Quảng Cáo

Nợ công VN: Mỗi người dân Việt Nam “gánh” 18,6 triệu đồng

Quảng Cáo

Nợ công VN: Mỗi người dân Việt Nam “gánh” 18,6 triệu đồng

Theo phúc trình mới nhất của Bộ Tài chính Cộng sản Việt Nam, tính đến sáng ngày 24 tháng 3. 2014. Số nợ công của Việt Nam ở mức hơn 80 tỉ USD (80.092.622.951 USD), và với dân số hiện tại hơn 90 triệu người (90.525.901), thì mỗi người dân Việt Nam đang gánh 886,59 USD nợ công. Tính ra đã tăng 11.2% so với năm 2013, và chiếm đến 48% tổng thu nhập quốc dân (GDP). Tuy nhiên nhà nước CS Việt Nam cho rằng, nợ công của Việt Nam “chưa đến mức báo động,” mặc dù rủi ro của gánh nợ đã trở thành vấn đề canh cánh.

Cuối năm 2013 vừa qua, thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng, mức bội chi ngân sách năm nay ước lượng tới 224.000 tỉ đồng, tương đương 11,2 tỉ đô la, đã buộc nhà nước CS Việt Nam phải phát hành thêm 170.000 tỉ đồng trái phiếu, tương đương 8,5 tỉ đô la, đặt Việt Nam trước áp lực khủng khiếp. Tại cuộc thảo luận diễn ra ở Hà Nội mới đây, một số chuyên viên kinh tế của Việt Nam cảnh cáo rằng, công nợ Việt Nam tiềm tàng nguy hiểm, không phải chỉ ở những khoản nợ trên giấy trắng mực đen.

Điều rủi ro đó, theo tiến sĩ kinh tế Phạm Thế Anh, ở chỗ nhà nước Việt Nam phải dùng công quỹ trả nợ quá hạn không đòi được của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Ông Anh nói rằng chính điều này đe doạ sự bền vững của công nợ Việt Nam. Theo ông Phạm Thế Anh, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang phải gánh khoản nợ của các công ty thuộc sở hữu nhà nước lên tới 1,55 triệu tỉ đồng, chiếm 52.5% tổng sản lượng quốc nội.

Nếu loại trừ phần có thể đã được Chính phủ bảo lãnh (5,17% GDP trong nợ công nước ngoài và 6,5% GDP trong nợ công trong nước) thì vẫn còn tới khoảng 40,9% GDP nợ của DNNN không được chính phủ bảo lãnh. Do vậy, nếu cộng cả con số nợ của DNNN không được Chính phủ bảo lãnh này cùng với nợ đọng trong xây dựng cơ bản vào con số công bố chính thức thì nợ công Việt Nam hiện nay sẽ lên tới xấp xỉ 98,2% GDP, vượt xa so với ngưỡng an toàn (65% GDP) được khuyến cáo phổ biến bởi các tổ chức quốc tế.

 

Nhật, Thái Lan, Nam Hàn cảnh giác du khách Việt Nam trộm cắp, ăn tham, xả rác

Báo mạng Vef.vn ngày 24.3.2014 đưa tin một số du khách người Việt có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.

 Tại Nhật, khoảng tháng 6 năm 2013, xuất hiện tấm bảng viết bằng tiếng Việt nhắc nhở du khách Việt Nam rằng “ăn cắp vặt là phạm tội, và nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm.” Tấm bảng này còn ghi:

“Nếu chúng tôi phát giác ăn cắp vặt thì sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động, tăng cường điều tra.”

Người ta còn thấy xuất hiện những tấm bảng viết bằng tiếng Việt cắm ngay bên trong một nhà hàng buffet ở Thái Lan. Nội dung bảng này viết: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ bị phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn.”

Còn tại Nam Hàn, người ta thấy xuất hiện một số bảng ghi bằng tiếng Việt nhắc du khách không được vứt rác bừa bãi. Tấm bảng mang hàng chữ như sau: “Khu vực này cấm vứt rác. Nếu vứt rác không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu Won, tương đương 19 triệu đồng Việt Nam, tức khoảng 850 đô la.”

Một số du khách Việt Nam nói với VEF rằng, họ cảm thấy xấu hổ khi đọc được những tấm bảng ghi những dòng chữ viết tiếng Việt kèm với chữ địa phương.

Không chỉ vậy, một số người không rõ quốc tịch nào còn chụp những tấm bảng trên để đưa lên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng hình ảnh người Việt Nam hiện nay trở nên xấu xí hơn bao giờ hết trước mắt cộng đồng quốc tế.

 

Ninh Thuận: Hàng trăm người dân đốt phá xưởng khai thác titan

Khai thác Titan tại Ninh Thuận

Hôm 24-3-2014, hơn 700 người dân hai thôn Sơn Hải 1 và Sơn Hải 2, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) tập trung tại UBND xã phản đối việc Công ty TNHH khoáng sản Quang Thuận – Ninh Thuận khai thác titan.

Trước đó hai ngày, số người dân này kéo đến lán trại, nhà xưởng của Công ty TNHH khoáng sản Quang Thuận – Ninh Thuận đập phá nhiều đồ đạc, các thiết bị đãi quặng. Dù các cơ quan năng tỉnh, huyện trực tiếp đến hiện trường để vận động người dân nhưng tình hình vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.

Cụ Bùi Văn Tâm, 79 tuổi, một người dân ở thôn Sơn Hải 1, cho biết năm 2012 Công ty TNHH khoáng sản Quang Thuận – Ninh Thuận có khai thác titan gây ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt mạch nước ngầm của người dân trong thôn.

Chiều 24-3, khu vực đãi quặng đã bốc khói vì người dân kéo đến đốt đường ống dẫn nước.

Vào tối 24-3, ông Nguyễn Hoàng Nhân, phó giám đốc Công ty TNHH khoáng sản Quang Thuận – Ninh Thuận, cho biết trước sự quá khích của người dân, các bảo vệ, công nhân đều rời vị trí khai thác, nhà xưởng. Người dân đập, đốt phá tài sản gây thiệt hại rất lớn cho công ty. Công ty đã gửi văn bản đến lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng kêu cứu.

Được biết vào năm 2012 khi Công ty Quang Thuận về đây khai thác titan, giếng nước của cả hai thôn đã bị cạn kiệt, thiếu nước cho sinh hoạt vì họ khoan sâu và hút sạch nước ngầm để tuyển quặng. Không chỉ vậy, gần 100 ngôi mộ người thân của dân ở hai thôn đã bị cát bay san lấp sạch, giờ không biết mộ nằm ở đâu. Lý do là Công ty Quang Thuận hút cát lên thành núi mà không có biện pháp che chắn, để gió làm cát bay tứ tán. Người dân có phản đối nên hơn năm qua công ty ngưng hoạt động khai thác. Nay lại bắt đầu khai thác trở lại khiến người dân bức xúc đã có những phản ứng như trên.

 

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux