Quảng Cáo

Philippines mời Việt Nam và Malaysia cùng kiện Trung Quốc về Biển Đông

Quảng Cáo

Philippines mời Việt Nam và Malaysia cùng kiện Trung Quốc về Biển Đông

Vào ngày 27/02/2014, Trưởng nhóm luật gia của Philippines đã kêu gọi Việt Nam và Malaysia cùng với một số nước có tranh chấp khác góp sức với Philippines trong vụ kiện các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp củaTrung Quốc tại Biển Đông.

Nhân một diễn đàn về tranh chấp Biển Đông tổ chức tại Manila, Trưởng nhóm luật sư của Philippines, ông Francis Jardeleza thẩm định rằng Malaysia, Việt Nam và hai nước khác có thể cùng với Philippines tham gia vụ kiện chống lại Trung Quốc, hoặc nộp những đơn kiện riêng. Đối với người đứng đầu các luật sư Philippines, chỉ có trên đấu trường pháp lý quốc tế mà các nước nhỏ mới có cơ hội để bảo vệ lãnh thổ của mình một cách hòa bình, chống lại siêu cường châu Á là Trung Quốc.

Xin nhắc lại vào tháng Giêng năm 2013, Philippines chính thức đưa vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông ra trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Vụ kiện được khởi động vài tháng sau khi Bắc Kinh dùng sức mạnh mặc nhiên chiếm bãi Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Philippines yêu cầu Tòa án Trọng tài phán xét về đòi hỏi chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc trên khoảng 80 phần trăm diện tích Biển Đông, dựa theo tấm bản đồ hình lưỡi bò do chính Trung Quốc vẽ ra. Bắc Kinh dĩ nhiên đã không chấp nhận vụ kiện, nhưng các thủ tục tố tụng vẫn được tiến hành, đúng theo luật lệ quốc tế.

Cần nói thêm, đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ phương hại cho Philippines mà còn đụng chạm đến cả Việt Nam, Malaysia, Brunei. Thậm chí một phần lãnh hải của Indonesia vùng Natuna cũng bị đường lưỡi bò của Trung Quốc gặm nhắm.

Khi được hỏi về tác động khi được Việt Nam và Malaysia cùng tham gia vào vụ kiện, ông Jardeleza xác nhận rằng việc đó sẽ « rất hữu ích » Đối với ông, « không phải là tai họa nếu hai nước này vắng mặt, nhưng nếu có thêm bạn bè cùng đi kiện với mình thì điều đó sẽ hữu ích ». Trên nguyên tắc, ngày 30/03/2014 là hạn chót để Philippines đệ trình trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc các luận chứng pháp lý và bằng chứng trong vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông.

Đây là lần đầu tiên mà vị Luật sư trưởng của Philippines công khai nói đến vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc. Cho đến nay, chỉ một mình Philippines là dám kiện Trung Quốc.

 

Hoa Kỳ tố cáo Việt Nam Dùng Luật Lệ Mơ Hồ Đàn Áp Giới Đấu Tranh Nhân Quyền

Vào ngày 27/02 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện.

Riêng về Việt Nam, thì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án các chiến dịch đàn áp giới đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền, đặc biệt bằng cách sử dụng luật lệ mơ hồ về an ninh. Một trong những mối quan ngại lớn tình trạng nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục siết chặt kiểm soát mạng Internet mặc dù người dân ngày càng mong muốn một chế độ cởi mở hơn.

Trong buổi họp báo giới thiệu bản phúc trình với các nhà báo tại Washington, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ Uzra Zeya đã nêu bật trường hợp Luật sư kiêm blogger Lê Quốc Quân bị bỏ tù với tội danh trốn thuế, nhưng thật chất ông là tù nhân chính trị, và bày tỏ thái độ quan ngại sâu đậm của Hoa Kỳ về mọi trường hợp tù chính trị tại Việt Nam. Bên cạnh đó, người phụ trách hồ sơ nhân quyền tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn nhắc lại mối quan tâm về trường hợp 13 blogger Công giáo bị kết án tù vào tháng 11 năm ngoái, với những bản án từ 3 đến 13 năm.

Theo bà Zeya, các yếu tố cốt lõi trong mối quan ngại của Hoa Kỳ liên quan đến nhân quyền là tình trạng quyền tự do ngôn luận bị hạn chế, đặc biệt trên mạng, việc tống giam giới bất đồng chính kiến dựa theo các luật lệ mơ hồ về an ninh quốc gia, và việc sách nhiễu các nhà hoạt động vì nhân quyền, như điều mới xẩy ra hôm 24/02 cho ông ​​Nguyễn Bắc Truyển. Đối với bà Zeya, đấy cũng là các mối quan ngại chủ chốt của Hoa Kỳ trong quan hệ song phương với Việt Nam. Nhân dịp công bố bản báo cáo 2013 về nhân quyền, bà Zeya cũng xác đinh là Hoa Kỳ tiếp tục « kêu gọi các cấp lãnh đạo cao nhất Việt Nam nên có thêm tiến bộ trong việc tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết của Việt Nam trong lãnh vực nhân quyền », qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển thêm quan hệ song phương Mỹ-Việt.

