Ân xá Quốc tế viếng thăm Việt Nam lần đầu tiên từ nhiều thập niên
Trong thời gian ở Việt Nam, phái đoàn Ân xá Quốc tế đã gặp nhiều người, trong đó có các quan chức cao cấp của chính phủ và Đảng Cộng sản, đại biểu Quốc hội, chuyên gia từ các viện nghiên cứu, đại diện một số tổ chức phi chính phủ và một số nhà ngoại giao nước ngoài.
Trong những cuộc gặp gỡ nói trên, phái đoàn Ân xá Quốc tế đã thảo luận về các vấn đề tự do ngôn luận, chính sách về nhân quyền, án tử hình, quyền của phụ nữ và người dân tộc thiểu số, lao động di cư và buôn bán người. Ân xá Quốc tế cho rằng tất cả những tù nhân lương tâm, tức là những người bị giam cầm chỉ vì bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, phải được trả tự do.
Chuyến viếng thăm của phái đoàn Ân xá Quốc tế trùng với thời điểm Việt Nam cho nhà hoạt động bảo vệ môi trường và blogger Đinh Đăng Định hoãn thi hành án một năm vì lý do sức khỏe, và với việc phiên tòa phúc thẩm đã xử y án 30 tháng tù luật sư bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân với tội danh « trốn thuế».
Trong bản thông cáo, Ân xá Quốc tế nhắc lại rằng Việt Nam vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái và đầu tháng 2 vừa qua vừa được kiểm điểm về tình hình nhân quyền theo thủ tục Kiểm định Định kỳ Phổ quát UPR. Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết ký Công ước chống tra tấn trong năm nay.
Thủy điện Don Sahong đe dọa đời sống dân cư và thủy sản hạ lưu Mêkông
Dự án đập Don Sahong, được xây dựng ngay sát biên giới Cam Bốt, chỉ cách khu vực cư trú ưa thích của loài cá heo nước ngọt Irrawady khoảng một cây số. Hiện tại theo WWF, còn tổng cộng 85 cá thể cá heo Irrawady sống tại một đoạn sông dài khoảng 190 km, nằm vắt qua biên giới Lào-Cam Bốt.
Các nhà bảo vệ môi trường lo ngại rằng đập Don Sahong sẽ chặn đường di cư của các loài cá, nguồn sống của cá heo Irrawady. Cũng theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, các thuốc nổ sử dụng để xây dựng con đập này có thể sẽ làm tổn hại các cơ quan thính giác rất nhạy cảm của loài cá heo, được chúng sử dụng để định hướng khi di chuyển. Trước các đe dọa nhắm vào loài cá heo quý, cuối năm 2012, Cam Bốt đã phê chuẩn việc thành lập một khu bảo tồn riêng đối với loài cá này.
Xin nói thêm, đập Don Sahong, với công suất dự kiến 260 megawat, đã được khởi công và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2018. Bị các quốc gia Việt Nam, Cam Bốt, Thái Lan phản đối, chính phủ Lào chấp nhận tiếp tục tham vấn các nước láng giềng, cho dù việc xây dựng đã bắt đầu.
Don Sahong được coi là yết hầu của dòng Mêkông. Theo các nhà bảo vệ môi trường, tài nguyên cá phong phú của Mêkông phụ thuộc nhiều vào việc cá có thể đi ngược lên thượng nguồn để đẻ trứng, mà đặc biệt thông qua ngả đường Don Sahong. Chặn đứng Don Sahong rất có thể sẽ làm cho nguồn cá Mêkông cạn kiệt.
Cùng với Xayaburi, đập thủy điện đầu tiên mà Lào bắt đầu khởi công từ cuối 2012, bất chấp các phản đối mạnh mẽ từ nhiều nước láng giềng và các tổ chức quốc tế (dù có chấp nhận điều chỉnh một phần dự án), đập Don Sahong và 9 dự án đập khác trên dòng Mêkông đe dọa cuộc sống của khoảng 60 triệu cư dân, từ bao đời nay sống dựa vào dòng sông như một nguồn thực phẩm, nguồn nước, phương tiện đi lại…
Nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam tồi tệ gấp 3 lần báo cáo
Gene Fang, phó chủ tịch và cũng là phân tích gia cao cấp của Moody nhận định rằng “Thanh khoản vẫn không đủ để khỏa lấp mức độ thua lỗ tiềm ẩn từ những yếu kém phổ biến trong chất lượng tài sản”.
