Truyền thông Việt Nam quan tâm cuộc bầu cử ở Thái Lan hơn ở Tokyo

- Quảng Cáo -

Truyền thông Việt Nam quan tâm cuộc bầu cử ở Thái Lan hơn ở Tokyo

bieu-tinh-thaiNgày 02/02/2014, Thái Lan đã tổ chức xong bầu cử Quốc hội trước sự biểu tình phản đối của nhiều người dân thuộc phe áo đỏ biểu tình phản đối. Nhiều đơn vị bầu cử, nhiều địa điểm bỏ phiếu bị  người biểu tình bao vây, ngăn cản khiến cử tri không đi bầu được. Trước và ngay trong ngày bầu cử đã có tiếng súng nổ làm cho khoảng 6 người bị thương. Đúng là cuộc bầu cử Quốc hội vừa rồi ở Thái Lan diễn ra trong căng thẳng và hỗn loạn. Chính quyền Cộng sản Việt Nam đã chỉ thị cho truyền thông của họ rọi đèn thật kỹ vào cuộc bầu cử này để có lý do cho rằng đa nguyên, đa đảng chỉ đưa đến rối loạn trật tự xã hội, cản trở việc phát triển kinh tế.
Một tuần sau, chủ nhật ngày 09/02/2014, Tokyo tổ chức bầu cử Đô trưởng, báo đài ở Việt Nam chỉ đưa tin phớt lờ  và còn cho rằng ông Masuzoe, người mới đắc cử chức Đô trưởng Tokyo là người đồng ý ủng hộ kế hoạch tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật. Sỡ dĩ truyền thông ở Việt Nam không dám đề cập nhiều đến cuộc bầu cử Đô trưởng Tokyo vì đó là tinh hoa của đa nguyên, đa đảng, ổn định, trật tự góp phần đưa đất nước Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc kinh tế thế giới. Còn nói tân Đô trưởng Masuzoe ủng hộ điện hạt nhân vì muốn làm nhẹ nổi lo sợ về nguồn điện này mà nhà nước CSVN đang muốn xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận.
Tokyo là thành phố lớn nhất của Nhật Bản, coi như trung tâm đầu nảo của quốc gia này thế nhưng điều kiện nạp đơn ra tranh cử Đô trưởng rất dễ dàng chỉ cần hội đủ hai điều kiện sau đây: Thứ nhất, là người mang quốc tịch Nhật và thứ hai là phải từ 30 tuổi trở lên chứ không cần phải ở Tokyo (chẳng bao giờ có cái chuyện phải có sự giới thiệu của Mặt Trận Tổ Quốc hay Đảng cử mới được nạp đơn tranh cử vì ở những quốc gia  tự do, dân chủ không hề có Mặt Trận Tổ Quốc).Tuy nhiên mỗi ứng cử viên phải đóng 3 triệu yen cho Ủy ban bầu cử gọi là tiền ủy thác, nếu ứng viên nào không đạt được 10% tổng số phiếu bầu thì coi như mất tong 3 triệu yen đó. Về chi phí vận động bầư cử thì mỗi ứng viên phải tự lo lấy, nhưng tối đa là 60 triệu 500 ngàn yen. Vận động bầu cử mà trên số tiền này là vi phạm sẽ không được làm Đô trưởng cho dù chiếm số phiếu cao nhất.

Người tuyên bố sẽ nạp đơn tranh cử Đô trưởng sớm nhất là luật sư Utsu no Miya với sự ủng hộ của đảng Cộng sản Nhật với lập trường phản đối điện hạt nhân bằng mọi giá. Mặc dù kỳ bầu cử Đô trưởng lần trước ông luật sư này về thứ hai, nhưng kỳ này không một ai nghĩ rằng ông ta sẽ đắc cử. Lý do đơn giản vì từ trước đến nay chưa bao giờ có chuyện người được đảng Cộng sản ủng hộ thắng cử chức vụ Tỉnh trưởng hay Đô trưởng, nghĩa là hầu hết người dân Nhật không thích Cộng sản.
Người thứ hai tuyên bố ra tranh cử là ông Tamogami (cựu Tư lệnh Không quân), người chủ trương chống hành động xâm lược của Trung quốc đến cùng và  cần duy trì điện hạt nhân, nhưng đặt dưới một Ủy ban kiểm soát Nguyên tử với nhiều quy luật gắt gao hơn trước đây.

Cựu Thủ tưóng Hosokawa được sự ủng hộ của cựu Thủ tướng Koizumi cũng tuyên bố ra tranh cử  với lập trường ‘’Điện hạt nhân Zero’’.

- Quảng Cáo -

Trong thời gian này ông Masuzoe (cựu Bộ trưởng Xã hội & Lao động) cũng nạp đơn ra tranh với lập trường giảm điện hạt nhân từ từ chứ không thể bỏ một cái rụp được. Trước một đối thủ nặng ký là cựu Thủ tướng Hosokawa nên ông Masuzoe phải tìm sự hậu thuẩn của hai đảng đang cầm quyền là Tự Dân-Công Minh. Vì Thủ tướng Abe là người muốn cho các nhà máy điện hạt nhân hoạt động trở lại nên khi vận động bầu cử ông Masuzoe mỗi khi nói đến vấn đề điện hạt nhân thì chỉ nói sơ. Ngay sau khi đắt cử, các ký giả đã hỏi về vấn đề điện hạt nhân thì ông Masuzoe trả lời rằng việc quyết định chính sách năng lượng của Nhật thuộc trách nhiệm của chính quyền Trung ương, chứ không phải là của Đô trưởng. Quý vị hỏi một câu không nằm trong quyền hành của một Đô trưởng làm sao tôi trả lời được, tuy nhiên lập trường của tôi vẫn là muốn giảm điện hạt nhân qua từng giai đoạn.