 

Ô Tô Công An Đâm Chết Người Rồi Bỏ Trốn ?

Theo người dân xã Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ) và một số nhân chứng, vào lúc 12h ngày 26/2, Phó bí thư Đảng ủy xã Xuân Huy (huyện Lâm Thao, Phú Thọ) ông Đặng Xuân Trường trên đường đi họp giao ban ở xã Tứ Xã về đến khu 7 (xã Tứ Xã) thì bị ô tô BKS 19C 01788 đâm từ phía sau. Do va chạm mạnh, chiếc xe máy do ông Trường điều khiển lê trên mặt đường hơn 10 m, ông Trường bị đập đầu xuống đường, chảy nhiều máu.

Một nhân chứng tại khu 7, xã Tứ Xã gần hiện trường xảy ra vụ việc cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, người dân xung quanh chạy đến thì thấy một người đàn ông nằm úp mặt xuống đường, máu cháy ra rất nhiều. Chiếc xe ô tô gây tai nạn đi qua cách nơi xảy ra tai nạn 30 m mới dừng lại. Một người đàn ông trên xe bước xuống nhìn rồi bảo “ông này say rượu tự ngã”. Một người khác đi cùng xe gây tai nạn đã bước xuống, sau khi lật xem vết thương nạn nhân, người này gọi 2 người đi cùng trên xe xuống nhưng không ai xuống mà phóng xe đi. Điều này, khiến người dân chứng kiến bức xúc nên gọi công an huyện và yêu cầu đưa chiếc xe gây tai nạn trở lại hiện trường. Nạn nhân Trường được đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương nặng đã tử vong vào lúc 15h30 cùng ngày.

Cũng theo các nhân chứng tại hiện trường, trên ô tô gây tai nạn khi đó có 3 cán bộ công an, trong đó có 2 cán bộ công an huyện Lâm Thao và một phó công an xã.

Khi nhận được tin báo về vụ tai nạn, Công an huyện Lâm Thao đã xuống hiện trường nhưng không khám nghiệm hiện trường mà cho công an xã đưa xe nạn nhân vào cất ở trụ sở. Trước sự việc bất thường này, người dân địa phương đã kiên quyết yêu cầu công an đưa xe ra hiện trường và phải được bảo vệ cẩn thận. Người dân đã làm rạp để bảo vệ dấu vết hiện trường để chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền xuống điều tra xác minh”.

Điều khiến những người thân trong gia đình nạn nhân bức xúc là khi xảy ra sự việc những cán bộ công an trên xe gây tai nạn không đưa nạn nhân đi cấp cứu mà kẻ đứng nhìn, người bỏ trốn trên xe.

Sau khi tổ chức tang lễ cho người xấu số, người thân nạn nhân đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng đề nghị làm rõ vụ việc.

 

Dân oan Thủ Thiêm Bao Vây Công Ty Hàn Quốc Vì Tiếp Tay Cho Bọn Cướp Đất

Vào các ngày 24 và 25 tháng 2 năm 2014, hàng trăm dân oan Thủ Thiêm đã bao vây công trình của công ty G&S Hàn Quốc; yêu cầu dừng thi công và xuất trình giấy phép đầu tư và xây dựng. Nhưng không một quan chức nào dám lộ diện.

Ngay sau đó, chính quyền đã cho côn an và côn đồ đuổi đánh, trấn áp nhân dân. Cao điểm là trưa ngày 25/2, côn đồ dùng xe đặc chủng của côn an bắt ông Hoàng, 1 người con trai và 10 đứa cháu của ông đưa về giam giữ tại trụ sở côn an phường An Khánh. Chúng tra tấn, bức cung bắt ký biên bản phạm tội chống người thi hành công vụ và tội gây rối an ninh trật tự. Trước sức ép của dân oan, tụ tập đông đảo trước nơi giam giữ, nên chúng xử phạt mỗi người 3 triệu và phải thả ra khoảng 23 giờ.

Theo bà con dân oan thì UBND TP HCM đã không thực hiện đúng trình tự theo quy định của Pháp luật, lợi dụng dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2, thành để cướp 40.222m2, bán cho công ty G&S Hàn Quốc vào năm 2007 với giá 100 triệu USD. Tương đương 50 triệu VNĐ/1m2. Trong đó có diện tích đất của ông Vũ Huy Hoàng là 2.223m2; chỉ được đền bù 200.000 VNĐ/1m2.

Về việc khiếu nại của ông Hoàng, Thanh tra Chính phủ 4 lần kết luận nêu rõ trong việc thu hồi đất của ông Hoàng của thành phố là không xác đáng. Thế nhưng UBND TP HCM không những không tôn trọng luật pháp, tự mình đẻ ra các quy định trái luật và nghiêm trọng hơn là cố tình không thực hiện sự chỉ đạo và kết luận của tổ liên ngành.

 

 

 

 

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux