Âm mưu của Trung quốc trên biển Đông trong vụ máy bay Malaysia mất tích
Trong vụ máy bay hàng không dân sự MH370 của Malaysia đốt nhiên mất tích trong mấy ngày qua Trung quốc đã điều một lực lượng tàu bè hải quân hùng hậu xuống vùng biển Đông Nam Á để gọi là tham gia tìm kiếm cứu hộ. Và hôm 11/3, Trung Quốc còn cho tái bố trí 10 vệ tinh để tìm kiếm dấu vết chiếc phi cơ Malaysia bị mất tích.
Bàn về sự kiện này, giới phân tích đã có nhận định Trung Quốc đang dùng vụ máy bay mất tích để “ra oai” với các nước láng giềng.
Tuy nhiên cũng trong thời gian này, hôm 11.3.2014 trang tin China.org.cn đăng tin Đô đốc hải quân Trung Quốc Doãn Trác đề nghị xây dựng cảng và sân bay tại quần đảo Trường Sa để phục vụ công tác cứu hộ. Nguyên nhân được ông Doãn Trác đưa ra là do hải quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo do họ chiếm đóng ở biển Đông nên khó kiểm tra tàu cứu hộ khi cần. Bên cạnh đó ông cũng đề xuất biến quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực.
Theo giới quan sát, đề xuất của ông Doãn không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ công tác cứu hộ mà để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Một bài báo trên mạng Quartz nhận định, vụ máy bay chở nhiều người Trung Quốc bị mất tích là “một cơ hội để Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy chiến lược có từ một thập kỷ nay: đó là mở rộng sự can dự cả về quân sự lẫn ngoại giao vào vùng Đông Nam Á”.
Dư luận tại VN đặt nghi vấn rằng với một chuỗi sự kiện xảy ra từ vụ chiếc máy bay MH370 của Malaysia bị đột nhiên mất tích mà cho tới nay vẫn chưa tìm ra manh mối nào, có phải Trung Quốc đang thừa cơ hội hay tạo cơ hội để cướp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam hay không? Và thậm chí cũng có thể chính Bắc Kinh là người đã tổ chức sự kiện này nhằm đẩy mạnh việc phát tán các lực lượng sự xuống biển Đông trong tham vọng bá quyền, hầu kiểm soát toàn bộ chu vi của “đường lưỡi bò”.
Trung Quốc càng đầu tư vào VN càng gây lo ngại
Ông Nguyễn Việt Thắng, Trưởng Phòng Quản lý Đầu tư Quy hoạch – Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, một nhà đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) cũng đang quan tâm dự án xây dựng một khu công nghiệp dệt may với quy mô khoảng 1.000 ha tại huyện Nghĩa Hưng. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định hiện đang xem xét và sẽ trình Chính phủ về dự án này.
Trước đó nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo về việc doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Lý do là doanh nghiệp Trung Quốc rất nhanh nhạy trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, đặc biệt khi thuế suất xuất khẩu may mặc của Việt Nam được đưa xuống 0% khi vào Mỹ – thị trường lớn nhất của Việt Nam trong các nước tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ông này dự đoán, làn sóng đầu tư từ Trung Quốc sẽ tập trung chủ yếu vào ngành may mặc, ngành dệt nhuộm cũng sẽ có nhưng sẽ không nhiều. Vì vậy việc này sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam khó khăn hơn trong cạnh tranh khi có hiệp định TPP.
Trong khi đó, hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc Việt Nam rất yếu, vì chủ yếu vẫn là gia công và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Dư luận cho rằng Trung Quốc càng đầu tư vào VN thì càng gây thêm nhiều lo ngại.
Sài Gòn: hàng ngàn công nhân công ty Shilla bags đình công
Nhiều công nhân khóc xin đi vệ sinh nhưng không được phép, thậm chí nhiều người không dám uống nước. Ngoài ra, nhiều công nhân cũng bức xúc vì phải ăn cơm có nhiều sạn, nước tương có dòi…mặc dù đã có ý kiến với lãnh đạo công ty nhưng sự việc vẫn không được giải quyết.
Trong lần biểu tình này, các công nhân cũng đòi hỏi bầu lại công đoàn vì công đoàn hiện tại là của nhà nước chứ không phải từ công nhân bầu lên.
Người nhặt rác tại Việt Nam biểu tình
Chiều chủ nhật 8-3 trong nước, tại bãi rác Rù Rì, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hàng trăm người dân nhặt rác đã quyết định biểu tình, chặn xe rác không cho vào bãi. Cuộc biểu tình bất ngờ này xảy ra, khiến hàng chục xe rác mắc kẹt, hàng chục tấn rác của thành phố Nha Trang bị ứ đọng khiến công an được phái đến để tìm cách giải quyết.
Được biết, phần lớn người làm nghề nhặt rác này có cả già trẻ, lớn bé, đều là những người không có điều kiện đi học, tàn tật, gặp khó khăn trong cuộc sống phải sống nhờ vào bãi rác. Hàng ngày những người này chui vào bãi rác, lượm nhặt bất chấp ô nhiễm hay nguy hiểm chỉ vì để kiếm được ít tiền sinh sống mỗi ngày. Do đó, việc công ty môi trường Đô thị Nha Trang không cho vào nhặt rác nữa, khiến hàng trăm người sống nhờ vào bãi rác này tức giận, dẫn đến việc biểu tình ngăn xe rác vào bãi.
Qua sự kiện này cho thấy một góc nhìn khác về sự cùng cực của xã hội Việt Nam là ngay cả những người sống dưới tận đáy xã hội cũng không còn cơ hội để dung thân.
Leave a Comment