Cô Nani Jansen: “….Điều quan trọng phải ghi nhớ là Việt Nam mới được bầu vào Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốcv và thành viên của Ủy Ban có bổn phận phải đạt tiêu chuẩn cao về nhân quyền. Việc giam giữ một người trong khi một ủy ban khác của cùng một tổ chức quốc tế, nói rõ hơn là Liên Hiệp Quốc, lại kết luận rằng việc làm đó vi phạm những nghĩa vụ của Việt Nam đối với những hiệp ước quốc tế về nhân quyền, tất nhiên là một hình ảnh rất, rất xấu…..
Chúng tôi là Trúc Linh của đài phát thanh Chân Trời Mới (CTM) và hôm nay chúng tôi được hân hạnh nói chuyện với cô Nani Jansen, cố vấn pháp luật cao cấp của tổ chức Media Legal Defense Initiatives (viết tắt là MLDI, tạm dịch là tổ chức Sáng kiến bảo vệ pháp lý truyền thông), là tổ chức đã thay mặt cho những tổ chức phi chính phủ như Front Line Defenders, Phóng Viên Không Biên Giới, Index on Censorship và nhiều tổ chức khác, đệ nạp kiến nghị lên Ủy Ban Điều Tra Về Giam Giữ Tùy Tiện Liên Hiệp Quốc (UNWGAD).
Xin cám ơn Nani đến với chúng tôi ngày hôm nay.
Tôi rất vui có. Cám ơn.
Để bắt đầu, tôi xin trình bày sơ lược với thính giả CTM về vấn đề. Tôi biết rằng bản Kiến Nghị của tổ chức Sáng kiến bảo vệ pháp lý truyền thông đã yêu cầu Ủy Ban Điều Tra Về Giam Giữ Tùy Tiện Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) phán quyết việc bắt giam luật sư Lê Quốc Quân là tùy tiện. Tại sao lại có thể như vậy trong khi toà án của cộng sản VN buộc tội ông là “trốn thuế” ?
Như thế này, bản kiến nghị chúng tôi gởi Ủy Ban Điều Tra Về Giam Giữ Tùy Tiện Liên Hiệp Quốc (UNWGAD) căn bản là để trình bày sơ lược tiểu sử của luật sư Quân, giải thích về quá trình làm việc của ông trong tư cách một luật sư về nhân quyền, một nhà bảo vệ nhân quyền, cũng như là một blogger rất thẳng thắn, đã phê phán những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi cũng giải thích với UNWGAD rằng tại Việt Nam, việc một người bị buộc những tội khác hơn là những tội mà nhà cầm quyền quan tâm về người đó, là một việc thông thường. Ân Xá Quốc Tế cũng đã nói rằng những cáo buộc đối với luật sư Quân là ngụy tạo. và làm sao để nó phù hợp với với những hoạt động của ông như là một nhà bảo vệ nhân quyền và một blogger.
Tôi hiểu, như nậy là những hành động của ông – cũng như hành động, hoặc cáo buộc đối với những người khác – đều có tầm quan trọng trong trường hợp này.
Đúng vậy, hiểu theo nghĩa là nó trưng ra một mô hình tại Việt Nam để buộc tội những người bất đồng chính kiến.
Nhưng có đến hàng trăm tù nhân lương tâm tại Việt Nam, tại sao lại chú trọng đến trường hợp Lê Quốc Quân?
Thành thật mà nói, đây không phải là trường hợp duy nhất mà chúng tôi đang làm việc. Luật sư Quân có quan hệ rất tốt với những tổ chức nhân quyền, có nghĩa là trường hợp của ông được họ theo dõi kỹ hơn. Nhưng tất cả những tổ chức đã ký tên vào bản Kiến Nghị gởi UNWGAD đều hiểu rằng họ không được quên tất cả những trường hợp khác đối với những nhà bất đồng chính kiến.
Như vậy đối với phán quyết của UNWGAD rằng Lê Quốc Quân đã là mục tiêu chỉ vì những hoạt động của ông như là một blogger và một nhà hoạt động nhân quyền và kêu gọi trả tự do ngay lập tức hoặc việc kết án ông phải được tái xét bởi một tòa án công bằng, phản ứng của chính phủ Việt Nam ra sao, trước và sau phán quyết?
Phương cách tiến hành trước UNWGAD là để cho cả hai bên đều có tiếng nói. Sau khi chúng tôi đệ nạp kiến nghị thì chính phủ Việt Nam đã trả lời. Câu trả lời của họ căn bản là hoàn toàn phủ nhận những điều mà chúng tôi nêu ra, họ biện hộ cho những cáo buộc đối với ông Quân. Họ nói là họ có căn cứ để khởi tố ông về tội trốn thuế, điều mà chúng tôi đã không đồng ý. Đó là trao đổi duy nhất giữa chúng tôi và chính phủ Việt Nam và họ vẫn chưa trả lời một cách chính thức về phán quyết của UNWGAD.
Như vậy thì trong trường hợp này, phán quyết đó sẽ có tác động nào lên chính phủ Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, các chính trị gia trên thế giới, đặc biệt là việc Duyệt Xét Định Kỳ Toàn Bộ Về Việt Nam của Liên Hiệp Quốc (Universal Periodic Review UPR) sẽ được tiến hành chỉ trong vòng vài tuần lễ nữa , theo như tôi biết là ngày 28 tháng 1 năm 2014?
Điều quan trọng cầ phải ghi nhớ là phán quyết của UNWGAD không có tính cách ràng buộc. Tuy nhiên phán quyết của họ là một quan điểm rất có thẩm quyền. Việc họ kết kuận rằng việc truy tố và xử tù Lê Quốc Quân đã vi phạm quyền con người của ông ta, đáng lẽ ra phải được nhà nước Việt Nam bảo đảm, là một dấu hiệu rất quan trọng. Tôi có thể nói rằng, ngoài UPR, sẽ được tiến hành vào tuần tới, tôi tin tường rằng vấn đề này đã được khoanh dấu, và tôi được biết một cách chắc chắn là một số tổ chức đang lên kế hoạch đưa trường hợp ông Quân vào nghị trình của họ – điều quan trọng phải ghi nhớ là Việt Nam mới được bầu vào Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốcv và thành viên của Ủy Ban có bổn phận phải đạt tiêu chuẩn cao về nhân quyền. Việc giam giữ một người trong khi một ủy ban khác của cùng một tổ chức quốc tế, nói rõ hơn là Liên Hiệp Quốc, lại kết luận rằng việc làm đó vi phạm những nghĩa vụ của Việt Nam đối với những hiệp ước quốc tế về nhân quyền, tất nhiên là một hình ảnh rất, rất xấu. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể tin tưởng là chính phủ Việt Nam sẽ xem xét sửa chữa tình trạng trên một cách nghiêm túc và trả tự do cho Lê Quốc Quân.
Thế thì bước kế tiếp sẽ là gì nếu chính phủ Việt Nam cố tình làm ngơ trước phán quyết trên?
Chúng ta phải chờ xem. Ngoài ra còn có việc tái xét xử ông Quân trước tóa án. Ông ta đã chống án. Và chúng ta còn phải chờ xem ngày xử sẽ được quyết dịnh là ngày nào. Tôi mong rằng sẽ không quá xa. Trong khi đó, những bước kế tiếp vẫn là tiếp tục tạo áp lực lên Chính Phủ Việt Nam. Tất nhiên là không phải chỉ là vào những dịp như UPR. Tôi hy vọng rằng nhiều nước sẽ chất vấn Việt Nam về chính sách nhân quyền nói chung và cả về những trường hợp riêng lẻ như trường hợp Lê Quốc Quân. Và cũng cần phải công khai đặt vấn đề về tư cách thành viên của những nước trong Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã hiển nhiên không tôn trọng triệt để những nghĩa vụ về mặt nhân quyền của họ. Ngoài ra, như cô biết, những chính phủ có quan hệ với Việt Nam trên những lãnh vực khác nhau, gồm cả lãnh vực kinh tế, cũng cần phải đặt vấn đề về kỷ lục của Việt Nam trên phương diện nhân quyền.
Thế còn có những điều gì khác mà thính giả của chúng tôi cần phải quan tâm về trường hợp này hoạc về bản kiến nghị đã được đệ nạp?
Về bản kiến nghị, tôi có thể nói rằng điều rất quan trọng là kết quả phải được phổ biến rộng rãi trong công chúng để mọi người biết rằng UNWGAD đã phát biểu một các rất, rất minh bạch là việc giam giữ ông Lê Quốc Quân là vi phạm những nghĩa vụ của Việt Nam dựa trên Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị. Lý do tôi nói như vậy là vì người dân nên biết rằng họ phải đặt vấn đề với chính phủ Việt Nam về việc này và họ phải tiếp tục thúc đẩy Việt Nam phải cải thiện tình trạng trên. Còn một việc khác nên nhớ là việc kháng án sắp tới. Điểm quan trọng là ngày tái xử phải được quyết định, tất nhiên là đột ngột, vì đơn kháng án đã được nộp khá lâu và ông Lê Quốc Quân có quyền được ra trước tòa để chống lại phán quyết bất công đối với ông.
Tất nhiên là phải như vậy. Xin cám ơn cô Nani Jansen, cố vấn pháp luật cao cấp của tổ chức Media Legal Defense Initiatives, đã có mặt với chúng tôi ngày hôm nay qua làn sóng của đài phát thanh Chân Trời Mới.
Cám ơn đã mời tôi.
–Sáng kiến bảo vệ pháp lý truyền thông (The Media Legal Defence Initiative)
Mười hai tổ chức bảo vệ tự do ngôn luận và tự do thông tin kêu gọi thả luật sư Lê Quốc Quân sau khi Liên Hiệp Quốc có ý kiến.
Các bài liên quan
Xử luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù
Phản ứng về vụ xử LS Lê Quốc Quân
Biểu tình đòi thả luật sư Lê Quốc Quân
Chủ đề liên quan
Xã hội Việt Nam, Chính trị Việt Nam
Nhóm Công tác của Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Trái phép kết luận trong tháng 11 rằng việc giam giữ ông Quân là “tùy tiện” và trái với Hiến chương Nhân quyền cũng như Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Bấm Nhóm này cũng yêu cầu Việt Nam phải bồi thường cho ông Quân vì đã bắt giữ ông tùy tiện.
Ông Quân đã bị tòa án ở Hà Nội kết án Bấm 30 tháng tù giam về tội trốn thuế trong phiên xử hồi đầu tháng Mười.
Kết luận của Nhóm Công tác về Giam giữ Trái phép được đưa ra sau khi 12 tổ chức bảo vệ nhân quyền tố cáo với nhóm rằng Hà Nội bắt luật sư Quân vì những hoạt động vì tự do ngôn luận.
Đó là các tổ chức Media Legal Defence Initiative, Media Defence-Southeast Asia, Lawyers for Lawyers, Avocats Sans Frontières, Front Line Defenders, Access, English PEN, Reporters Without Borders, the Electronic Frontier Foundation, ARTICLE 19, Index on Censorship và Lawyers’ Rights Watch Canada.
Mười hai tổ chức này giờ kêu gọi Việt Nam tuân theo quyết định của Nhóm Công tác và “thả ông Lê Quốc Quân ngay lập tức”.
Tự do ngôn luận
“Chúng tôi tái khẳng định rằng việc bắt, giam giữ và điều tra ông Lê Quốc Quân được thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục mà luật pháp Vệt Nam quy định cũng như các tiêu chuẩn về nhân quyền quốc tế.”
Tuyên bố của Việt Nam
Tuyên bố của họ được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới Bấm đăng lại hôm 4/12.
Trên thực tế Nhóm Công tác về Giam giữ Trái phép đã công bố kết luận của họ vào đúng ngày Việt Nam Bấm trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 12/11/2013.
Kết luận được đưa ra hồi cuối tháng Tám sau khi Nhóm Công tác nhận được thỉnh nguyện thư của 12 tổ chức nhân quyền nói trên và phản hồi của Chính phủ Việt Nam trong đó có những đoạn:
“Liên quan tới việc trốn thuế, các điều tra cho thấy từ năm 2009-2011, ông Quân đã chỉ đạo nhân viên liên hệ và thu thập thông tin cá nhân cũng như liên quan tới công việc của các quan chức và chuyên gia kinh tế để tạo các hợp đồng khống về tư vấn và môi giới thương mại mà mục tiêu là chính thức hóa chi phí đầu vào “gia tăng” của công ty và sau đó kê khai chi phí này với cơ quan thuế nhằm tránh đóng thuế thu nhập.
Các tổ chức ra tuyên bố chung
Media Legal Defence Initiative
Media Defence-Southeast Asia
Lawyers for Lawyers
Avocats Sans Frontières
Front Line Defenders
Access
English PEN
Reporters Without Borders
The Electronic Frontier Foundation
ARTICLE 19
Index on Censorship
Lawyers’ Rights Watch Canada
“Số tiền trốn thuế mới lên tới 649 triệu đồng, cho thấy bằng chứng về việc vi phạm Khoản 3, Điều 161 của Bộ Luật Hình sự về Tội Trốn thuế.
“Ông Quân là một luật sư, với kiến thức và nghĩa vụ bảo vệ công lý và luật pháp, làm việc trong lĩnh vực đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp, nhưng việc ông dùng những xảo thuật lừa đảo tinh vi để lừa dối cơ quan thuế đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp và đạo đức kinh doanh.”
Hà Nội cũng khẳng định: “Chúng tôi tái khẳng định rằng việc bắt, giam giữ và điều tra ông Lê Quốc Quân được thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục mà luật pháp Vệt Nam quy định cũng như các tiêu chuẩn về nhân quyền quốc tế.”
Trong khi đó nhóm Media Legal Defence Initiative nói ông Quân “bị bắt và giam giữ vì thực hiện quyền tự do thể hiện ý kiến và ngôn luận, quyền tự do lập hội và quyền tham gia vào việc điều hành việc công”.
Leave a Comment