Tuyên Quang: Hai người Dân tộc H’Mông vẫn bị kết án dù không tội
Tại phiên tòa, hai bị cáo là các ông Dương Văn Tu và Lý Văn Dinh đã nói trong thời gian điều tra, những lời khai hoàn toàn do cán bộ trại giam đọc cho hai ông viết và bắt buộc hai ông phải ký vào các biên bản đó. Họ ép buộc hai ông ký là người đứng đầu tổ chức xây dựng ngôi nhà tang lễ cho bà con.
Luật sư bào chữa cho hai bị can là Luật sư Trần Thu Nam, Trưởng Văn phòng luật sư Tín Việt và cộng sự, và Luật sư Đỗ Đình Huy, thuộc Trung tâm Trợ lý Pháp lý huyện Hàm yên, tỉnh Tuyên Quang đã nêu lên quan điểm là hai ông vô tội và yêu cầu Hội đồng xét xử đưa ra bằng chứng để chứng minh hai ông này có tội nhưng Hội đồng xét xử hoàn toàn không đưa ra được bằng chứng nào.
Theo các nhân chứng có nghĩa vụ và liên quan vụ án thì họ chứng minh hai ông không có tội. Nếu có, hai ông chỉ vi phạm hành chính về việc không có giấy phép xây dựng ngôi nhà bảo quản đồ tang lễ. Nhưng Hội đồng xét xử cho rằng, hai ông xúi giục bà con xây dựng ngôi nhà tang lễ nên vẫn nhất quyết xử ông Dương Văn Tu bị 1 năm 9 tháng tù, ông Lý Văn Dinh bị 1 năm 5 tháng tù.
Được biết có hơn 1000 người H’Mông đi tham dự phiên tòa đó là chưa kể một số bà con đã bị chặn trên đường đi nên họ phải quay về làng.
Vào lúc 15 giờ 30, trong lúc bà con tụ tập rất ôn hòa trước cổng tòa án thì công an đã tấn công bằng xịt hơi cay, dùng gậy kích điện và gậy để đánh đập làm hơn 30 người bị ngất xỉu. Công an còn bắt đi 5 người.
TQ toan tính dựng hải đăng ở Trường Sa, Hoàng Sa
Hôm 19/3, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc tuyên bố lập ngọn hải đăng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cho đến nay, Trung Quốc đã từng bước thực hiện các căn cứ quân sự xuất phát từ việc lập đường băng, tiến hành khảo cổ, lập ra các cơ sở, các cảng dân sự, quân sự kết hợp với việc lập hải đăng,.. Chuỗi hoạt động này đều nằm trong kế hoạch của Bắc Kinh bởi họ muốn dùng tất cả các hoạt động thực tế đó, cơ sở đó để chứng minh rằng Trung quốc có chủ quyền.
Đây là mưu đồ nguy hiểm, thâm độc của Trung Quốc.
Trước thông tin này, TS Trần Công Trục cho biết, việc bảo xây hải đăng tưởng chừng rất nhân đạo với ý nghĩa các tàu nước khác đi đúng hướng, nhận biết, xác định vị trí chuẩn xác để phục vụ lợi ích kinh tế nhưng rõ ràng họ xây dựng trên vùng lãnh thổ của nước khác.
Trung Quốc làm như vậy để đăng ký với tổ chức hàng hải quốc tế nhằm thông báo rộng rãi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Như vậy, khi tàu thuyền các nước khác đi qua họ phải thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên khu vực đó.
Hải Dương: Gần 3.200 công nhân may đình công đòi quyền lợi
Gần 3.200 công nhân Công ty may SSV đã tổ chức ngừng làm việc tập thể, đòi quyền lợi như chế độ nuôi con nhỏ, ăn trưa, độc hại, tăng lương… Sau hai ngày, giữa công nhân và lãnh đạo công ty vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Ngày 17/3, rất nhiều công nhân đã dựng xe máy dàn hàng, khóa cổng công ty, kéo theo dòng người đòi quyền lợi khiến cho công ty phải tạm ngưng hoạt động.
Được biết đoàn liên ngành các đơn vị chức năng liên quan của tỉnh Hải Dương đã về làm việc với lãnh đạo nhà máy SSV để có đối thoại với công nhân nhằm sớm tìm ra hướng giải quyết, tuy nhiên đôi bên chưa tìm được tiếng nói chung.
Leave a Comment