Theo các bình luận gia chính trị Nhật thì nếu như cuộc bầu cử Đô trưởng Tokyo vừa rồi diễn ra ngay sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima thì phần đông cử tri ở Tokyo sẽ quan tâm về chuyện bãi bỏ điện hạt nhân nhiều hơn, nhưng bây giờ thì hơi quên lãng, chỉ muốn chính quyền giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, phúc lợi và phát triển kinh tế.

Có thể nói Nhật Bản là quốc gia có nền tự do, dân chủ lâu đời nhất ở Á châu, trong khi Thái Lan thì mới bắt đầu trong một vài thập niên trước đây mà thôi. Trước khi đạt được tình trạng dân chủ cao độ như hiện nay, Nhật Bản cũng đã trải qua những thời kỳ như Thái Lan bây giờ nên nhiều nhà bình luận Nhật vẫn đánh giá cao tiến trình dân chủ hóa đất nước của Vương quốc Thái. Chẳng một đứa trẻ nào không té nhiều lần trước khi biết đi, biết chạy. Chỉ có những ai không muốn đất nước có tự do dân chủ mới lên tiếng phê phán đa nguyên, đa đảng như Thái Lan chỉ sinh ra hỗn loạn.

 

Vì sao Bình Nhưỡng không dám phản đối mạnh cuộc tập trận của liên minh Hàn-Mỹ như trước đây nữa ?

My Han Quoc tap tran chien tranhNgày 12/02/2014 vừa rồi tại Bàn Môn Điếm đã diễn ra một cuộc hội đàm cấp Thứ trưởng Nam Bắc Triều Tiên để bàn về việc nối lại chương trình hội ngộ của những gia đình có thân nhân ruột thịt sống ở bên này hay bên kia vĩ tuyến. Mới vào cuộc hội đàm, phía Bình Nhưỡng đã lên tiếng đòi Seoul phải ngưng ngay cuộc tập trận chung với lính Mỹ vào ngày 24/02.2014, nếu không thì chẳng có hội ngộ, hội nghiết gì cả. Seoul không chấp nhận đòi hỏi đó nên hội đàm đi đến chổ tan vỡ và không bên nào yêu cầu tái nhóm. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà qua ngày hôm sau Bình Nhưỡng yêu cầu tái nhóm và Seoul đã chấp nhận lời yêu cầu này.

Sau cuộc hội đàm , nhiều ký giả đã ùa đến phỏng vấn, nhưng phái đoàn Bắc Triều Tiên từ chối trả lời, còn phái đoàn Hàn quốc thì cho biết đôi bên đã đồng ý với nhau hai chuyện. Thứ nhất, mở lại chương trình hội ngộ cho những gia đình có thân nhân ly tán gặp nhau vào ngày 20 đến 25 tháng hai này và thứ hai là đôi bên ngưng đả kích lẫn nhau. Phái đoàn Seoul còn cho biết thêm rằng Bình Nhưỡng yêu cầu chúng tôi phải ra lịnh cấm không cho truyền thông Hàn quốc nói xấu Bắc Triều Tiên. Chúng tôi trả lời rằng chính quyền Hàn quốc hứa không lên tiếng chỉ tríchh Bắc Hàn nữa, nhưng không có quyền ngăn cấm báo đài vì đó là quyền tự do báo chí buộc chính phủ phải công nhận. Quyền tự do báo chí, ngôn luận ở quốc gia tự do nó lớn lắm, gọi là đệ tứ quyền, ngay đến chính phủ chúng tôi làm chuyện gì sai bị báo đài chỉ trích, lên án cũng đành chịu và phải cố gắng làm sao đừng tái phạm nữa.

Theo các quan sát viên về tình hình bán đảo Triều Tiên việc chính quyền Bình Nhưỡng lên tiếng yêu cầu nối lại hội đàm với Seoul là chuyện trước đây chưa từng có, nhưng qua đó cho thấy Bắc Triều Tiên rất cần tiền, muốn mở lại khu du lịch ở vùng núi Kim Cương. Trước đây khi ông Trương Thành Trạch (chú dượng của Kim Chính Ân) cho mở khu du lịch này mỗi năm thu vào được khoảng 50 triệu mỹ kim, đây là một số tiền lớn đối với tình trạng của chính quyền Bình Nhưỡng hiện tại vì nhiều tài khỏang của dòng họ Kim trong các ngân hàng thế giới bị phong tỏa, không bán được tài nguyên thiên nhiên cho các nước, ngoại trừ Trung quốc, nhưng chính quyền Bắc Kinh viện cớ tình hình Bắc Triều Tiên đang mất ổn định sau vụ tử hình ông Trưong Thành Trạch để kéo dài thời gian những khoảng tiền đã mua tài nguyên, khoáng sản.

Việc Ủy ban Điều tra của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vừa mới công khai gởi cho Kim Chính Ân một lá thư nói rõ nhiều quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên, kể cả ông đã phạm vào tội chống nhân loại có thể bị lôi ra tòa án Hình sự Quốc tế cũng là nguyên nhân khiến cho chính quyền Bình Nhưỡng muốn nhanh chóng mở lại khu du lịch vùng núi Kim Cương coi như mọi hoạt động vẫn bình thường, chẳng bị ai cô lập.

Lãnh đạo chế độ độc tài ở Bắc Triều Tiên tức giận vì bị Ủy ban Điều tra của Hội đồng Nhân Quyền Liên hiệp quốc đòi đem ra tòa án Hình sự Quốc tế là chuyện có thể hiểu được và ai cũng nghĩ rằng lãnh đạo ở Bắc Kinh hay ở Hà Nội cũng đang lo không biết bao giờ thì đến phiên mình.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here