quảng Cáo

Mặc dù các chuyên gia Hoa kỳ thuộc tài đoàn Heritage Foundation đã lên tiếng trên đài VOA rằng đừng kỳ vọng gì nhiều về chuyến đi Trung quốc của phu nhân Tổng thống Obama là bà Michelle vì đây chỉ là một chuyến thăm nhằm thắt chặt thêm tình hữu nghị giữa hai nước. Hai chữ kỳ vọng mà các chuyên gia Hoa Kỳ sử dụng ở đây ai cũng hiểu là lên tiếng chỉ trích các chính sách vi phạm nhân quyền của chế độ Cộng sản Trung quốc.

Các luật sư hoạt động nhân quyền ở Hoa lục nói với các phóng viên nước ngoài rằng nếu so sánh với các vị tiền nhiệm của ông Obama thì chính phủ Hoa Kỳ hiện nay không mấy đề cập đến những chuyện vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn của Bắc Kinh. Tổng thống Obama mà còn như thế thì làm sao phu nhân Michelle có thể đi xa hơn để chúng tôi có thể kỳ vọng. Chúng tôi chỉ mong làm sao phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ đừng có những hành động làm thế giới hiểu lầm rằng vấn đề nhân quyền ở Hoa lục đang được cải thiện theo hướng tốt, không một chính quyền độc tài nào mà coi trọng nhân quyền vì hai chuyện này trái ngược nhau, có cái này thì không có cái kia, nhưng tiếc thay bà Michelle lại vô tình tiếp tay với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Chuyện bà Michelle đến thăm Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên để xem gấu trúc, vào nhà hàng Tậy Tạng thưởng thức các món ăn làm như văn hóa Tây Tạng được nhà nước Bắc Kinh tôn trọng, bảo tồn và mọi sinh hoạt của người Tây Tạng ở đây vẫn bình thường. Trong khi cũng chính tại khu vực này, chỉ cách đây một năm nhiều cuộc biểu tình của người Tây Tạng bị đàn áp dã man khiến một số người phải tự thiêu để phản đối, đòi quyền làm người.

Theo nhà hoạt động nhân quyền Hứa Chí Vĩnh thì trong 10 năm cai trị đất nước từ năm 2002 đến 2012, ông Hồ Cẩm Đào đã đã bắt bỏ tù 66 người hoạt động nhân quyền mà ông ta ghép vào tội âm mưu lật độ chính quyền bằng diễn biến hòa bình,vậy mà khi lên cầm quyền chưa đầy một năm ông Tập Cận Bình đã bắt hơn 200 người cũng bằng tội danh như thế, mạnh tay hơn hơn trong chuyện đàn áp dân tộc Tây Tạng, Ngô Uy Nhĩ (Uyghur). Vì Hoa Kỳ không gay gắt lên án và chế tài việc chính quyền Bắc Kinh trong việc vi phạm nhân quyền nên ông Tập Cận Bình mới ngang nhiên ra tay đàn áp người dân như thế chứ nếu như Washington thật sự lên tiếng và hành động đúng theo lương tâm và truền thống của người Mỹ về vấn đề nhân quyền thì chắc chắn ông Tập Cận Bình phải nhùn tay.Nói như vậy không có nghĩa là nhân quyền của người dân Trung quốc phải nhờ vào Hoa Kỳ, nhưng ít ra chính phủ Mỹ không vì quyền lợi kinh tế mà làm ngơ hay phản ứng lấy lệ đối với một nhà nước chà đạp nhân quyền một cách trắng trợn như Trung quốc hiện nay.

5 ngày trước khi bà Michelle lên đường sang thăm viếng Trung quốc, các tổ chức Nhân quyền của Trung quốc ở Mỹ cũng như các tổ chức nhân quyền thế giới đã gởi đến cho phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ một thỉnh nguyện thư yêu cầu làm rõ cái chết của nữ sĩ Tào Thuận Lợi trong nhà tù Trung quốc. Bà Tào là người bị chính quyền Trung quốc bắt giữ tại phi trường Bắc Kinh vào năm 2013 khi làm thủ tục sang Thụy Sĩ để tham gia thảo luận về nhân quyền Trung quốc trước phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong thời gain bị giam giữ, bà Tào bị chết, chính quyền Bắc Kinh khi trả xác bà Tào cho gia đình nói rằng bà Tào bị bịnh, Ban quản lý trại giam nói đẻ họ đem đến bịnh viện chữa trị, nhưng bà Tào từ chối bở vậy nên mới chết, chỉ có vậy thôi. Thế nhưng gia đình và bạn bè tbà Tào đã nhờ bác sĩ khám nghiệm tử thi thì thấy ngay nhiều vết bầm tím trên cơ thể, trên đầu bà Tào. Bác sĩ khẳng định rằng đó là những vết bầm do bị đánh đập. Trong thỉnh nguyện thư có yêu cầu bà Michelle khi sang thăm Trung quốc hãy đem vấn đề này ra nói chuyện với lãnh đạo Bắc Kinh, thế nhưng chẳng hề thấy bà Michelle đả động gì đến. Nêu chuyện này ra một phần chỉ để trách bà Michelle quá vô tình trước sự đau khổ của người dân Trung quốc vì bị chà đạp nhân quyền, nhưng phần chính là để cho người Hoa lục hiểu rằng muốn có nhân quyền phải tự mình đứng lên đấu tranh chứ không thể xin xỏ bất cứ ai.

 

Vấn đề mậu dịch giữa Lào và Nhật

Mặc dù Lào với Nhật Bản đã thiết lập ban giao với nhau từ năm 1955, nhưng việc giao lưu giữa hai quốc gia này chỉ ở mức cầm chừng. Tính đến cuối năm 2012, số người Lào sống ở Nhật khoảng 2.584 người mà hầu hết là người tị nạn, trong khi người Nhật trên đất Lào chỉ có chừng 637 người. Tuy nhiên Nhật Bản là nước viện trợ nhiều nhất cho Lào so với các quốc gia khác, kể cả Trung quốc, nơi mà Lào chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cho đến năm 2012, Nhật đã viện trợ cho lào tổng cộng 2.191 triệu mỹ kim, về mặt trao đổi mậu dịch giữa hai nước thì cũng ở một con số khá khiêm nhường, hàng năm bán sang Lào xe cộ, máy móc thu được 110 triệu mỹ kim và mua lại của Lào một số nông phẩm chừng 90 triệu đô la mỹ.

Với tình trạng trao đổi mậu dịch như thế không ai nghĩ rằng Lào quốc là thị trường hấp dẫn để cho tư bản nhảy vào đầu tư, thế nhưng do tình hình không còn mặn mà như trước khiến nhiều công ty Nhật phải rút khỏi Trung quốc nên Lào cũng là nơi mà các công ty Nhật nhắm đến để di dời vì nhân công ở đây vẫn còn rẻ so với các nước trong vùng Đông Nam Á và không có chuyện bài Nhật như ở Trung quốc. Về phía Lào thì chính quyền Vientiane (Viêng Chăng) cũng đã bắt đầu muốn tư bản nước ngoài vào đầu tư nên trong thời gian vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo kêu gọi đầu tư. Cuối tháng 3 vừa rồi, trong hội thảo kêu gọi đầu tư đã được tổ chức tại đặc khu kinh tế Seno ở tỉnh Savannakhet có nhiều nhà đầu tư Nhật tham dự. Theo những người Nhật tham dự buổi hội thảo đó thì việc tổ chức cũng bài bản lắm, nghĩa là chính phủ Lào cũng ra sức kêu gọi mọi người vào đầu tư với nhiều hứa hẹn sẽ được ưu đãi. Thế nhưng trong một buổi tiệc sau hội nghị, khi rượu vào lời ra thì nhiều quan chức Lào mới thú thật rằng chúng tôi muốn các chi nhánh hãng Nhật ở Thái Lan san lập các phân xưởng ở Lào hơn là dời các hãng Nhật từ Trung quốc sang. Tại sao vậy ? Có hai lý do chính.

Thứ nhất, khi một hãng Nhật ở Thái một phần dời sang Lào thì sẽ có người quản lý Thái Lan đi theo, tiếng Thái với tiếng Lào gần giống nhau nên khi bàn chuyện không cần qua thông dịch vẫn có thể hiểu được. Thứ hai là chúng tôi ở cạnh ông khổng lồ Trung quốc, nếu ông ta nổi giận lên thì cũng mệt lắm. Người Lào với người Thái nhiều lúc cũng có những xích mích nhưng dễ dàng giải quyết vì hai nước có cùng một văn hóa, phong tục, tập quán, giống như hai anh em ruột gây lộn với nhau mà thôi.

Thêm một nước nằm bênh cạnh nữa đó là Việt Nam, vì cũng là xã hội chủ nghĩa như nhau nên có nhiều quan hệ mật thiết, nhưng không phải là anh em ruột như Thái, chúng tôi xem Việt Nam Việt Nam như là một anh chàng sinh viên đã tốt nghiệp ở trọ gần nhà mà chúng tôi có thể học hỏi được nhiều điều.

Vì Lào quốc là một quốc gia không có biển nên chẳng hề có vấn đề tranh chấp với Trung quốc về lãnh hải, lãnh đạo khín cho nhiều người Nhật tưởng rằng Lào không bị áp lực nhiều từ Trung quốc, thật ra chính quyền Vieng Chăng cũng bị lệ thuộc vào Bắc Kinh rất nhiều chẳng thua gì Hà Nội. Nếu nhiều hãng Nhật sau khi triệt thoái khỏi Trung quốc mà chuyển sang đầu tư nhiều ở Lào thì thế nào Trung quốc cũng áp lực nhà nước Viêng Chăng phải làm khó dễ các hãng Nhật để trả thù cho Bắc Kinh, đó là chưa kể đến chuyện Lào quốc vẫn là một nước theo Xã hội chủ nghĩa. Đã là Cộng sản thì luật lệ trên giấy trắng mực đen chỉ là đồ trang sức chứ tất cả đều ở trong tay người cầm quyền. Trung quốc, Việt Nam hay Lào đều giống nhau về chuyện cai trị đất nước. Đó là ý kiến được các quan sát viên Nhật về tình hình Á châu đưa ra để cảnh báo cho các hãng Nhật biết khi muốn vào đầu tư ở Lào.

 

 

 

 

Quảng Cáo
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux