Phóng viên không biên giới Tố Cáo Bộ Thông Tin Truyền Thông Việt Nam Là Kẻ Thù Của Internet
Đối với Việt Nam, báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trực thuộc Bộ này, là kẻ thù của internet. Theo RSF, để kiểm soát thông tin trên mạng, nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng các phương tiện tư pháp, hành chính và công nghệ, được tập trung vào tay Bộ Thông tin và Truyền thông. Cho dù chế độ và tư pháp Việt Nam không ngần ngại lạm dụng các điều khoản 88 và 79 trong Bộ Luật hình sự để bỏ tù những người làm thông tin, Bộ Thông tin và Truyền còn tiến hành chính sách riêng của mình để kiểm duyệt internet một cách khắc nghiệt và tỉ mỉ.
Do Việt Nam không có báo chí tư nhân, nhiều người phải dùng blog để thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề của đất nước. Thế nhưng, hầu như toàn bộ các blog và website, bị coi là có quan điểm trái ngược với chế độ, đã bị phong tỏa và chủ nhân các blog này bị bắt, kết án tù giam. Theo RSF, các tập đoàn cung cấp dịch vụ internet lớn tại Việt Nam như VNPT hay Viettel đã phong tỏa các website, blog theo yêu cầu của chính quyền. Đồng thời, nhà cầm quyền Việt Nam còn áp dụng các biện pháp theo dõi, nghe lén, gây nhiễu, đánh sập các blog, website, câu lưu các blogger, cài virus tin học. Bất chấp các hành động ngăn chặn, trấn áp của chính quyền, RSF nhận định là đã xuất hiện xu hướng quốc tế hóa các hoạt động của blogger Việt Nam.
Việt Nam ngừng cấp phép mới, đóng cửa bớt báo đang hoạt động
Chủ trương trên được gọi là “quy hoạch báo chí toàn quốc từ nay đến hết năm 2020,” tức từ nay đến 6 năm nữa, sẽ được đệ trình Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam xem xét trong thời gian tới. Ông Son nhấn mạnh việc quy hoạch này là ‘một cuộc cách mạng trong hoạt động báo chí, nhằm mục đích hướng tới số lượng báo chí hợp lý, chất lượng cao hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu xã hội’. Bộ trưởng Thông tin yêu cầu báo chí trong thời gian tới cần tập trung tuyên truyền hiệu quả đường lối của Đảng và nhà nước, vì trong thời gian qua báo chí Việt Nam còn nhiều “yếu kém, hạn chế, đưa tin quá nhiều vụ tiêu cực, đưa tin sai, không kiểm chứng, gây hoang mang dư luận.”
Theo thống kê của bộ Thông tin Truyền thông, tính đến cuối năm 2013, Việt Nam có 838 cơ quan báo chí in, 92 báo điện tử, 67 đài phát thanh truyền, 1 hãng thông tấn quốc gia. Khoảng 17,000 ký giả đã được cấp thẻ hành nghề. Tất cả đều chịu sự quản lý chung của chính phủ.
Trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình hình nhân quyền Geneva, Thụy Sĩ trong tháng Hai vừa qua, đa số các đại biểu từ các nước tham dự bày tỏ lo ngại về quyền tự do báo chí ở Việt Nam.
Theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới, Việt Nam đứng thứ 174 trên tổng số 180 quốc gia về tự do báo chí trong năm 2013.
Công an huyện Yên Thành sách nhiễu cựu TNLT Chu Mạnh Sơn
Anh Chu Mạnh Sơn cho biết, sáng ngày 10.03, công an xã gửi giấy mời của công an huyện Yên Thành và yêu cầu anh Sơn lên công an xã Phúc Thành, nơi anh cư trú để làm việc. Tại đồn công an xã Phúc Thành, các công an viên đã miệt thị và coi thường những người chấp hành xong án phạt tù, không cho họ có cơ hội tái hòa nhập với cộng đồng, cụ thể trong trường hợp của anh Chu Mạnh Sơn.
Xin nhắc lại, cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn bị nhà cầm quyền kết án 30 tháng tù giam với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN” theo Điều 88 BLHS. Anh bị bắt vào ngày 3.08.2011, tại Nghệ An. Trong những ngày bị giam cầm trong trại giam, anh Chu Mạnh Sơn cùng với những người bạn gồm anh Trần Minh Nhật, anh Trần Hữu Đức, anh Hồ Văn Oanh (đã mãn hạn tù), anh Nguyễn Văn Thanh (đã mãn hạn tù) cùng chí hướng và bị giam cùng phòng, đã nhiều lần làm đơn tố cáo cán bộ trại giam vi phạm Quyền tự do Tôn giáo cũng như xúc phạm đến nhân phẩm của các tù thường phạm.
Anh Chu Mạnh Sơn từng là sinh viên Cao Đẳng Y Tế, một sinh viên nhiệt thành và tham gia nhiều hoạt động trong công việc của Giáo Hội cũng như trong các phong trào sinh viên ở Nghệ An.
Sài Gòn đang lún dần vì nạn khai thác nước ngầm
Theo phúc trình này, một số khu vực ở Sài Gòn hiện bị lún trung bình 1cm một năm. Tính từ năm 1992, tức hơn 22 năm nay, rất nhiều vùng thuộc 17 quận, huyện Sài Gòn bị lún thêm từ 2 đến 3 tấc. Có nơi còn thấp hẳn xuống 5 tấc chiều sâu. Nguyên nhân gây nên tình trạng trên, theo phúc trình của Trung Tâm Ðịa-Tin Học, vì nạn đào giếng, khai thác nước ngầm ngày càng tràn lan.
Phúc trình do Trung Tâm Ðịa-Tin Học cho rằng diện tích đất bị “bê tông hóa” ở Sài Gòn ngày càng nhiều, đồng thời với nạn lấp kín các kênh rạch khiến lượng nước ở tầng ngầm, dưới lòng đất ngày càng cạn kiệt. Nạn đào giếng để xài trong dân gian, ở các vùng xa xôi hẻo lánh của Sài Gòn đã làm tăng nặng thêm tình trạng khai thác nước ngầm, gây lún sụt cho cả thành phố.
Theo dư luận, người dân không chịu xài nước máy vì không muốn tốn tiền, và đôi khi vì nước máy bẩn, đục so với nước giếng.
Leave a Comment