Những năm gần đây, nhất là từ khi xảy ra việc bắt giữ nhiều chức sắc cầm đầu Ngân Hàng Thương Mại Á Châu (ACB) hồi Tháng 8-2012, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN loan báo rất lộn xộn về tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại, trong đó có nhiều ngân hàng quốc doanh.
Một số chuyên gia kinh tế tài chính trong nước từng cho hay các con số “đẹp” của nợ xấu đó chỉ là các con số của những người cầm đầu hệ thống ngân hàng nêu ra tuyên truyền, không phải sự thật.
Bản báo cáo gần nhất của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN nói nợ xấu của ngân hàng thương mại khoảng 4.7% nhưng theo Moody, thì phải khoảng 15% tức gấp ba con số do nhà cầm quyền trung ương nêu ra.
Một số khá lớn trong cái núi nợ xấu đó là tiền các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh vay đầu tư vào thị trường chứng khoán hay thị trường địa ốc. Khi thị trường tuột dốc, các nhà đầu tư (mượn đầu heo nấu cháo) không có tiền trả nợ dù là tiền lời, kéo theo các ngân hàng chìm dưới hàng chục ngàn căn biệt thự, chung cư cao cấp xây dựng dở dang rồi bỏ cho rêu bám, cỏ mọc.
Theo Moody, khả năng sinh lợi hiện nay của hệ thống ngân hàng thương mại vẫn rất ỳ ạch vì không kích thích nổi tiêu thụ. Một số bài báo viết về tình hình tài chính ở trong nước cho thấy các ngân hàng ôm những số tiền khá lớn nhưng không mấy ai muốn vay hoặc những người muốn vay thì lại vướng các điều kiện không vượt qua được.
Vì ít người vay, hệ quả là lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút nên không đủ để bù cho các chi phí điều hành cũng như phải trả tiền lời cho lượng tiền khách ký thác tiết kiệm sinh lợi. Nó là cái vòng luẩn quẩn của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam mà cũng vì vậy, họ khó cải thiện được thanh khoản nội tại.
Theo nhận xét của Moody, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN biết là hệ thống ngân hàng cần cải thiện tiêu chuẩn kế toán và sự minh bạch, nhưng người ta mới chỉ thấy nói mà không thấy thực hiện. Tương tự như vậy, nhà nước đã cho thành lập Công Ty Quản Lý Tài sản Việt Nam (VAMC) nhằm giải quyết nợ xấu của ngân hàng, thì lại không trực tiếp giải quyết tình trạng thiếu vốn của chúng.
Nhà cầm quyền trung ương từng bàn thảo chuyện lôi cuốn giới đầu tư ngoại quốc đưa tiền vào đầu tư trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, tuy nhiên, chỉ có tác dụng nhỏ bé vì nhà cầm quyền vẫn muốn giới hạn tỉ lệ góp vốn đầu tư của họ.
Các làng dâu Đà Lạt có nguy cơ bị xóa sổ
Theo thông báo này, trái dâu Trung Quốc tràn ngập thị trường Ðà Lạt từ trước năm 2012 chứa một dư lượng thuốc trừ sâu chiếm tới 12%. Vì không phân biệt được dâu Ðà Lạt và dâu Trung Quốc, người ta cứ đinh ninh dâu Ðà Lạt nay không còn là trái cây an toàn đối với sức khỏe của người dân Việt.
Một số nông dân Ðà Lạt trước đó tố cáo các cơ quan thẩm quyền đã bỏ lơ để dâu Trung Quốc tràn ngập thị trường thành phố này. Người dân lập tức tẩy chay vì thấy trái dâu bị thối, dập, khiến giá dâu sụt giảm mạnh ở các chợ. Hàng trăm hecta dâu tại Ðà Lạt bị đào bỏ, để trồng rau.
Thông báo của Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Lâm Ðồng còn nhắc du khách và giới tiêu thụ không mua loại dâu đẹp, to trái, cứng, mịn và có màu đỏ sậm trông rất bắt mắt. Ðây là trái dâu Trung Quốc được tưới tẩm hóa chất độc hại nên giữ được màu sắc, bóng láng. Không có cách nào thanh lọc thị trường rau quả hỗn loạn hiện nay tại thành phố hoa, Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Lâm Ðồng chỉ còn cách kêu gọi người dân cố gắng phân biệt dâu Trung Quốc và dâu Ðà Lạt để tránh bị tổn hại.
Leave a Comment